- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9 CÓ LỜI GIẢI RẤT HAY
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9 CÓ LỜI GIẢI RẤT HAY. Đây là bộ Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9.
Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9 PDF
Giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9
Chuyên de bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 8
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9
Giáo AN bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 violet
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 10
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử THCS
Câu 1:Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Sau khi hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn, như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956 -1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965) đã đạt được những thành tựu chủ yếu:
+ Về kinh tế: Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
+ Về khoa học – kĩ thuật: trên đà phát triển mạnh mẽ với thành công:
Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
+ Về đối ngoại:
Nhà nước Xô viết chủ trương duy trì hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết?
- Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết:
Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh tế - xã hội Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm vào khủng hoảng.
Tháng 3 năm 1985, sau khi lên nắm chính quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô, Gooc – ba – chốp đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng ý nghĩa và bản chất của nó.
Do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc, đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
- Quá trình khủng hoảng và tan ra của Liên bang Xô Viết:
Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang như tê liệt. (0,75đ)
Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ký Hiệp định về giải tán Liên bang thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). (0,75đ)
Tối ngày 25/12/1991, Gooc – ba – chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem – li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ XHCN của Liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại. (0,75đ)
Câu 3:Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 đến 1991 diễn ra như thế nào và hậu quả của nó?
- Đầu năm1985 Goóc -ba-chốp lên cầm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, đã tiến hành công cuộc cải tổ.
Cuộc cải tổ được tiến hành trên các mặt chính trị như: Thực hiện chế độ bầu tổng thống, đa nguyên về chính trị, thực hiện dân chủ và công khai về kinh tế.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng.
Ngày 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng, nhà nước Xô Viết đã tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc -ba-chốp nhưng bị thất bại.
* Hậu quả:
Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà tuyên bố dộc lập.
Một làn sóng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội dấy lên trong nước.
Ngày 21/12/1991 liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết bị giải tán và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
25/12/1991 Tổng thống Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa tan vỡ.
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
Mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng thiếu khoa học, có nhiều khuyết tật và sai sót như thực hiện chế độ bầu tổng thống, nặng bao cấp, đa nguyên về chính trị.
Chậm sửa đổi trước những tình hình biến động lớn của thế giới.
Những sai lầm về sự tha hoá biến chất của một số nhà lãnh đạo như cửa quyền, hách dịch, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nóng vội, gia đình trị...
Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.
Đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước lùi của chủ nghĩa xã hội.
II. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
Câu 1:Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Rút ra nhận xét chung về phong trào?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa...
Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960
Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy như Việt Nam 2/9/1945, Lào 10/1945, Campuchia 11/1953, Inđônêxia 8/1945.
Phong trào ở Bắc Á (Trung Quốc)..., Nam Á (Ấn Độ)...
Ở châu Phi: Ai Cập (1952), An giê ri (1954-1962).
Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi năm 1959
Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị sụp đổ.
Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng- gô-la,....
Từ đầu những năm 70 XX nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này...
Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Đến cuối những năm 1970 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai) tập trung ở miền nam châu Phi...
Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a (1980), Tây Nam Phi (1990)...
Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Như vậy: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Nhận xét chung:
Quy mô:...
Lực lượng lãnh đạo:....
Lực lượng tham gia:....
Hình thức và phương pháp đấu tranh:.....
Câu 2:Những nét cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong giai đoạn thứ nhất (1945 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỉ XX)? Lấy hai dẫn chứng cụ thể chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?
Nội dung cơ bản...
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy... giành chính quyền, tiêu biểu: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
Phong trào lan sang Nam Á, Bắc Phi... tiêu biểu là Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962).
Năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập.
Ngày 1/1/1959, cuộc Cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu Ba. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ...
Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Năm 1967 hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2, với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi. Đưa các dân tộc trở thành các quốc gia độc lập, góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Hai sự kiện cụ thể:
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam: làm cho quân Nhật ở Việt Nam và tay sai của chúng hoang mang, rệu rã, suy yếu đến cực độ, kết hợp với sự chuẩn bị 15 năm. Đảng ta đã chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi khai sinh nước Việt Nam DCCH ngày 2-9-1945.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh của các nước châu Phi chống thực dân đế quốc, noi gương Việt Nam năm 1960 có 17 nước châu Phi đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc, tuyên bố độc lập. Lịch sử gọi là "năm châu Phi".
