- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề học tập vật lí 11 kết nối tri thức FILE WORD được soạn dưới dạng file word gồm 62 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề học tập vật lí 11 kết nối tri thức về ở dưới.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
|
VŨ VĂN HÙNG (Tổng Chủ biên) TƯỞNG DUY HẢI - BÙI TRUNG NINH - PHẠM VĂN VĨNHĐẶNG THANH HẢI (Chủ biên) |
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM |
|
Sách Chuyên đề học tập Vật lí 11 gồm 3 chuyên đề. Mỗi chuyên đề gồm một số bài học. Mỗi bài học là một chuỗi các nội dung kiến thức và nhiệm vụ học tập, cụ thể như sau: |
Nêu ra câu hỏi có vấn đề, kích thích tư duy, sự tò mò cũng như định hướng nghiên cứu cho học sinh. |
Cung cấp thông tin, định hướng, tìm tòi khám phá kiến thức mới. |
Trả lời câu hỏi giúp học sinh: Tìm tòi, khám phá kiến thức. Vận dụng kiển thức. |
Tiến hành các hoạt động giủp học sinh giải quyễt các vấn đề học tập và đồng thời phát triển các năng lực cần thiết. |
Phát triển năng lực, tập trung vào năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống và định hướng nglíê nghiệp của học sinh. |
Mở rộng các kiến thức cập nhật, hiện đại, có tính chất liên ngành hoặc liên môn. |
Những điều cần lưu ý. |
Chốt về kiến thức, tóm tắt các kiến thức cơ bản của bài học. |
|
Chuyên đề học tập Vật lí 11 được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học. Tư tưởng chủ đạo trong việc biên soạn chuyên đề này là coi trọng việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhưng không coi nhẹ vai trò của kiến thức. Kiến thức trong Chuyên đề học tập Vật 11 được coi là chất liệu làm cơ sở giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Chuyên đề học tập Vật lí 11 là cuốn sách hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Các hoạt động học tập trong Chuyên đề học tập 11 rất phong phú và đa dạng, từ cá nhân đến tập thể, từ học tập đến trải nghiệm cuộc sống, từ tự học đến học dưới sự hướng dẫn của thầy cô, từ tự đánh giá kết quả học tập của mình đến tham gia đánh giá kết quả học tập của các bạn,... Thông qua các hoạt động học tập này, các em không những hình thành và phát triển các năng lực khoa học nói chung và vật lí nói riêng mà còn đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,... Ngoài việc phát triển những năng lực nêu trên, sách Chuyên đề học tập Vật lí 11 còn giúp học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện để học sinh được trao đổi, thuyết trình, hợp tác khi làm các dự án học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai,... Các tác giả mong muốn Chuyên đề học tập Vật lí 11 sẽ mang đến cho các em niềm vui và sự đam mê trong học tập môn Vật lí để có kết quả học tập tốt môn học này cũng như hiểu rõ hơn về thế giới tự nhiên. Hi vọng rằng sách sẽ góp phần giúp các em nhận biết được rõ hơn năng lực và sở trường của bản thân để bắt đầu định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu hướng nghiệp của mình. CÁC TÁC GIẢ |
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH |
LỜI NÓI ĐẦU |
CHUYÊN ĐÊ I. TRƯỜNG HẤP DẪN |
Bài 1. Trường hấp dẫn |
Bài 2. Cường độ trường hấp dẫn |
Bài 3. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn |
CHUYÊN ĐỀ II. TRUYỀN THÔNG TIN BằNG sóng vô tuyến |
Bài 4. Biến điệu |
Bài 5. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số |
Bài 6. Suy giảm tín hiệu |
CHUYÊN ĐỀ III. MỞ ĐẦU ĐIỆN TỬ HỌC |
Bài 7. Cảm biến |
Bài 8. Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra |
Bài 9. Mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra |
Bảng giải thích một số thuật ngữ |
Trang |
2 |
3 |
5 |
6 |
15 |
19 |
26 |
27 |
34 |
39 |
43 |
44 |
49 |
54 |
59 |
MỤC LỤC |
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Vậy lực nào giữ chúng chuyển động như vậy? Đặc điểm của lực đó như thế nào? |
Trường hấp dẫn. Cường độ trường hấp dẫn. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn. |
|
TRƯỜNG HẤP DẪN |
Mặt Trời giữ được các hành tinh quay xung quanh là do có trường hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lực hấp dẫn lên các hành tinh này. Vậy, trường hấp dẫn là gì? |
Ném còn là trò chơi dân gian vào các dịp lễ, Tết của một số đồng bào ở vùng núi phía Bắc nước ta. Người chơi quay quả còn để nó có tốc độ ban đầu, sau đó buông tay ra để ném quả còn lên cao. Nếu quả còn bay qua hình tròn trên cây cọc thì người chơi giành chiến thắng. |
Để ném được quả còn bay qua được hình tròn trên cây cọc thì người chơi phải ném xiên hay ném ngang quả còn? |
Nêu ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất. |
Ở gần mặt đất, khi thả một viên đá thì nó sẽ rơi xuống mặt đất và khi ném viên đá ra xa thì nó cũng vẫn rơi xuống mặt đất (Hình 1.2). |
Khi thả viên đá ở Hình 1.2 tại sao viên đá luôn rơi về phía mặt đất? Nêu đặc điểm của lực hút viên đá rơi về phía Trái Đất? |
|
Nhà bác học Isaac Newton (I-xắc-Niu-tơn) là người phát hiện ra lực làm cho viên đá rơi xuống mặt đất có cùng bản chất với lực giữ cho Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và lực giữ cho các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Năm 1665, khi mới 23 tuổi, Isaac Newton đã khái quát: mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. Dựa vào kết quả quan sát vị trí các hành tinh của Tikho Brake (Ti-khô Bờ-ra-hê) (1546-1601), Johannes Kepler (Giô-han Kê-ple) đã đưa ra ba định luật mô tả chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. |
Dựa vào quy luật chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời do nhà bác học Johannes Kepler tìm ra, Isaac Nevvton đã xác định được lực hấp dẫn và phát biểu như sau: Hai vật tương tác lẫn nhau với một lực tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng và tỉ ỉệ thuận với tích khối lượng hai vật. Giả sử có hai vật là A và B, có khối lượng lần lượt là m1 và m2, cách nhau một khoảng r thì lực hấp dẫn giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ với tích m1.m2 và tỉ lệ nghịch với r2 (Hình 1.3) |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!