- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG LỊCH SỬ LỚP 8; PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM - Ôn tập lịch sử việt nam lớp 8 được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chủ đề 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Em hãy phân tích nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
a. Nguyên nhân chủ quan: Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu TK XIX.
- Chính trị:
+ Dưới triều Nguyễn- vua Gia Long xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế chuyên quyền, độc đoán.
+ Thực hiện chính sách đối nội phản động, (đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân).
+ Thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng (thần phục nhà Thanh, đóng cửa đất nước, ban hành luật Gia Long … ).
- Kinh tế:
+ Xoá sạch những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, không phát triển kinh tế đất nước. Các ngành kinh tế: Nông nhiệp, TC nghiệp, Thương nghiệp … đều trì trệ, không có cơ hội phát triển.
+ Đời sống nhân dân cực khổ (Sưu thuế nặng, thiên tai, dịch bệnh …).
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng (nhân dân >< với Triều đình Nguyễn) => Phong trào đấu tranh của nhân dân. Từ đầu thời Gia Long đến đầu thời kì Pháp xâm lược có gần 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra
=> Nhà Nguyễn bị khủng hoảng toàn diện.
=> Trước nguy cơ xâm lược của TD Pháp, với chính sách thống trị chuyên chế, bảo thủ, không chấp nhận những cải cách nào của triều đình Nguyễn làm cho sức dân, sức nước hao mòn, nội bộ bị chia rẽ. Đó là thế bất lợi cho nước ta khi chiến tranh xâm lược nổ ra.
b. Nguyên nhân khách quan.
- Từ giữa TK XIX, CNTB phương tây phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
- Đông Nam á và Việt Nam là nơi đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú đã trở thành mục tiêu cho các nước tư bản phương tây nhòm ngó.
- TD Pháp có âm mưu xâm lược Việt Nam từ rất lâu – thông qua hoạt động truyền giáo để do thám, dọn đường cho cuộc xâm lược.
- Đầu TK XIX, các hoạt động này được xúc tiến gráo riết hơn (nhất là khi CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ). Âm mưu xâm lược nước ta càng trở nên trắng trợn hơn. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô (vì nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, giết đạo, đóng cửa ải)
=> Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
2. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 – 1884. Thái độ của triều đình; các phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Nhận xét.
* Âm mưu: Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”: Chiếm Đà Nẵng -> ra Huế -> buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
* Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 – 1873. Thái độ của triều đình; các phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Nhận xét.
Quá trình xâm lược Pháp | Thái độ của triều đình | Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta |
1858–1862: triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động – phòng ngự. | 1858 – 1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng lên chống Pháp xâm lược | |
- 31.8.1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. | ||
- 1.9.1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta, sau 5 tháng xâm lược chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). | triều đình đã cử 2000 quân cùng Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận kéo đến Đà Nẵng. Cùng với nhân dân quân triều đình đắp thành luỹ, thực hiện “Vườn không nhà trống”, bao vây, tiêu hao dần lực lượng sinh lực địch suốt trong 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. | - 1858 trước sự xâm lược của TD Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh và quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp thành luỹ, bao vây địch, thực hiện “vườn không nhà trống”, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. ở Miền Bắc có đội quân học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị đứng đầu xin vào Nam chiến đấu. |
2.1859: Chúng tập trung đánh Gia Định chúng gặp nhiều khó khăn – phải rút bớt quân để chi viện cho các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc (số còn lại chưa đến 1000 quân dàn mỏng trên chiến tuyến dài trên 10 km) | Quân triều đình chống cự yếu ớt, không tổ chức tiêu diệt mà rút về phòng ngự và xây dựng đại đồn Chí Hoà để ngăn chặn địch => Tr iều đình đã bỏ mất thời cơ quan trọng tao thời gian để Pháp tăng viện binh, tăng lực lượng. | Tại Gia Định: Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh, làm cho quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu ét-pê-răng ngày 10.12.1861 trên sông Vàm cỏ Đông. |
1862-1884:Nhà Nguyễn thủ để hoà, vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp, nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng. | 1862-1884: Nhân dân tự động kháng chiến chống Pháp và cả triều đình | |
1861: Pháp đánh rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hòa, sau đó chiếm: Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. | 5.6.1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi, cắt một phần lãnh thổ cho Pháp (3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà + đảo Côn Lôn). | Phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước lan rộng ra 3 tỉnh M.Đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ “Bình Tây đại Nguyên Soái”. -> Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như Tổng khởi nghĩa: Căn cứ chính ở Tân Hoà, Gò Công làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ. |
1867: Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sau đó Pháp xúc tiến công cuộc đánh chiếm ra Bắc Kì. | - Triều đình vơ vét nhân dân để ăn chơi, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. | Tại 3 tỉnh Miền Tây: nhân dân miền Nam chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như: KN vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị). TD Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất khuất. + Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. + Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. |
