- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,008
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Các dạng đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 CÓ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm 247 trang. Các bạn xem và tải các dạng đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 về ở dưới.
Đề 1: Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bài cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “Đồng chí ” của nhà thơ Chính Hữu.
Gợi ý
1. Mở bài:
Có người cho rằng: “Thơ là sự tuôn trào bộc phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ là một cái gì đó mông lung, xa vời vợi ? Không, thơ ca chính bắt nguồn từ những lần ta vô tình mở lướt qua một bài thơ rồi ta nhận thấy như có mình trong đó. Và phải chăng thơ ở đây như trong ý kiến của Nguyễn Đình Thi: “Mỗi bài thơ hay không bao bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc không phải chỉ có tri thức...Cho đến một câu thơ kia người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời khỏi trang giấy”. Ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng. Bài thơ khiến cho tôi mắt không rời trang giấy, tim như hòa cùng nhịp thở của ngày ấy - những năm tháng kháng chiến chống Pháp ác liệt trong hơi thở và xúc cảm từ “Đồng chí” của Chính Hữu
2. Thân bài:
Bài thơ hay là bài thơ như thế nào? Phải chăng bài thơ ngay từ lần đọc đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với chúng ta. Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng. Thơ hay là thơ được người đọc yêu thích và tiếp nhận. Nhà thơ phải có năng lực sáng tác, không tìm tòi sáng tạo thì không tạo nên được những bài thơ có nghệ thuật riêng chứa đựng tâm hồn tình cảm cao đẹp riêng của mỗi nhà thơ (phong cách nghệ thuật).
Thơ hay là thơ có tâm sự, nó truyền đến người đọc những tình cảm nào đó theo quy luật tiếng nói tri âm. Muốn vậy nhà thơ phải gắn bó với cuộc sống, chia sẻ mọi buồn vui của cuộc đời, vốn sống phải thật sự phong phú, và phải thực sự có cái tâm trong lành. Cảm xúc trong thơ phải chân thực tự nhiên, nhưng không dễ dãi mà lắng đọng sâu xa.
Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc một lần, càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay, có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ đánh thức cảm xúc đẹp trong lòng làm cho người đọc cùng đồng cảm và nghĩ suy, trăn trở. Đối với một bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng: Đọc nhiều lần để khám phá ra sự hấp dẫn về nghệ thuật, sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của bài thơ. Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “Tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ, cho đến lúc tự bài thơ phát sáng làm rung lên mọi cung bậc tình cảm trong tâm hồn người đọc.
Cũng giống như khi ta đọc bài thơ “Đồng chí” với một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ “Đồng chí” với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, ta đã thấy được cái hay của Chính Hữu khi lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi “quê anh - làng tôi”, tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Họ là những người nông dân áo vải ra đi từ những miền quê nghèo khó - miền biển nước mặn, vùng đồi núi trung du. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. Những người lính từ những phương trời khác nhau, không hề quen biết nhau nhưng họ lại giống nhau ở lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”.
Cái hay của bài thơ còn là sự sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày người chiến sĩ lại càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
“Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu; “đầu” biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng, đầu, bên” tạo nên âm điệu khoẻ, chắc nhấn mạnh sự gắn kết cùng cùng chung nhiệm vụ, chung lý tưởng, chung chiến hào chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng: “Đồng chí!” câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Hai tiếng “đồng chí” vang lên thật thiêng liêng, sâu lắng, nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .
Không chỉ dừng lại ở tình đồng chí, đồng đội với những cơ sở tạo nên nó mà tác giả còn nói về sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của cuộc đời người lính:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà.... Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Thế nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương: “Giếng nước, gốc đa” là hai hình ảnh hoán dụ nói về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nói về quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm. Họ cùng nhau sống trong những kỷ niệm, trong nỗi nhớ.
Không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Người chiến sĩ đã phải trải qua bao khó khăn, vất vả, bệnh tật của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Với phép liệt kê “ áo rách, quần vá, chân không giày” ta thấy chân dung người lính trong kháng chiến chống Pháp thật đơn sơ, bình dị, nghèo khổ, vất vả. Nhưng đẹp nhất là hình ảnh thơ “miệng cười buốt giá”, trong cái giá rét lạnh thấu sương chỉ với manh áo mỏng, lại còn “ chân không giày” nhưng người lính vẫn nở nụ cười thật tươi trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Điều đó làm ta càng thêm chân trọng và yêu quý anh bộ đội Cụ Hồ.
Những người chiến sĩ ấy đã quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm:
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Niềm yêu thương, sự gắn bó được thể hiện qua hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay”, đây là một cử chỉ vô cùng cảm động, chứa chan tình cảm yêu thương, trìu mến chân thành. Nó không phải là cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt qua buốt giá. Sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi khó khăn, nó còn chứa đựng bao khát khao được ở bên đồng đội thân yêu.
