- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng hsg sử 9 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải tài liệu bồi dưỡng hsg sử 9 về ở dưới.
Câu 1: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70? Nguyên nhân Liên xô đạt được những thành tựu đó? Ý nghĩa của thành tựu Liên Xô đạt được? Em có đánh giá gì về những thành tựu mà Liên Xô đạt được? Nêu chính sách đối ngoại của Liên Xô? Tác động đến các nước XHCN?
1. Thành tựu
a. Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945- 1950)
- Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề ( khoảng 27 triệu người chết, gần 2000 tp bị phá hủy)
- LX hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng, trước thời hạn 9 tháng.
- Năm 1950, sản lượng CN tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
2. LX xây dựng CNXH từ 1950 đến nửa đầu những năm 70
- Công nghiệp: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT
- Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .
- Khoa học – Kĩ thuật
+ 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Chính trị: ổn định.
- Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.
c. Nguyên nhân đạt được thành tựu
- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Liên Xô với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh.
- Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân Liên Xô.
- Liên Xô biết dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
- Liên Xô tranh thủ được những thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới.
d. Ý nghĩa
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của LX được đề cao.
- LX trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa.
e. Đánh giá:
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX đạt những thành tựu rực rỡ, gặt hái được những thành công vang dội làm cho ưu thế chính trị và địa vị của Liên Xô được đề cao, Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Nhờ kinh tế ổn định và phát triển, nhất là đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nên tạo cơ sở để ổn định về chính trị.
+ Mặc dù có những sai lầm nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kì này vẫn phát triển.
+ Liên Xô thực hiện chính sách đôi ngoại tiến bộ nên được nhiều nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa đồng tình ủng hộ.
f. Chính sách đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
* Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nước ta trong những năm 1954 – 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam ?
– Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
- Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) :
+ Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
+ Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
+ Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô…
- Giai đoạn 1975 – 1991
+ Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) :
+ Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)
+ Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
+ Hợp tác xuất khẩu lao động
+ Hàn gắn vết thương chiến tranh.
* Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta:
- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản.
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Tác động đến các nước XHCN:
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Liên Xô trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hòa bình, là chổ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2: Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thế hiện trong các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó.
Sự hợp tác được thế hiện trong hai tổ chức: Hội đổng tương trợ kinh tế (SEV) và Tô chức Hiệp ước Vacsava.
- Hội đổng tương trợ kinh tế(SEV):
+ Sự thành lập: Ngày 8 - 1 – 1949.
+ Hội đổng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hoà Cu Ba (1972), Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1978).
+ Mục tiêu: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức Hiệp ước Vacsava:
+ Sự thành lập: Ngày 14 - 5 - 1955, các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dâu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
+ Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thù về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu nhằm chống lại khối quân sự NATO của Mĩ và Tây Âu.
Câu 3: So sánh công cuộc cải cách mở cửa của Liên Xô (từ 1985) với công cuộc mở cửa ở Việt Nam (12-1986) về bối cảnh lịch sử, nội dung và kết quả. Qua đó trình bày suy nghĩ của em về công cuộc mở cửa của Việt Nam từ 1986 đến nay.
a. So sánh
- Về bối cảnh lịch sử:
Giống nhau: Được tiến hành trong điều kiện đất nước gặp khó khăn, khủng hoảng kéo dài cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển.
Khác nhau:
- Liên Xô tiến hành cải tổ đất nước trong điều kiện hoà bình, xây dựng phát triển trong thời gian dài. Liên Xô là nước công nghiệp
- Việt Nam được tiến hành cải tổ đất nước trong điều kiện đất nước chịu tác động lớn bởi hậu quả chiến tranh kéo dài, trên cơ sở là nước nông nghiệp lạc hậu, bị nhiều thế lực bao vây cấm vận.
- Về nội dung đường lối:
Giống nhau:
+ Đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hướng tới mục tiêu cao nhất, lâu dài thể hiện tính ưu việt đúng bản chất của CNXH
+ Đều chuyển từ mô hình nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường
Khác nhau:
+ Liên Xô cải tổ nóng vội, tiến hành đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện đa nguyên đa đảng.
+ Việt Nam: Tiến hành đổi mới kinh tế từng bước, vừa thực hiện đổi mới vừa bổ sung điều chỉnh đường lối đổi mới vừa giữ ổn định về chính trị, xã hội không thực hiện đa nguyên đa đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- Kết quả:
+ Liên Xô thất bại, dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN
+ Việt Nam thành công, kinh tế từng bước vượt qua khủng hoảng ổn định và phát triển.
b. Qua đó trình bày suy nghĩ của em về công cuộc mở cửa của Việt Nam từ 1986 đến nay.
Chứng tỏ con đường mở cửa của nước ta là đúng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và của thực tiễn.
- Làm cho nền kinh tế, xã hội nước ta vượt qua khủng hoảng, phát triển và vươn lên
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, chính trị xã hội ổn định và phát triển. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sức mạnh đoàn kết dân tộc được tăng cường … tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LIÊN XÔ, ĐÔNG ÂU
LIÊN XÔ, ĐÔNG ÂU
Câu 1: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70? Nguyên nhân Liên xô đạt được những thành tựu đó? Ý nghĩa của thành tựu Liên Xô đạt được? Em có đánh giá gì về những thành tựu mà Liên Xô đạt được? Nêu chính sách đối ngoại của Liên Xô? Tác động đến các nước XHCN?
1. Thành tựu
a. Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945- 1950)
- Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề ( khoảng 27 triệu người chết, gần 2000 tp bị phá hủy)
- LX hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng, trước thời hạn 9 tháng.
- Năm 1950, sản lượng CN tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
2. LX xây dựng CNXH từ 1950 đến nửa đầu những năm 70
- Công nghiệp: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT
- Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .
- Khoa học – Kĩ thuật
+ 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Chính trị: ổn định.
- Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.
c. Nguyên nhân đạt được thành tựu
- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Liên Xô với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh.
- Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân Liên Xô.
- Liên Xô biết dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
- Liên Xô tranh thủ được những thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới.
d. Ý nghĩa
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của LX được đề cao.
- LX trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa.
e. Đánh giá:
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX đạt những thành tựu rực rỡ, gặt hái được những thành công vang dội làm cho ưu thế chính trị và địa vị của Liên Xô được đề cao, Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Nhờ kinh tế ổn định và phát triển, nhất là đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nên tạo cơ sở để ổn định về chính trị.
+ Mặc dù có những sai lầm nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kì này vẫn phát triển.
+ Liên Xô thực hiện chính sách đôi ngoại tiến bộ nên được nhiều nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa đồng tình ủng hộ.
f. Chính sách đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
* Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nước ta trong những năm 1954 – 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam ?
– Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
- Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) :
+ Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
+ Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
+ Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô…
- Giai đoạn 1975 – 1991
+ Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) :
+ Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)
+ Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
+ Hợp tác xuất khẩu lao động
+ Hàn gắn vết thương chiến tranh.
* Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta:
- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản.
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Tác động đến các nước XHCN:
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Liên Xô trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hòa bình, là chổ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2: Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thế hiện trong các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó.
Sự hợp tác được thế hiện trong hai tổ chức: Hội đổng tương trợ kinh tế (SEV) và Tô chức Hiệp ước Vacsava.
- Hội đổng tương trợ kinh tế(SEV):
+ Sự thành lập: Ngày 8 - 1 – 1949.
+ Hội đổng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hoà Cu Ba (1972), Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1978).
+ Mục tiêu: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức Hiệp ước Vacsava:
+ Sự thành lập: Ngày 14 - 5 - 1955, các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dâu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
+ Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thù về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu nhằm chống lại khối quân sự NATO của Mĩ và Tây Âu.
Câu 3: So sánh công cuộc cải cách mở cửa của Liên Xô (từ 1985) với công cuộc mở cửa ở Việt Nam (12-1986) về bối cảnh lịch sử, nội dung và kết quả. Qua đó trình bày suy nghĩ của em về công cuộc mở cửa của Việt Nam từ 1986 đến nay.
a. So sánh
- Về bối cảnh lịch sử:
Giống nhau: Được tiến hành trong điều kiện đất nước gặp khó khăn, khủng hoảng kéo dài cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển.
Khác nhau:
- Liên Xô tiến hành cải tổ đất nước trong điều kiện hoà bình, xây dựng phát triển trong thời gian dài. Liên Xô là nước công nghiệp
- Việt Nam được tiến hành cải tổ đất nước trong điều kiện đất nước chịu tác động lớn bởi hậu quả chiến tranh kéo dài, trên cơ sở là nước nông nghiệp lạc hậu, bị nhiều thế lực bao vây cấm vận.
- Về nội dung đường lối:
Giống nhau:
+ Đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hướng tới mục tiêu cao nhất, lâu dài thể hiện tính ưu việt đúng bản chất của CNXH
+ Đều chuyển từ mô hình nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường
Khác nhau:
+ Liên Xô cải tổ nóng vội, tiến hành đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện đa nguyên đa đảng.
+ Việt Nam: Tiến hành đổi mới kinh tế từng bước, vừa thực hiện đổi mới vừa bổ sung điều chỉnh đường lối đổi mới vừa giữ ổn định về chính trị, xã hội không thực hiện đa nguyên đa đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- Kết quả:
+ Liên Xô thất bại, dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN
+ Việt Nam thành công, kinh tế từng bước vượt qua khủng hoảng ổn định và phát triển.
b. Qua đó trình bày suy nghĩ của em về công cuộc mở cửa của Việt Nam từ 1986 đến nay.
Chứng tỏ con đường mở cửa của nước ta là đúng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và của thực tiễn.
- Làm cho nền kinh tế, xã hội nước ta vượt qua khủng hoảng, phát triển và vươn lên
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, chính trị xã hội ổn định và phát triển. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sức mạnh đoàn kết dân tộc được tăng cường … tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!