- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 237 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT
1. Cấu Tạo Từ Tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: Từ do một tiếng tạo thành
Ví dụ: cây, đứng, đẹp, vui, bàn, ghế, xanh, đỏ.…
+ Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành .
Ví dụ: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…
Từ phức chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép
- Từ láy: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
Ví dụ: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom, mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.…
- Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, bàn ghế, quyển vở.
2. Nghĩa Của Từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Từ có 2 loại nghĩa: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
Ví dụ 1: Mũi (Danh từ)
(1). Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi (Nghĩa gốc )
(2). Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật: mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…(Nghĩa chuyển )
(3). Mỏm đất nhô ra biển: mũi Cà Mau (Nghĩa chuyển)
Ví dụ 2
+ Nghĩa gốc
Lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây
Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.
+ Nghĩa chuyển
Lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
- Giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: Trạng nguyên: học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụ
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
3. Phân Loại Từ Theo Nguồn Gốc
a. Từ thuần Việt
Khái niệm: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra (phần lớn là từ đơn, biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp)
Ví dụ: Bàn, ghế, xinh, đẹp, lúa, ngô, khoai, sắn, nhanh, chậm, cày, cuốc, mua, bán, vui, buồn, đàn bà, trẻ em, bàn đạp...
b. Từ mượn
- Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Phân loại: Từ mượn có 2 loại
+ Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.
Ví dụ: gia sư, thính giả...
+ Từ mượn tiếng Hán cũng chia làm 2 loại
. Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
. Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
+ Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp , Anh, Nga …
Pháp: cà phê, xi măng.
Nga: mác-xít
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT
1. Cấu Tạo Từ Tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: Từ do một tiếng tạo thành
Ví dụ: cây, đứng, đẹp, vui, bàn, ghế, xanh, đỏ.…
+ Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành .
Ví dụ: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…
Từ phức chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép
- Từ láy: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
Ví dụ: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom, mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.…
- Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, bàn ghế, quyển vở.
2. Nghĩa Của Từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Từ có 2 loại nghĩa: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
Ví dụ 1: Mũi (Danh từ)
(1). Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi (Nghĩa gốc )
(2). Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật: mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…(Nghĩa chuyển )
(3). Mỏm đất nhô ra biển: mũi Cà Mau (Nghĩa chuyển)
Ví dụ 2
+ Nghĩa gốc
Lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây
Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.
+ Nghĩa chuyển
Lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
- Giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: Trạng nguyên: học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụ
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
3. Phân Loại Từ Theo Nguồn Gốc
a. Từ thuần Việt
Khái niệm: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra (phần lớn là từ đơn, biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp)
Ví dụ: Bàn, ghế, xinh, đẹp, lúa, ngô, khoai, sắn, nhanh, chậm, cày, cuốc, mua, bán, vui, buồn, đàn bà, trẻ em, bàn đạp...
b. Từ mượn
- Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Phân loại: Từ mượn có 2 loại
+ Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.
Ví dụ: gia sư, thính giả...
+ Từ mượn tiếng Hán cũng chia làm 2 loại
. Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
. Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
+ Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp , Anh, Nga …
Pháp: cà phê, xi măng.
Nga: mác-xít
THẦY CÔ TẢI NHÉ!