A. Châu á:
Câu 1: Trình bày những nét nổi bật ở Châu Á từ sau năm 1945 dến nay?
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước Đế quốc thực dân....
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, cao trào giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang cả Châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập.
Nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á lại không ổn định đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước Đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á...
Sau chiến tranh lạnh, một số nước Châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man...
Cũng từ nhiều thập niên qua một số nước Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế tiêu biểu nhất là Nhật Bản, Thái Lan, Singgapo, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Là nước lớn thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc) sau khi giành độc lập Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn...
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: "Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á". Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
*Giới thiệu khái quát về Châu Á:
Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
*Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
Trung Quốc:
Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Một số nước khác:
Sin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành "con rồng ở châu Á".
Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á"...
Câu 3: Khái quát sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
- Sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật,... nội chiến kéo dài (1946-1949)... Quốc dân đảng thua...
Chiều 1-10-1949... Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời nước CHND Trung Hoa.
Ý nghĩa:
Với Trung Quốc: kết thúc ách nô dịch... của ĐQ, PK... bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
Với thế giới: tăng lực lượng cho phe XHCN và hệ thống XHCN nối liền từ châu Âu sang châu Á. Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là ĐNA.
Câu 4: So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì 1949 - 1959, 1959 - 1978, 1978 – đến nay?
- So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì
B. Đông Nam Á
Câu 1:Hiện nay ĐNA có bao nhiêu nước,Kể tên các nước Đông Nam Á mà em biết?
Đông Nam Á: 11 nước.
Kể đủ tên:
Việt Nam.
Lào.
Campu chia.
In đô nê xi a.
Mi an ma.
Phi líp pin.
Thái Lan.
Sin ga po
Đông ti mo.
Brunây.
Ma lai xi a.
Câu 2:Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập...
Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triền kinh tế văn hóa và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX nề kinh tế nhiều nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Châu Á, Ma laixia, Thái Lan...
Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện, sự tham gia của các nước trong một tôt chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình ổn định để cùng nhau phát triển.
Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
Câu 3:Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay?
* Hoàn cảnh ra đời
Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu của ASENAN
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả......
* Mối quan hệ giữa ASENAN và Việt Nam
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.
7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy.
Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như:
12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội.
Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN.
2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN .
4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà NộiAs3
Câu 4:Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước ASEAN? Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN năm nào? Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi và khó khăn gì?
a. Mục tiêu, nguyên tắc: (câu 3)
b. Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vào tháng 7-1995.
c. Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: thời cơ
Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi cùng hợp tác và phát triển.
Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực...
Việt Nam tiếp thu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước bạn và khai thác nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế...
- Khó khăn: thách thức
Sự cạnh tranh quết liệt của thị trường nếu Việt Nam không có cơ chế, chính sách tốt sẽ mất thị trường ngay trên sân nhà.
Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài...
Vấn đề gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý...
Câu5:Những nước nào gia nhập tổ chức ASEAN vào các mốc thời gian sau:
8/1967
Năm 1984
7/1995
9/1997
4/1999
Qua đó trình bày về sự phát triển của ASEAN?(Sự phát triển từ ASEAN 6 -> ASEAN 10)
8 /1967: In – đô – nê – xi – a, Malaixia, Philippin, Singapo và Thái Lan
1984: Brunây
7/1995: Việt Nam
9/1997: Lào, Mianma
4/1999: Campuchia
* Trình bày về sự phát triển:
1984: Brunay tham gia trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên thứ 7 - 9 – 1997.
Như thế, ASEAN đã trở thành 10 nước thành viên. Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992: ASEAN biến ĐNA thành 1 khu vực mậu dịch tự do trong 10 – 15 năm.
1994: ASEAN lập diễn đàn khu vực.
Câu 6:Vì sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ,Asean đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4/1999 cả 10 nước ĐNA đều là thành viên của Asean. Trên cơ sở đó Asean đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Quyết định biến ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác và phát triển của ĐNA.
Câu 7:Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay là gì? Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ X "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"? Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
*Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay: Hầu hết các nước đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các dân tộc Đông Nam Á đã và đang gắn bó với nhau hơn trong công cuộc hợp tác, phát triển vì hòa bình, ổn định của khu vực.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"(Sự phát triển từ ASEAN 6 -> ASEAN 10)
* Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: (Thuận lợi, khó khăn – câu 4)
Câu 8:Hiện nay Đông Nam Á gồm những Quốc gia nào? Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN(1967) về những nội dung sau: Tên nước, tên thủ đô, trước năm 1945 là thuộc địa của những nước đế quốc nào?
* Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.
* Bảng thống kê những nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN (1967)
Đóng góp quan trọng đầu tiên của VN là góp phần tích cực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Mianma, Campuchia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 nước Đông Nam Á (ĐNA); tổ chứ thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất như trong khủng hoảng tài chính 2008.
Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển,.v.v… VN cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế đảm bảo an ninh khu vực.
VN đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán thúc đẩy hợp tác và tự do hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa các nước trong khu vực và đối với các đối tác bên ngoài khu vực như thực hiện AFTA, Hành lang Đông Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.
Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, VN đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối ngoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
XEM THÊM:
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9 CÓ LỜI GIẢI RẤT HAY. Đây là bộ Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9.
Tìm kiếm có liên quan
Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9 PDF
Giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9
Chuyên de bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 8
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9
Giáo AN bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 violet
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 10
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử THCS
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
I. Liên Xô và các nước Đông ÂuCâu 1:Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Sau khi hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn, như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956 -1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965) đã đạt được những thành tựu chủ yếu:
+ Về kinh tế: Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
+ Về khoa học – kĩ thuật: trên đà phát triển mạnh mẽ với thành công:
Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
+ Về đối ngoại:
Nhà nước Xô viết chủ trương duy trì hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết?
- Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết:
Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh tế - xã hội Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm vào khủng hoảng.
Tháng 3 năm 1985, sau khi lên nắm chính quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô, Gooc – ba – chốp đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng ý nghĩa và bản chất của nó.
Do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc, đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
- Quá trình khủng hoảng và tan ra của Liên bang Xô Viết:
Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang như tê liệt. (0,75đ)
Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ký Hiệp định về giải tán Liên bang thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). (0,75đ)
Tối ngày 25/12/1991, Gooc – ba – chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem – li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ XHCN của Liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại. (0,75đ)
Câu 3:Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 đến 1991 diễn ra như thế nào và hậu quả của nó?
- Đầu năm1985 Goóc -ba-chốp lên cầm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, đã tiến hành công cuộc cải tổ.
Cuộc cải tổ được tiến hành trên các mặt chính trị như: Thực hiện chế độ bầu tổng thống, đa nguyên về chính trị, thực hiện dân chủ và công khai về kinh tế.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng.
Ngày 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng, nhà nước Xô Viết đã tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc -ba-chốp nhưng bị thất bại.
* Hậu quả:
Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà tuyên bố dộc lập.
Một làn sóng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội dấy lên trong nước.
Ngày 21/12/1991 liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết bị giải tán và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
25/12/1991 Tổng thống Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa tan vỡ.
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
Mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng thiếu khoa học, có nhiều khuyết tật và sai sót như thực hiện chế độ bầu tổng thống, nặng bao cấp, đa nguyên về chính trị.
Chậm sửa đổi trước những tình hình biến động lớn của thế giới.
Những sai lầm về sự tha hoá biến chất của một số nhà lãnh đạo như cửa quyền, hách dịch, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nóng vội, gia đình trị...
Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.
Đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước lùi của chủ nghĩa xã hội.
II. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
Câu 1:Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Rút ra nhận xét chung về phong trào?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa...
Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960
Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy như Việt Nam 2/9/1945, Lào 10/1945, Campuchia 11/1953, Inđônêxia 8/1945.
Phong trào ở Bắc Á (Trung Quốc)..., Nam Á (Ấn Độ)...
Ở châu Phi: Ai Cập (1952), An giê ri (1954-1962).
Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi năm 1959
Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị sụp đổ.
Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng- gô-la,....
Từ đầu những năm 70 XX nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này...
Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Đến cuối những năm 1970 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai) tập trung ở miền nam châu Phi...
Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a (1980), Tây Nam Phi (1990)...
Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Như vậy: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Nhận xét chung:
Quy mô:...
Lực lượng lãnh đạo:....
Lực lượng tham gia:....
Hình thức và phương pháp đấu tranh:.....
Câu 2:Những nét cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong giai đoạn thứ nhất (1945 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỉ XX)? Lấy hai dẫn chứng cụ thể chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?
Nội dung cơ bản...
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy... giành chính quyền, tiêu biểu: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
Phong trào lan sang Nam Á, Bắc Phi... tiêu biểu là Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962).
Năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập.
Ngày 1/1/1959, cuộc Cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu Ba. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ...
Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Năm 1967 hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2, với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi. Đưa các dân tộc trở thành các quốc gia độc lập, góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Hai sự kiện cụ thể:
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam: làm cho quân Nhật ở Việt Nam và tay sai của chúng hoang mang, rệu rã, suy yếu đến cực độ, kết hợp với sự chuẩn bị 15 năm. Đảng ta đã chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi khai sinh nước Việt Nam DCCH ngày 2-9-1945.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh của các nước châu Phi chống thực dân đế quốc, noi gương Việt Nam năm 1960 có 17 nước châu Phi đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc, tuyên bố độc lập. Lịch sử gọi là "năm châu Phi".
A. Châu á:
Câu 1: Trình bày những nét nổi bật ở Châu Á từ sau năm 1945 dến nay?
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước Đế quốc thực dân....
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, cao trào giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang cả Châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập.
Nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á lại không ổn định đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước Đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á...
Sau chiến tranh lạnh, một số nước Châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man...
Cũng từ nhiều thập niên qua một số nước Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế tiêu biểu nhất là Nhật Bản, Thái Lan, Singgapo, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Là nước lớn thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc) sau khi giành độc lập Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn...
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: "Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á". Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
*Giới thiệu khái quát về Châu Á:
Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
*Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
Trung Quốc:
Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Một số nước khác:
Sin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành "con rồng ở châu Á".
Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á"...
Câu 3: Khái quát sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
- Sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật,... nội chiến kéo dài (1946-1949)... Quốc dân đảng thua...
Chiều 1-10-1949... Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời nước CHND Trung Hoa.
Ý nghĩa:
Với Trung Quốc: kết thúc ách nô dịch... của ĐQ, PK... bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
Với thế giới: tăng lực lượng cho phe XHCN và hệ thống XHCN nối liền từ châu Âu sang châu Á. Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là ĐNA.
Câu 4: So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì 1949 - 1959, 1959 - 1978, 1978 – đến nay?
- So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì
1949 - 1959 | Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ đó địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế (giúp đỡ nhân dân Triều Tiên, Việt Nam.....) |
1959 - 1978 | Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại bất lợi cho cách mạng và nhân dân Trung Quốc: Chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Gây căng thẳng với các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Ấn Độ. Trong đó năm 1962 gây chiến tranh với Ấn Độ. |
1978 - nay | Trung Quốc đề ra nhiều chính sách đối ngoại tiến bộ, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam... mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1990) và Ma Cao (12 /1999). Trung Quốc thu được nhiều kết quả, củng cố địa vị trên trường quốc tế. |
Câu 1:Hiện nay ĐNA có bao nhiêu nước,Kể tên các nước Đông Nam Á mà em biết?
Đông Nam Á: 11 nước.
Kể đủ tên:
Việt Nam.
Lào.
Campu chia.
In đô nê xi a.
Mi an ma.
Phi líp pin.
Thái Lan.
Sin ga po
Đông ti mo.
Brunây.
Ma lai xi a.
Câu 2:Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập...
Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triền kinh tế văn hóa và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX nề kinh tế nhiều nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Châu Á, Ma laixia, Thái Lan...
Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện, sự tham gia của các nước trong một tôt chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình ổn định để cùng nhau phát triển.
Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
Câu 3:Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay?
* Hoàn cảnh ra đời
Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu của ASENAN
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả......
* Mối quan hệ giữa ASENAN và Việt Nam
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.
7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy.
Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như:
12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội.
Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN.
2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN .
