- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi sử 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 63 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề ôn thi học sinh giỏi sử 9 về ở dưới.
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
a. Hoàn cảnh (nguyên nhân):
Liên Xô bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách một nước thắng trận nhưng đã phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt bị tàn phá… Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
b. Công cuộc khôi phục kinh tế:
- Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thức tư (1946-1950).
- Kết quả: Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành thắng lợi trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu đều vượt mức kế hoạch:
+ Kinh tế: sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được khôi phục và đi vào hoạt động
Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh
Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Khoa học kĩ thuật: năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa:
+ Những thắng lợi mà Liên Xô đạt được là do sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, chịu đựng gian khổ, thi đua lao động quên mình của nhân dân Liên Xô.
+ Kết quả đó đã bước đầu khắc phục khó khăn, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề thuận lợi để Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH.
- Ý nghĩa:
Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
a. Hoàn cảnh:
- Thuận lợi: Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh đạt nhiều kết quả quan trọng, niềm tin trong nhân dân được củng cố, cả dân tộc hăng hái, quyết tâm xây dựng CNXH.
- Thách thức: Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá; Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng chế độ mới.
b. Phương hướng chính:
- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng- nền tảng của nền kinh tế quốc dân
- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
c. Thành tựu:
- Về kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp tăng 9,6%/năm. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Nền nông nghiệp tiến bộ nhanh chóng, cả năng suất và sản lượng lương thực đều tăng
- Về khoa học-kĩ thuật: LX trở thành cường quốc, đạt nhiều thành công vang dội:
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.
- Về đối ngoại:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới.
+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới
d. Ý nghĩa:
- Những thành tựu trên đã thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ mới- chế độ XHCN, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ lên hàng cường quốc, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần.
- Tạo thế và lực mới để LX chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao. Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa vững chắc của cách mạng thế giới.
II. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
1. Hoàn cảnh:
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
CHƯƠNG 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
a. Hoàn cảnh (nguyên nhân):
Liên Xô bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách một nước thắng trận nhưng đã phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt bị tàn phá… Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
b. Công cuộc khôi phục kinh tế:
- Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thức tư (1946-1950).
- Kết quả: Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành thắng lợi trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu đều vượt mức kế hoạch:
+ Kinh tế: sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được khôi phục và đi vào hoạt động
Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh
Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Khoa học kĩ thuật: năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa:
+ Những thắng lợi mà Liên Xô đạt được là do sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, chịu đựng gian khổ, thi đua lao động quên mình của nhân dân Liên Xô.
+ Kết quả đó đã bước đầu khắc phục khó khăn, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề thuận lợi để Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH.
- Ý nghĩa:
Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
a. Hoàn cảnh:
- Thuận lợi: Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh đạt nhiều kết quả quan trọng, niềm tin trong nhân dân được củng cố, cả dân tộc hăng hái, quyết tâm xây dựng CNXH.
- Thách thức: Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá; Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng chế độ mới.
b. Phương hướng chính:
- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng- nền tảng của nền kinh tế quốc dân
- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
c. Thành tựu:
- Về kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp tăng 9,6%/năm. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Nền nông nghiệp tiến bộ nhanh chóng, cả năng suất và sản lượng lương thực đều tăng
- Về khoa học-kĩ thuật: LX trở thành cường quốc, đạt nhiều thành công vang dội:
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.
- Về đối ngoại:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới.
+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới
d. Ý nghĩa:
- Những thành tựu trên đã thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ mới- chế độ XHCN, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ lên hàng cường quốc, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần.
- Tạo thế và lực mới để LX chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao. Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa vững chắc của cách mạng thế giới.
II. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
1. Hoàn cảnh: