Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,057
Điểm
113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 8 chương trình mới 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 416 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI 1: VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VN HIỆN ĐẠI

TÔI ĐI HỌC

Thanh Tịnh

I.Khái quát về văn học VN từ đầu thế kỉ XX- CMT8-1945

1. Về tình hình xã hội và văn hoá
:

a.Hoàn cảnh lịch sử và xã hội :

- Thực dân Pháp đặt xong được ách đô hộ vào Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa . Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến .

- Sự thay đổi lớn lao về chế độ xã hội ấy kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp , ý thức hệ văn hoá khá sâu sắc và nhanh chóng .

- Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp ,giữa nhân dân ta với (chủ yếu là nông dân ) với phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc và quyết liệt .

* văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 sẽ phát triển trong điều liện xã hội mới và tình hình văn hoá mới .

b.Tình hình văn hoá :

- Nền văn hoá phong kiến cổ truyền ( từng gán bó với văn hoá khu vực Đông Nam á , đặc biệt là gắn bó với văn hoá Trung Hoa , với nền Hán học ) bị nền van hoá tư sản hiện đại ( đặc biệt là văn hoá Pháp ) nhanh chóng lấn át. Chế đọ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ ( bỏ các kỳ thi hương ở Bắc kỳ nam 1915 ,ở trung kỳ năm 1918 ).

- Tầng lớp trí thức nho sĩ phong kiến là trụ cột của nền văn hoá dân tộc suốt thời trung đại nay đã hết thời không được coi trọng nữa . Tầng lớp trí thức Tây học thay thế tầng lớp nho sĩ cũ , trở thành đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .

- Đời sống văn học , phương tiện văn học có những thay đổi lớn : một tầng lớp công chúng mới có thị hiếu thẩm mỹ , có nhu cầu văn học mới xuất hiện . Một thế hệ nhà văn mới ra đời , có điệu sống mới , cảm xúc mới , vốn văn hoá nghệ thuật mới , khác nhiều so với văn sĩ , thi sĩ Nho gia ngày xưa .

2 .Tình hình văn học :

a. Quá trình phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

- Văn học chia ra làm ba chặng lớn :

+ Hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX .

+ Những năm 20 của thế kỷ XX .

+ Từ đầu những năm 30 đến cách mạng tháng Tám 1945 .

- Văn học gồm hai khu vực :

+ Văn học hợp pháp :tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của chính quyền thống trị đương thời ( thơ văn của Tản Đà ,của Hồ Biểu Chánh ..

+ Văn học bất hợp pháp :văn học yêu nước và cách mạng ( thơ văn Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh , Hồ Chí Minh …

-Văn học phát triển theo ba trào lưu chính :
+ Văn học yêu nước và cách mạng .

+Văn học viết theo cảm hứng hiện thực .

+Văn học viết theo cảm hứng lãng mạn

* Văn học thời kỳ này bắt đầu và hoàn thành qúa trình đổi mới văn học diễn ra ở mọi phương diện , mọi thể loại .

+ Nội dung : Đổi mới trên các mặt : tư tưởng ,tình cảm ,cảm xúc ,tâm hồn , cách cảm, cách nghĩ …của các nhà văn , nhà thơ trước cuộc đời , trước đất nước , trước con người và cả trước nghệ thuật . Ví dụ như khi nói về đất nước là nói đến nước là gắn với dân : “dân là sân nước , nước là nước dân ” , còn nòi về con người , bên cạnh con người xã hội , con người công dân còn phải nói đến con người tự nhiên , con người cá nhân .

+ Hình thức : đó là việc thay đổi về chữ viết ( chữ quốc ngữ ) , xuất hiẹn nhiều thể loại văn học mới , viết theo lối mới . Bên cạnh đó còn có sự đổi mới về ngôn ngữ : mang tính cá thể ,gắn với đời sống bình thường , có tính dân tộc đậm đà hơn .





Văn bản : Tôi đi học

1.Vài nét về tác giả - Tác phẩm

*Tác giả.


- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký....nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn

Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến

Ông để lại sự nghiệp đáng quý:

+ Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen.

+ Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh

* Tác phẩm:

- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tiu trường

2.Phân tích tác phẩm

a.Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường

*Trên đường tới trường:


- Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.

*Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường

- Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đây thấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về.... – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập ... oà khóc nức nở.

*Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên.

- Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình.

b. Hình ảnh người mẹ

- Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con....

3.Cách xây dựng truyện

Phương thức biểu đạt

Bố cục :

Đoạn 1: Từ đầu ...... rộn rã (Hồi tưởng kỷ niệm ngày đầu tiên tới trường)

Đoạn 2: Tiếp ......... ngọn núi(Kỷ niệm trên đường tới trường)

Đoạn 3: Tiếp ....... ngày nữa (Kỷ niệm trước sân trường)

Đoạn 4: Còn lại (Nhớ lại kỷ niệm trong buổi học đầu tiên)

4.Chất thơ trong truyện ngắn

Chất thơ được thể hiện trong cốt truyện: Dòng hồi tưởng, tâm trạng của nhân vật tôi ở những thời điểm khác nhau.

Chất thơ được thể hiện đậm đà qua những cảnh vật , tâm trạng, chi tiết dạt dào cảm xúc.

Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm .

Chất thơ còn thể hiện ở những hình ảnh so sánh tươi mới giàu cảm xúc...

.Bài tập:



Đề 1:
Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện “Tôi đi học” (Nâng cao ngữ văn trang 10)Để hiểu vì sao Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ, chúng ta cần hiểu chất thơ là gì?

Chất thơ là tính chất trữ tình – tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.



chất thơ trong Tôi đi học được biểu hiện một cách rõ nét, đậm đà qua cốt truyện, cảnh vật, tâm trạng, tình tiết,… vô cùng dào dạt và tràn đầy cảm xúc.

+ Trước hết, chất thơ được thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc ngọt ngào, man mác buồn nhưng cũng tưng bừng khi lần đầu tiên được cắp sách tới trường: “Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường… Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Những câu văn trong sáng, gợi cảm và giầu chất thơ kiểu như thế này đã để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều câu văn, nhiều đoạn văn đẹp và tha thiết trong các trang viết của ông. Thanh Tịnh thuộc loại nhà văn viết không nhiều. Tác phẩm của ông không gây ra những choáng váng, đột ngột mà nhẹ nhàng thấm sâu. Chừng nào con người còn yêu thương cảm xúc, còn nặng lòng gắn bó với quê hương, đồng loại thì còn tìm thấy trong những trang viết của Thanh Tịnh mối dây đồng cảm và niềm an ủi. Con người trong

tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng, cha con, con người với quê hương… tất cả đều được ngòi bút của ông trình bày một cách nhẹ nhàng, thanh thoát và đằm thắm.

Đề 2: Cảm nghĩ về truyện ngắn “Tôi đi học”

A. Mở bài: + Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học + Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây



B. Thân bài: 1) tổng + Giới thiệu sơ lược nội dung truyện + Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .



2)Phân tich

a) ko gian con đường đến trường đc cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chua đi hoc ) . Cảm giác thick thú hôm nay tôi đi học . Chất thơ trư tình lan toa mạch văn

b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi" : đi học là tiếp xúc với 1 thề giới lạ , khác hẳn với đi chơi thả diều

c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa dến truềong : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn hoc sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp

d) hình ảnh ông đốc hiền tư và nhân hậu , nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ . Bởi thế khi nghe đến tên ko khỏi giật mình và lúng túng

e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tư nhiên , không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn be cùng trang lúa . Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộnh .

3) Hợp

+ những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người . giọng kể của nhà văn giúp ta dc sống cùng những ki niẹm

+ Chất thơ lan toa trong cach mieu ta , kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đăc sác lam nên chất thơ trong trẻo --> đây la lời nhận xét sau khi đã lam các phần o trên , cảm nhan theo các trình tự o tren roi phàn cuối nay là hợp - nghia là hợp các ý dã nêu trên )

C) Kết bài : Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân ) VD: mở bài : " Hang năm ,cư vào cuối thu ....những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi

Đề 3:Đề bài: Dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học​


1717310214421.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--TÀI LIỆU BD HSG VĂN 8.doc
    2.6 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,048
    Bài viết
    38,512
    Thành viên
    145,286
    Thành viên mới nhất
    Nhật Quân
    Top