- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Tài Liệu Bồi Dưỡng HSG Địa Lí 9 Năm 2021 - 2022 Có Lời Giải
Tài liệu bồi dưỡng HSG Địa lí 9 năm 2021-2022 có lời giải được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 70 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
I. Đặc điểm dân số Việt Nam.
a. Số dân.
- Việt Nam là một quốc gia đông dân.
Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới.
Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người.
Gia tăng dân số.
- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do:
+ Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.
- Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999).
* Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh.
1. Tích cực:
+ Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Tiêu cực.
* Gây sức ép lên vấn đề kinh tế
+ Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng
+ Tốc độ phát triển kinh tế chậm.
+ Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít.
* Gây sức ép lên vấn đề xã hội.
+ Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng. Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp.
Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã hội theo đó tăng lên.
Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng.
* Gây sức ép lên vấn đề môi trường.
+ Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên cạn kiệt
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch bệnh….
= > Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
Tài liệu bồi dưỡng HSG Địa lí 9 năm 2021-2022 có lời giải được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 70 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
I. Đặc điểm dân số Việt Nam.
a. Số dân.
- Việt Nam là một quốc gia đông dân.
Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới.
Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người.
Gia tăng dân số.
- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do:
+ Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.
- Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999).
* Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh.
1. Tích cực:
+ Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Tiêu cực.
* Gây sức ép lên vấn đề kinh tế
+ Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng
+ Tốc độ phát triển kinh tế chậm.
+ Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít.
* Gây sức ép lên vấn đề xã hội.
+ Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng. Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp.
Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã hội theo đó tăng lên.
Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng.
* Gây sức ép lên vấn đề môi trường.
+ Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên cạn kiệt
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch bệnh….
= > Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường