- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề ôn thi hsg sử 8 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 117 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề ôn thi hsg sử 8 về ở dưới.
: CHUYÊN ĐỀ 1: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CNTB
I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:
1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?
- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu).
- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt.
Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
+ Nguyên nhân:
- Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này.
- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
+ Diễn biến:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng.
+ Ý nghĩa:
- Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
+ Nguyên nhân:
- Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ.
- Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
+ Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn)
- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng:
- Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
4. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
: CHUYÊN ĐỀ 1: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CNTB
(từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:
1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?
- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu).
- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt.
Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
+ Nguyên nhân:
- Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này.
- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
+ Diễn biến:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng.
+ Ý nghĩa:
- Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
+ Nguyên nhân:
- Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ.
- Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
+ Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn)
- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng:
- Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
4. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.