mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 103 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 1. TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI

1.
Một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam:

a. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học. tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn,...

b. Truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triền của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người. Giá trị các truyền thống là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. Biểu hiện cùa lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

a. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc được thể hiện thông qua thái độ, cảm xúc, lời nói, việc làm,... giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.

3. Những việc nên làm thể hiện lòng tự hào vể truyền thống dân tộc:

+ Tìm hiểu về các truyển thống và giá trị truyền thống dân tộc qua những cầu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học, hội hoạ, qua việc trò chuyện, lắng nghe ông bà, cha mẹ, các nghệ nhân, người làm nghễ truyền thống, các cựu chiến binh,...

+ Tham quan các bảo tàng nghệ thuật, lịch sử, các triển lãm văn hoá về truyền thống dân tộc.

+ Tham gia và hỗ trợ hoạt động quảng bá văn hoá, truyển thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

+ Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với độ tuổi như chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ tìm hiểu vê lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc.

+ Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng nhũng người lính, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

+ Tham gia, tìm hiểu và trân trọng các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” các ngày lễ kỉ niệm truyền thống của đất nước như ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Gia đình Việt Nam,...

4. Những việc làm không thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam:

+ Chề bai những giá trị truyển thống.

+ Thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép với các thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,...

+ Không chịu tìm hiểu về truyền thống dân tộc, các giá trị truyền thống dân tộc,...

5. Trách nhiệm của HS: Mỗi HS cần tìm hiểu để biết truyền thống vả các giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam. Từ đó tự hào vể truyền thống dân tộc và có những việc làm phù hợp để thể hiện lòng tự hào như: tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc, chia sẻ, lan toả những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, kính trọng và biết ơn những người có công, tham gia các hoạt động đển ơn, đáp nghĩa, tham gia các hoạt động văn hoá, tôn vinh lịch sử, văn hoá dần tộc,... Bên cạnh đó, HS cũng cần phê phán và phản đối những việc làm trái ngược, không phù hợp truyển thống dân tộc.

II. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG



Câu 1. An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?
- Em không đồng ý với ý kiến của An.

- Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

- Em sẽ :

+ Giới thiệu cho bạn biết về các truyền thống của dân tộc

+ Khuyên bạn phải biết tự hào, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

+ Lên án, phê phán, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc



Câu 2. Cho tình huống: Chị gái em là sinh viên đi du học ở nước ngoài, trong dịp về quê đón tết cổ truyền có dẫn theo một người bạn Nga tên là Natasa. Khi gia đình em bày biện mâm cỗ để cúng tổ tiên vào chiều 30 Tết, chị Natasa rất ngạc nhiên.
Em hãy giới thiệu để chị ấy hiểu về phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp...

- Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam...

- Thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ...

- Các gia đình bày biện mâm cỗ để cúng tổ tiên vào chiều 30 Tết là sự tiếp nối, kế thừa, phát triển những nét đẹp văn hoá của dân tộc, của các dòng họ.

- Giới thiệu được vài nét về một mâm cỗ ngày tết.

- Ở Việt Nam, tết cổ truyền là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, thể hiện tình cảm của mình với người thân, họ hàng...

- Tiếp thêm sức mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình...


1711628714450.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TAI LIEU BOI DUONG HSG GDCD8 CT MOI.doc
    599 KB · Lượt tải : 9
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top