ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Đề cương ôn thi học sinh giỏi lịch sử 7 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 62 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ÔN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 7

BÀI 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống, xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc Rô-ma.

- Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt,...

+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã, sau đó chia cho các quý tộc thị tộc người Giéc-man.

+ Phân phong tước vị cho những người có công.

- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.

+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.

=> Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành

2. Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn mà các lãnh chúa chiếm làm của riêng.

- Cấu trúc của lãnh địa:

+ Trong lãnh địa có các lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ, nhà ở của nông nô,…. giống hệt như một vương quốc nhỏ.

+ Vùng đất ở xung quanh lâu đài của lãnh chúa được gọi là đất khẩu phần. Vùng đất này được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế…

- Đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội trong lãnh địa:

+ Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Trong lãnh địa, lãnh chúa lập ra quân đội, tòa án, ban hành luật pháp, chế độ thuế khóa, tiền tệ, đo lường riêng… Thậm chí nhà vua cũng không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

+ Lãnh địa đồng thời là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng, họ chỉ mua một số thứ bên ngoài như: muối, sắt, một số mặt hàng xa xỉ (lụa, hương liệu….).

+ Trong lãnh địa: lãnh chúa không tham gia vào sản xuất, sống xa hoa; còn nông nô phải lao động khổ cực; cuộc sống của họ phụ thuộc vào lãnh chúa.

3. Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến?

- Thông qua hình 2. Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở vương quốc Phơ-răng em thấy: quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô là quan hệ bóc lột:

+ Lãnh chúa chia ruộng đất cho nông dân cày cấy và đặt ra nhiều loại tô, thuế, ví dụ: thuế cưới xin, thuế ma chay…

=> Như vậy, lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp lại cho lãnh chúa một phần hoa lợi (gọi là: địa tô); ngoài ra, nông nô còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch và nộp nhiều loại thuế cho lãnh chúa.

4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo.

- Thời gian ra đời: Thiên chúa giáo (Ki-tô giáo) ra đời vào đầu công nguyên ở vùng Giê-ru-da-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).

- Người sáng lập: Chúa Giê-su.

- Đầu thế kỷ IV, Thiên chúa giáo được công nhận là Quốc giáo của đế quốc La Mã.

5. Thành thị trung đại ra đời thế nào?

- Cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Một số thợ thủ công đã tìm cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận tự do. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập các xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.

- Ngoài ra, còn có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

6. Phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại.

Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại:

- Về kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Về Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Về xã hội: sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

- Về văn hóa: thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

7. Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Nội dung​
Lãnh địa phong kiến​
Thành thị trung đại​
Thời gian xuất hiện- Thế kỷ XI- Thế kỷ XI
Hoạt động kinh tế chủ yếu- Kinh tế mang tính tự cung tự cấp, đóng kín.- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra nhộn nhịp
Thành phần cư dân chủ yếu- Lãnh chúa.
- Nông nô
- Thợ thủ công.
- Thương nhân
8. “Thành thị như một bông hoa rực rõ nhất của Châu Âu thời Trung đại”. Em hãy tìm dẫn chứng trong bài học để chứng minh.

- “Thành thị như một bông hoa rực rõ nhất của Châu Âu thời Trung đại”. Điều này được thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

+ Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

+ Sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

=> Thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có những biến chuyển rõ rệt, là cơ sở đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới.

9. Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại (các thành phố cổ, trường đại học),… còn được bảo tồn đến ngày nay.

- Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại:

+ Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ)…

+ Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)….

BÀI 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu​

1. Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

- Những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).

+ Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha, đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới.

2. Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao?

tham khảo các ý kiến dưới đây:

- Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn.

- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.

3. Hãy trình bày Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

- Hệ quả tích cực:

+ Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới, thị trường mới thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu… thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…​

4. Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào?

- Quá trình tích lũy vốn:

+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ để đem về châu Âu. Ngoài của cải, tài nguyên, thì nô lệ da đen cũng trở thành một loại “hàng hóa”, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho giới quý tộc và thương nhân châu Âu.

+ Ở trong nước, giới quý tộc và thương nhân châu Âu cũng tăng cường bóc lột nhân dân bằng nhiều thủ đoạn.

