- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 10 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 121 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
1. Khái niệm “lịch sử”, tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử
a. Khái niệm “lịch sử”
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
- Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã lội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
Ví dụ: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc nỗi đau mất nước hơn mười thế kỷ, mở ra một kỷ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
+ Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
Ví dụ: Khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số điểm cho rằng, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nhờ điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Về chủ quan, , dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chuẩn bị 15 năm (1930 - 1945), khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta đã phát động quần chúng nhân dân chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Về khách quan, đến giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại đã tạo điều kiện cho Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi là một sự ăn may, trống vắng quyền lực. Đây là nhận định sai lầm về lịch sử.
+ Khái niệm “Sử học”:Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
b. Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc nhận thức của con người.
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử vừa có tỉnh khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,...
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học:
- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,.. - Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt.
+ Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình. + Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt, như kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự,...
Như vậy, mục tiêu chính của Sử học không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động, mà là cố gắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn về hiện tại.
* Các chức năng của Sử học:
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.
Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.
* Nhiệm vụ của Sử học:
- Trang bị tri thức khoa học, đó những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ.
- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn. 3. Các nguyên tắc cơ bản của Sử học. Ý nghĩa của việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Sử học
* Các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều, không theo ý kiến chủ quan.
- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.
- Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN 1 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
Chủ đề 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
I. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
1. Khái niệm “lịch sử”, tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử
a. Khái niệm “lịch sử”
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
- Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã lội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
Ví dụ: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc nỗi đau mất nước hơn mười thế kỷ, mở ra một kỷ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
+ Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
Ví dụ: Khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số điểm cho rằng, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nhờ điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Về chủ quan, , dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chuẩn bị 15 năm (1930 - 1945), khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta đã phát động quần chúng nhân dân chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Về khách quan, đến giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại đã tạo điều kiện cho Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi là một sự ăn may, trống vắng quyền lực. Đây là nhận định sai lầm về lịch sử.
+ Khái niệm “Sử học”:Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
b. Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc nhận thức của con người.
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử vừa có tỉnh khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,...
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học:
- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,.. - Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt.
+ Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình. + Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt, như kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự,...
Như vậy, mục tiêu chính của Sử học không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động, mà là cố gắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn về hiện tại.
* Các chức năng của Sử học:
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.
Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.
* Nhiệm vụ của Sử học:
- Trang bị tri thức khoa học, đó những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ.
- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn. 3. Các nguyên tắc cơ bản của Sử học. Ý nghĩa của việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Sử học
* Các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều, không theo ý kiến chủ quan.
- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.
- Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!