Cái hay của bài thơ được thể hiện trong giây phút đối mặt với kẻ thù, tình đồng chí đã trở thành một biểu tượng cao đẹp và thiêng liêng:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Đêm đã về khuya, sương mối xuống dày đặc bao phủ cả không gian đất trời. Nhưng hình ảnh những người lính thật hiên ngang - vẫn đứng cạnh bên nhau trong những giây phút căng thẳng “chờ giặc tới”. Động từ “ chờ” gợi ra một tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao. Đây là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.
Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Nó mang đến cho người đọc sự mới mẻ trong cảm nhận về một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực chiến đấu khắc nghiệt, cho người chiến sĩ. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp hòa bình, cho ảo mộng và lãng mạn, cho người thi sĩ. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà lãng mạn. Hình ảnh ấy còn gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, cho vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo, lãng mạn. Đồng thời còn gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một dân tộc mà bàn tay giữ chắc cây súng để bảo vệ những khát vọng thanh bình. Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.
Chính Hữu đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.
Với những nghệ thuật và ý nghĩa trên, bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ về tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng. Vì thế “Đồng chí” không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và cái hay trong đó.
3. Kết bài:
Ý kiến về thơ của Nguyễn Đình Thi: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” quả thật xác đáng, cho ta suy nghĩ và nghiền ngẫm. Bởi thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở cuộc đời và mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Thơ là dòng sông soi bóng cuộc đời và len vào tâm hồn con người những mạch ngầm cảm xúc dạt dào chảy mãi không thôi. “Đồng chí” là một bài thơ như thế, Chính Hữu đã biết cách thổi vào thơ ca một cái gì đó man mác, dịu nhẹ với những vần thơ kháng chiến mở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho dòng thơ văn cách mạng. Tôi yêu những vần thơ ấy và sẽ đọc đi, đọc lại ..... rồi lại dừng lại để chiêm nghiệm. Thật đáng yêu biết bao những vần thơ như thế.
………………………………………………………………….
Đề 2: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.
1. Mở bài:
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã tái hiện được cụ thể hình ảnh những chiếc xe không kính từ hiện thực cuộc sống, đồng thời cũng phản ánh chân thực hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
2. Thân bài:
Tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy chất liệu từ cuộc sống thực tại: đó là những con người, những số phận, những cuộc đời, những mảng đời sống gia đình, xã hội được tác giả dùng làm đề tài cho những sáng tác của mình. Văn học đã trở thành tấ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Đề 1: Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bài cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “Đồng chí ” của nhà thơ Chính Hữu.
Gợi ý
1. Mở bài:
Có người cho rằng: “Thơ là sự tuôn trào bộc phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ là một cái gì đó mông lung, xa vời vợi ? Không, thơ ca chính bắt nguồn từ những lần ta vô tình mở lướt qua một bài thơ rồi ta nhận thấy như có mình trong đó. Và phải chăng thơ ở đây như trong ý kiến của Nguyễn Đình Thi: “Mỗi bài thơ hay không bao bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc không phải chỉ có tri thức...Cho đến một câu thơ kia người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời khỏi trang giấy”. Ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng. Bài thơ khiến cho tôi mắt không rời trang giấy, tim như hòa cùng nhịp thở của ngày ấy - những năm tháng kháng chiến chống Pháp ác liệt trong hơi thở và xúc cảm từ “Đồng chí” của Chính Hữu
2. Thân bài:
Bài thơ hay là bài thơ như thế nào? Phải chăng bài thơ ngay từ lần đọc đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với chúng ta. Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng. Thơ hay là thơ được người đọc yêu thích và tiếp nhận. Nhà thơ phải có năng lực sáng tác, không tìm tòi sáng tạo thì không tạo nên được những bài thơ có nghệ thuật riêng chứa đựng tâm hồn tình cảm cao đẹp riêng của mỗi nhà thơ (phong cách nghệ thuật).
Thơ hay là thơ có tâm sự, nó truyền đến người đọc những tình cảm nào đó theo quy luật tiếng nói tri âm. Muốn vậy nhà thơ phải gắn bó với cuộc sống, chia sẻ mọi buồn vui của cuộc đời, vốn sống phải thật sự phong phú, và phải thực sự có cái tâm trong lành. Cảm xúc trong thơ phải chân thực tự nhiên, nhưng không dễ dãi mà lắng đọng sâu xa.
Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc một lần, càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay, có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ đánh thức cảm xúc đẹp trong lòng làm cho người đọc cùng đồng cảm và nghĩ suy, trăn trở. Đối với một bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng: Đọc nhiều lần để khám phá ra sự hấp dẫn về nghệ thuật, sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của bài thơ. Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “Tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ, cho đến lúc tự bài thơ phát sáng làm rung lên mọi cung bậc tình cảm trong tâm hồn người đọc.
Cũng giống như khi ta đọc bài thơ “Đồng chí” với một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ “Đồng chí” với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, ta đã thấy được cái hay của Chính Hữu khi lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi “quê anh - làng tôi”, tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Họ là những người nông dân áo vải ra đi từ những miền quê nghèo khó - miền biển nước mặn, vùng đồi núi trung du. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. Những người lính từ những phương trời khác nhau, không hề quen biết nhau nhưng họ lại giống nhau ở lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”.
Cái hay của bài thơ còn là sự sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày người chiến sĩ lại càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
“Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu; “đầu” biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng, đầu, bên” tạo nên âm điệu khoẻ, chắc nhấn mạnh sự gắn kết cùng cùng chung nhiệm vụ, chung lý tưởng, chung chiến hào chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng: “Đồng chí!” câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Hai tiếng “đồng chí” vang lên thật thiêng liêng, sâu lắng, nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .
Không chỉ dừng lại ở tình đồng chí, đồng đội với những cơ sở tạo nên nó mà tác giả còn nói về sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của cuộc đời người lính:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà.... Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Thế nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương: “Giếng nước, gốc đa” là hai hình ảnh hoán dụ nói về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nói về quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm. Họ cùng nhau sống trong những kỷ niệm, trong nỗi nhớ.
Không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Người chiến sĩ đã phải trải qua bao khó khăn, vất vả, bệnh tật của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Với phép liệt kê “ áo rách, quần vá, chân không giày” ta thấy chân dung người lính trong kháng chiến chống Pháp thật đơn sơ, bình dị, nghèo khổ, vất vả. Nhưng đẹp nhất là hình ảnh thơ “miệng cười buốt giá”, trong cái giá rét lạnh thấu sương chỉ với manh áo mỏng, lại còn “ chân không giày” nhưng người lính vẫn nở nụ cười thật tươi trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Điều đó làm ta càng thêm chân trọng và yêu quý anh bộ đội Cụ Hồ.
Những người chiến sĩ ấy đã quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm:
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Niềm yêu thương, sự gắn bó được thể hiện qua hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay”, đây là một cử chỉ vô cùng cảm động, chứa chan tình cảm yêu thương, trìu mến chân thành. Nó không phải là cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt qua buốt giá. Sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi khó khăn, nó còn chứa đựng bao khát khao được ở bên đồng đội thân yêu.
Cái hay của bài thơ được thể hiện trong giây phút đối mặt với kẻ thù, tình đồng chí đã trở thành một biểu tượng cao đẹp và thiêng liêng:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Đêm đã về khuya, sương mối xuống dày đặc bao phủ cả không gian đất trời. Nhưng hình ảnh những người lính thật hiên ngang - vẫn đứng cạnh bên nhau trong những giây phút căng thẳng “chờ giặc tới”. Động từ “ chờ” gợi ra một tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao. Đây là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.
Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Nó mang đến cho người đọc sự mới mẻ trong cảm nhận về một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực chiến đấu khắc nghiệt, cho người chiến sĩ. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp hòa bình, cho ảo mộng và lãng mạn, cho người thi sĩ. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà lãng mạn. Hình ảnh ấy còn gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, cho vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo, lãng mạn. Đồng thời còn gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một dân tộc mà bàn tay giữ chắc cây súng để bảo vệ những khát vọng thanh bình. Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.
Chính Hữu đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.
Với những nghệ thuật và ý nghĩa trên, bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ về tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng. Vì thế “Đồng chí” không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và cái hay trong đó.
3. Kết bài:
Ý kiến về thơ của Nguyễn Đình Thi: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” quả thật xác đáng, cho ta suy nghĩ và nghiền ngẫm. Bởi thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở cuộc đời và mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Thơ là dòng sông soi bóng cuộc đời và len vào tâm hồn con người những mạch ngầm cảm xúc dạt dào chảy mãi không thôi. “Đồng chí” là một bài thơ như thế, Chính Hữu đã biết cách thổi vào thơ ca một cái gì đó man mác, dịu nhẹ với những vần thơ kháng chiến mở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho dòng thơ văn cách mạng. Tôi yêu những vần thơ ấy và sẽ đọc đi, đọc lại ..... rồi lại dừng lại để chiêm nghiệm. Thật đáng yêu biết bao những vần thơ như thế.
………………………………………………………………….
Đề 2: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13 - NXB GD 2005)
Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.
1. Mở bài:
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã tái hiện được cụ thể hình ảnh những chiếc xe không kính từ hiện thực cuộc sống, đồng thời cũng phản ánh chân thực hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
2. Thân bài:
Tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy chất liệu từ cuộc sống thực tại: đó là những con người, những số phận, những cuộc đời, những mảng đời sống gia đình, xã hội được tác giả dùng làm đề tài cho những sáng tác của mình. Văn học đã trở thành tấ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!