4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà NộiAs3
Câu 4:Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước ASEAN? Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN năm nào? Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi và khó khăn gì?
a. Mục tiêu, nguyên tắc: (câu 3)
b. Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vào tháng 7-1995.
c. Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: thời cơ
Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi cùng hợp tác và phát triển.
Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực...
Việt Nam tiếp thu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước bạn và khai thác nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế...
- Khó khăn: thách thức
Sự cạnh tranh quết liệt của thị trường nếu Việt Nam không có cơ chế, chính sách tốt sẽ mất thị trường ngay trên sân nhà.
Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài...
Vấn đề gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý...
Câu5:Những nước nào gia nhập tổ chức ASEAN vào các mốc thời gian sau:
8/1967
Năm 1984
7/1995
9/1997
4/1999
Qua đó trình bày về sự phát triển của ASEAN?(Sự phát triển từ ASEAN 6 -> ASEAN 10)
8 /1967: In – đô – nê – xi – a, Malaixia, Philippin, Singapo và Thái Lan
1984: Brunây
7/1995: Việt Nam
9/1997: Lào, Mianma
4/1999: Campuchia
* Trình bày về sự phát triển:
1984: Brunay tham gia trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên thứ 7 - 9 – 1997.
Như thế, ASEAN đã trở thành 10 nước thành viên. Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992: ASEAN biến ĐNA thành 1 khu vực mậu dịch tự do trong 10 – 15 năm.
1994: ASEAN lập diễn đàn khu vực.
Câu 6:Vì sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ,Asean đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4/1999 cả 10 nước ĐNA đều là thành viên của Asean. Trên cơ sở đó Asean đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Quyết định biến ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác và phát triển của ĐNA.
Câu 7:Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay là gì? Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ X "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"? Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
*Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay: Hầu hết các nước đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các dân tộc Đông Nam Á đã và đang gắn bó với nhau hơn trong công cuộc hợp tác, phát triển vì hòa bình, ổn định của khu vực.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"(Sự phát triển từ ASEAN 6 -> ASEAN 10)
* Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: (Thuận lợi, khó khăn – câu 4)
Câu 8:Hiện nay Đông Nam Á gồm những Quốc gia nào? Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN(1967) về những nội dung sau: Tên nước, tên thủ đô, trước năm 1945 là thuộc địa của những nước đế quốc nào?
* Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.
* Bảng thống kê những nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN (1967)
Số TT | Tên nước | Là thuộc địa của thực dân | Thủ đô |
1 | Thái Lan | Không trở thành thuộc địa | Băng Cốc |
2 | Ma-lai-xi-a | Anh | Cua-la Lăm-pơ |
3 | In-đô-nê-xi-a | Hà Lan | Gia-các-ta |
4 | Xin-ga-po | Anh | Xin-ga-po |
5 | Phi-líp-pin | TBN rồi Mĩ | Ma-ni-la |
Câu 9 . Đóng góp của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN?
Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7 năm 1995, Việt Nam (VN) đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.Đóng góp quan trọng đầu tiên của VN là góp phần tích cực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Mianma, Campuchia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 nước Đông Nam Á (ĐNA); tổ chứ thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất như trong khủng hoảng tài chính 2008.
Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển,.v.v… VN cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế đảm bảo an ninh khu vực.
VN đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán thúc đẩy hợp tác và tự do hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa các nước trong khu vực và đối với các đối tác bên ngoài khu vực như thực hiện AFTA, Hành lang Đông Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.
Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, VN đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối ngoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
XEM THÊM:
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 HK2
- Giáo Án Lịch Sử 9 Theo Công Văn 5512
- Đề thi hsg lịch sử 9
- Đề cương ôn thi HSG lịch sử 9
- Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9
- Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 học kì 2
- Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 học kì 1
- ÔN TẬP GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Lịch sử Lớp 9
- GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 9 CV5512
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 9
- GIÁO ÁN BÀI GIẢNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 HK2
- Đề thi giữa kì 2 môn lịch sử lớp 9
- Đề Thi Giữa Kì 2 Sử 9
- Đề cương ôn thi học sinh giỏi lịch sử 9
- Đề kiểm tra giữa kì 2 sử 9 có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 lịch sử 9 có đáp án
- Đề kiểm tra giữa kì 2 sử 9 trắc nghiệm
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 9
- Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 9