Nguyên nhân Pháp đánh Bắc Kỳ - Bước sang thế kỷ XIX Tư bản Pháp đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu về nguyên liệu và vật liệu ngày càng tăng vì vậy Pháp cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kỳ. - Mở rộng xâm lược Bắc Kỳ chúng làm bàn đạp tấn công sang trung Quốc. | ||
- 1873: Đánh BK lần 1. Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp bọn hải phỉ, Pháp cho tên lái súng Đuy-puy ra hà nội gây rối và khiêu khích triều đình huế. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy đem 200 quân kéo ra bắc -sáng ngày 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh Hà nội. | - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đa cố gắng cản giặc nhưng không nổi, đến trưa thành hà nội thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị thương và bị giặc bắt ông đã nhịn ăn mà chết. -nhà Nguyễn hoang mang hoảng sợ, không nhân cơ hội chiến thắng Cầu Giấy lần 1 của nhân dân mà còn ký tiếp hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1873): thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì -> với hiệp ước này, Việt Nam mất 1 phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao, thương mại… | - nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà). Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân M.Bắc. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái bình ( cha con ông Nguyễn mậu Kiến), Nam Định( căn cứ kháng chiến của Phạm văn Nghị). - 21.12.1873, Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ. |
1882: Đánh BK lần 2. - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 vẫn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp, Pháp cử Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên hà nội , ráo riết chuẩn bị đánh thành. - Ngày 25-4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao nộp thành - Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Miền Bắc lần 2 | -Quân ta chống cự quyết liệt nhưng đến trưa thì thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. -triều đình hoang mang, khiếp sợ sang cầu cứu Nhà Thanh -> Nhà Thanh câu kết với Pháp cùng nhau chia quyền lợi. | Cuộc chiến đấu giữ thành Hà Nội của tổng đốc Hoàng Diệu bị thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn kiên trì chiến đấu với nhiều hình thức: không bán lương thực, đốt kho súng của giặc, tự ta đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc. - Ở các địa phương nhân dân đắp đập, cắm kè trên sông làm hầm chông cạm bẫy chống Pháp. - Ngày 19/5/1883 Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích trận Cầu Giấy lần II và giết chết tướng Ri-vi-e, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân M.Bắc tiếp tục kháng chiến. |
- 1883 Nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua Tự Đức chết… Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp | -Không chớp cơ hội chiến thắng Cầu Giấy lần 2 mà tiếp tục thương lượng. - triều đình ký hiệp ước Hác-măng (25.8.1883)- thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì. | - Từ 1883-1884, triều đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn TD Pháp, ra lệnh bãi binh trên toàn quốc nhưng nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối lệnh bãi binh của triều đình, tiêu biểu là ở Sơn Tây. |
- 1884 Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1884) - Đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam. | Triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn TD Pháp, nhà nước PKVN đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ “thuộc địa nửa PK”. | |
=> Nhận xét: Như vậy sau gần 30 năm, TD Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. “Với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ Thuộc địa nửa PK -> kéo dài cho đến tháng 8.1945. | => Nhận xét: 1858 -1862: Bước đầu, khi pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động – phòng ngự, 1862-1884: Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ để hoà, vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp, nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng. Thái độ nhượng bộ của triều đình đẩy nhanh quá trình xâm lược nước ta của tư bản Pháp. | => Nhận xét: Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của triều đình Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều hình thức, cách đánh sáng tạo, thực hiện ở 2 giai đoạn: + Từ 1858-1862: Nhân dân cùng sát cánh với triều đình đánh giặc. + Từ 1862-1884: Sau điều ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn từng bước nhượng bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân 2 miền Nam-Bắc tự động kháng chiến mạnh mẽ, quyết liệt hơn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, làm cho chúng phải mất gần 30 năm mới bình định được Việt Nam. |
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp được thể hiện các sự kiện sau:
- Rạng sáng 1 – 9 – 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. |
- Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. |
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. |
- Ngày 15-3-1874, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. |
- Ngày 25-8-1883, triều đình Huế chấp nhận kí Hiệp ước Quý Mùi (Hác-măng), triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. |
- Ngày 6-6-1884, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. |
=> Quá trình đi từ các hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn nước ta, các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày một nghiêm trọng hơn. |
CÁC DẠNG CÂU HỎI:
Câu 1: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước thực dân Pháp?
Câu 2: Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam từ 1858-1873, hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”