=> Nhờ đó, họ đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu để đầu tư

1702271184190.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---ÔN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 7.docx
    11.5 MB · Lượt tải : 6
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14 bài tập trắc nghiệm sử 7 bài 14 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 violet câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 14 câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử 7 câu hỏi trắc nghiệm sử 7 bài 14 ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sử 7 những câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 những câu trắc nghiệm lịch sử 7 những câu trắc nghiệm sử 7 soạn đề cương lịch sử 7 học kì 2 soạn đề cương sử 7 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 7 phần 2 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 7 (có đáp án) trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14 trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19 vietjack trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20 phần 3 trắc nghiệm lịch sử 7 có đáp án trắc nghiệm lịch sử 7 cuối kì 2 trắc nghiệm lịch sử 7 giữa kì 1 trắc nghiệm lịch sử 7 hk2 trắc nghiệm lịch sử 7 học kì 2 trắc nghiệm lịch sử 7 học kì i trắc nghiệm lịch sử 7 kì 2 trắc nghiệm lịch sử 7 kiểm tra 1 tiết trắc nghiệm lịch sử 7 tech12h trắc nghiệm lịch sử 7 vietjack trắc nghiệm lịch sử 7 vndoc trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 1 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 10 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 14 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 8 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 bài 9 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 giữa kì 1 trắc nghiệm lịch sử lớp 7 học kì 1 trắc nghiệm môn lịch sử 7 trắc nghiệm môn lịch sử lớp 7 trắc nghiệm môn sử 7 trắc nghiệm môn sử lớp 7 trắc nghiệm online lịch sử 7 trắc nghiệm online sử 7 trắc nghiệm sử 10 bài 7 phần 1 trắc nghiệm sử 11 bài 7 p1 trắc nghiệm sử 11 bài 7 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 7 tây âu trắc nghiệm sử 7 trắc nghiệm sử 7 bài 10 trắc nghiệm sử 7 bài 11 trắc nghiệm sử 7 bài 12 trắc nghiệm sử 7 bài 13 trắc nghiệm sử 7 bài 14 trắc nghiệm sử 7 bài 14 phần 1 trắc nghiệm sử 7 bài 15 trắc nghiệm sử 7 bài 3 trắc nghiệm sử 7 bài 6 trắc nghiệm sử 7 bài 8 trắc nghiệm sử 7 bài 9 trắc nghiệm sử 7 chương 1 trắc nghiệm sử 7 có đáp án trắc nghiệm sử 7 cuối học kì 1 trắc nghiệm sử 7 cuối kì 1 trắc nghiệm sử 7 cuối kì 2 trắc nghiệm sử 7 giữa học kì 1 trắc nghiệm sử 7 giữa học kì 2 trắc nghiệm sử 7 giữa kì 1 trắc nghiệm sử 7 giữa kì 2 trắc nghiệm sử 7 hk2 trắc nghiệm sử 7 học kì 1 trắc nghiệm sử 7 học kì 2 trắc nghiệm sử 7 học kì 2 có đáp an trắc nghiệm sử 7 kì 1 trắc nghiệm sử 7 kì 2 trắc nghiệm sử 7 nhà trần trắc nghiệm sử 7 tech12h trắc nghiệm sử 7 theo bài trắc nghiệm sử 7 thi cuối kì 1 trắc nghiệm sử 7 thi giữa kì 1 trắc nghiệm sử 7 trung quốc thời phong kiến trắc nghiệm sử 7 vietjack trắc nghiệm sử 7 vnen trắc nghiệm sử lớp 7 trắc nghiệm sử lớp 7 bài 9 trắc nghiệm sử lớp 7 học kì 2 đề cương lịch sử 7 cuối học kì 1 đề cương lịch sử 7 cuối học kì 2 đề cương lịch sử 7 cuối kì 1 đề cương lịch sử 7 giữa học kì 1 đề cương lịch sử 7 giữa kì 1 đề cương lịch sử 7 hk1 đề cương lịch sử 7 học kì 2 đề cương lịch sử 7 kì 1 đề cương lịch sử 7 kì 2 đề cương lịch sử 7 trắc nghiệm đề cương lịch sử lớp 7 cuối học kì 2 đề cương lịch sử lớp 7 giữa học kì 1 đề cương lịch sử lớp 7 giữa kì 1 đề cương lịch sử lớp 7 hk1 đề cương lịch sử lớp 7 kì 1 đề cương lớp 7 môn lịch sử đề cương môn lịch sử 7 học kì 2 đề cương môn lịch sử lớp 7 cuối kì 1 đề cương môn lịch sử lớp 7 học kì 2 đề cương môn sử 7 kì 1 đề cương môn sử lớp 7 hk2 đề cương môn sử lớp 7 học kì 1 đề cương môn sử lớp 7 học kì 2 đề cương ôn giữa kì 1 lịch sử 7 đề cương ôn tập giữa kì 1 lịch sử 7 đề cương ôn tập giữa kì 1 lịch sử 7 có đáp án đề cương ôn tập giữa kì 1 lịch sử 7 trắc nghiệm đề cương ôn tập giữa kì 1 sử 7 đề cương ôn tập lịch sử 7 đề cương ôn tập lịch sử 7 cuối kì 1 đề cương ôn tập lịch sử 7 cuối năm đề cương ôn tập lịch sử 7 giữa kì 1 đề cương ôn tập lịch sử 7 giữa kì 1 trắc nghiệm đề cương on tập lịch sử 7 giữa kì 2 đề cương on tập lịch sử 7 học kì 1 đề cương on tập lịch sử 7 học kì 2 đề cương ôn tập lịch sử 7 kì ii đề cương on tập lịch sử 7 violet đề cương ôn tập sử 7 đề cương ôn tập sử 7 cuối học kì 2 đề cương ôn tập sử 7 giữa học kì 1 đề cương ôn tập sử 7 học kì 2 đề cương ôn tập sử 7 giữa học kì 2 đề cương on tập sử 7 học kì 2 đề cương ôn tập sử 7 học kì 2 violet đề cương ôn tập sử 7 kì 2 đề cương ôn thi giữa kì 1 sử 7 đề cương sử 7 đề cương sử 7 cuối kì 1 đề cương sử 7 giữa học kì 1 đề cương sử 7 giữa học kì 2 đề cương sử 7 giữa kì 1 đề cương sử 7 học kì 1 đề cương sử 7 học kì 1 trắc nghiệm đề cương sử 7 học kì 2 đề cương sử 7 học kì 2 2020 đề cương sử 7 kì 1 đề cương sử 7 kì 2 đề cương sử lớp 7 giữa học kì 1 đề cương sử lớp 7 học kì 1 đề cương sử lớp 7 học kì 2 đề thi trắc nghiệm môn lịch sử 7 đề thi trắc nghiệm môn sử 7 học kì 2 đề thi trắc nghiệm sử 7 giữa kì 1 đề trắc nghiệm lịch sử 7 giữa kì 1 đề trắc nghiệm môn lịch sử 7
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top