- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,184
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Công thức địa lý 12 thi thpt quốc gia NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1) KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ.
* CÁCH NHẬN DẠNG CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.
. Các dạng biểu đồ thường gặp.
- Biểu đồ miền dùng để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu hoặc thay đổi cơ cấu qua một chuỗi thời gian, ít nhất từ 4 năm trở lên.
- Biểu đồ kết hợp dùng để thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển.
Thể hiện 2 đối tượng với 2 đơn vị khác nhau (1 cột và 1 đường), trường hợp 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột và 1 đường)…; Trường hợp các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng thì vẽ cột chồng – đường).
- Biểu đồ cột: Thể hiện tình hình phát triển, số lượng, giá trị hoặc tương quan so sánh giữa các đại lượng.
- Biểu đồ tròn :Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng. Đặc điểm bảng số liệu: có từ 3 mốc thời gian trở xuống hoặc thể hiện cơ cấu của từ 3 lãnh thổ, 3 đơn vị trở xuống.
- Biểu đồ đường biểu diễn thường thể hiện tiến trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay nhiều đối tượng địa lí qua một chuỗi thời gian (thường phải có từ 4 năm trở lên).
* CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ.
+ DẠNG 1: CHO BIỂU ĐỒ RÚT RA NHẬN XÉT SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ.
Yêu cầu: → + Dựa vào số liệu trong biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: Khẳng định hay Phủ định)
(Giống câu hỏi nhận xét bảng số liệu)
+ DẠNG 2: GỌI TÊN BIỂU ĐỒ (thể hiện nội dung biểu đồ).
Yêu cầu: → + Dựa vào biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Dựa vào chú giải.
+ Dựa vào yêu cầu đề, lời dẫn mở để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất:
a) Chọn dạng biểu đồ tròn khi:
- Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”…
- Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
- Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”,
- Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”…
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
LÍ THUYẾT KĨ NĂNG ĐỊA LÍ .
1) KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ.
* CÁCH NHẬN DẠNG CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.
. Các dạng biểu đồ thường gặp.
- Biểu đồ miền dùng để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu hoặc thay đổi cơ cấu qua một chuỗi thời gian, ít nhất từ 4 năm trở lên.
- Biểu đồ kết hợp dùng để thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển.
Thể hiện 2 đối tượng với 2 đơn vị khác nhau (1 cột và 1 đường), trường hợp 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột và 1 đường)…; Trường hợp các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng thì vẽ cột chồng – đường).
- Biểu đồ cột: Thể hiện tình hình phát triển, số lượng, giá trị hoặc tương quan so sánh giữa các đại lượng.
- Biểu đồ tròn :Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng. Đặc điểm bảng số liệu: có từ 3 mốc thời gian trở xuống hoặc thể hiện cơ cấu của từ 3 lãnh thổ, 3 đơn vị trở xuống.
- Biểu đồ đường biểu diễn thường thể hiện tiến trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay nhiều đối tượng địa lí qua một chuỗi thời gian (thường phải có từ 4 năm trở lên).
LOẠI BIỂU ĐỒ | PHÂN LOẠI | NHẬN BIẾT | |||
Biểu đồ tròn (100 %) | Biểu đồ 1 hình tròn | Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm. | * Lời dẫn: - Cơ cấu; - Tỉ trọng; - Tỉ lệ... - Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau). - Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu. | ||
Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau. | - Bảng số liệu tương đối (%) - Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm. | ||||
Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính khác nhau. | - Bảng số liệu tuyệt đối hoặc chưa qua xử lí. - Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm. | ||||
Biểu đồ miền (100%) | - Thay đổi cơ cấu. - Chuyển dịch cơ cấu.... - Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên. | ||||
Biểu đồ đường | + Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối. | * Lời dẫn: - Gia tăng. - Biến động. - Phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên. | |||
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối. ( Coi năm đầu tiên 100%) | * Lời dẫn: - Tốc độ gia tăng. - Tốc độ tăng trưởng. - Tốc độ phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên. | ||||
Biểu đồ cột | Cột đơn | Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong 1 năm. | * Lời dẫn: - Tình hình phát triển. - Giá trị. - Số lượng. - Sản lượng. - Số dân... - Qui mô; so sánh... - Đơn vị có dấu: “ /” (tạ/ha; kg/ người; người/ km2...) | ||
Cột kép | - Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm… - Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau. | ||||
Cột chồng | Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm; - Bảng số liệu có dạng tổng số - Bảng số liệu có thường có nhiều năm | ||||
Biểu đồ kết hợp | Cột đơn – đường | * Lời dẫn: - Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển. - Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”, - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; - Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; - - Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường) | |||
Cột kép – đường. | |||||
Cột chồng – đường | |||||
* CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ.
+ DẠNG 1: CHO BIỂU ĐỒ RÚT RA NHẬN XÉT SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ.
(MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU)
Yêu cầu: → + Dựa vào số liệu trong biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: Khẳng định hay Phủ định)
(Giống câu hỏi nhận xét bảng số liệu)
+ DẠNG 2: GỌI TÊN BIỂU ĐỒ (thể hiện nội dung biểu đồ).
(MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO)
Yêu cầu: → + Dựa vào biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Dựa vào chú giải.
+ Dựa vào yêu cầu đề, lời dẫn mở để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất:
a) Chọn dạng biểu đồ tròn khi:
- Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”…
- Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
- Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”,
- Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”…
THẦY CÔ TẢI NHÉ!