- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Đọc hiểu ngữ văn 8 ngoài chương trình MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 212 trang. Các bạn xem và tải đọc hiểu ngữ văn 8 ngoài chương trình về ở dưới.
Đề 1:
Phần I: Đọc hiểu
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Rủ rau má rau sam…
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
Câu 1:
Bằng một đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật “tôi” trong đoạn trích sau:
… “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
Trích: Trong Lòng Mẹ (Những Ngày Thơ Ấu) Nguyên Hồng (Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).
Câu 2: Hãy kể lại một câu chuyện về tấm lòng nhân ái làm em nhớ nhất.
GỢI Ý:
Đề 2:
PHẦN I. ĐỌC-HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Tôi lặng lẽ gật đầu và quấy quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "
(Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và cho biết hành động nói của câu “Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này?”.
Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong câu “Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người...".
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
MỤC LỤC BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 8 - Đọc hiểu ngữ văn 8 ngoài chương trình
Đề số | Phần I. Đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương trình | Phần II. Tập làm văn | Số trang | |
Câu 1 | Câu 2 | |||
| Thời nắng xanh | Cảm nhận tâm trạng nhân vật | Kể về tấm lòng nhân ái | 6 |
| Đi qua hoa cúc | Rung cảm đầu đời của tuổi học trò | Phân tích bài thơ | 9 |
| Chào cờ sao không hát quốc ca? | Tình yêu quê hương, đất nước | Thuyết minh đồ dùng | 13 |
| Chuyện kể danh tướng | “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” | Lòng yêu nước trong “Hịch tướng sĩ”. | 18 |
| Vị thiền sư và chú tiểu | Lòng khoan dung | Thuyết minh danh lam thắng cảnh | 22 |
| Người đi săn và con vượn | Tình mẫu tử | Thuyết minh trò chơi dân gian | 25 |
| Câu chuyện về chim đại bàng | Ý nghĩa của niềm tin vào chính mình trong cuộc sống | Thuyết minh bánh chưng | 28 |
| Mùa giáp hạt | Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ | Thuyết minh đồ dùng | 33 |
| Quà tặng cuộc sống | Vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống | Thuyết minh đồ dùng | 37 |
| Đại bàng và bài học từ cuộc sống | Ước mơ, hoài bão trong cuộc đời mỗi con người | Kỉ niệm của em về một lần được tham gia chơi trò chơi dân gian | 40 |
| Khủng hoảng nước sạch toàn cầu - Những con số biết gào thét | Tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước sạch với cuộc sống con người trong | Lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhân vật Bơ-men | 44 |
| Người ăn xin | Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm | Thuyết minh về chiếc nón lá. | 48 |
| Ngày sách Việt Nam nghĩ về văn hóa đọc | “Trách nhiệm là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi người.” | Phong thái ung dung, lạc quan của Bác qua bài thơ “Tức cảnh Bác Pó” | 50 |
| Dặn con | Sự đồng cảm và tình yêu thương của con người | “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. | 54 |
| Một đề nghị | Vai trò của sách đối với con người | Cảm nhận bài thơ | 58 |
| Tiếng chim hót trong bụi mận gai | “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.” | Phân tích nhân vật | 61 |
| Chiều xuân ở thôn Trừng Mại | Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ | Đóng vai nhân vật kể lại chuyện và gửi lời nhắn nhủ | 65 |
| Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã | “Đứng lên sau thất bại”. | Thơ là tiếng lòng qua bài thơ “Quê hương”. | 69 |
| Chiến binh cầu vồng | Vai trò của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. | Thuyết minh áo dài | 73 |
| Câu chuyện về cây sồi | “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”. | Dòng cảm xúc của nhân vật trong “Tôi đi học” | 76 |
| Nếu biết trăm năm là hữu hạn | “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”. | Bưc tranh tứ bình qua bài thơ “Nhớ rừng” | 80 |
| Nếu biết trăm năm là hữu hạn | Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa. | Tư tưởng nhân nghĩa trong “Nước Đại Việt ta” | 83 |
| Ngọn lửa trái tim | Cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè. | Thuyết minh đồ dùng | 88 |
| Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi | Ý nghĩa của việc thay đổi chính mình | Cảm nhận đoạn thơ | 91 |
| Nếu biết trăm năm là hữu hạn | Điều bản thân cần làm là trở thành một người chính trực và biết yêu thương | hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ | 95 |
| Qủa | Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo? | Chứng minh nhận định qua bài “Ngắm trăng” và “Khi con tu hú” | 99 |
| Bài học cuộc sống | Tất cả chúng ta hãy: “Nói không với thuốc lá”. | Thuyết minh chiếc bút bi | 104 |
| Nguồn Internet | Gía trị của lời khen trong cuộc sống | Người thầy (cô) giáo ấy sống mãi trong lòng em | 107 |
| Trở về quê nội | Tình yêu quê hương đất nước. | Lão Hạc là một người cha yêu thương con vô bờ | 110 |
| Truyện ngắn | Thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn | Chứng minh nhận định qua văn bản “Cô bé bán diêm” | 115 |
| Tổ quốc gọi tên mình | Ý nghĩa của cuộc sống là hành động? | Phân tích bài thơ | 119 |
| “Cai” Facebook, thêm hạnh phúc | Việc nghiện mạng xã hội của học sinh, sinh viên hiện nay. | Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học”. | 124 |
| Miền Trung | Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? | Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Lão Hạc” | 127 |
| Bài học đầu cho con | Suy nghĩ về tình yêu quê hương | Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Lão Hạc” | 132 |
| Cổ tích về sự ra đời của người mẹ | Suy nghĩ về tình mẫu tử | Phân tích tác phẩm | 136 |
| Báo “Gia đình và xã hội” | Cảm nhận về câu nói của Xiu | Cảm nhận đoạn thơ | 140 |
| Tuổi thơ im lặng | Cảm nhận về đôi bàn chân bố | Thuyết minh đồ dùng | 143 |
| Những tấm lòng cao cả | Cảm nhận tình yêu thương, lời khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích | Thuyết minh cuốn SGK Ngữ văn 8 | 146 |
| Phương pháp học tập siêu tốc | Vai trò của chiến thắng bản thân trong cuộc sống | Phân tích bài thơ | 149 |
| Nguồn Internet | Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống | Phân tích bài thơ | 154 |
| Tác hại của túi nilong | Suy nghĩ của em về ô nhiễm môi trường hiện nay | Thuyết minh chiếc bút bi | 159 |
| Tuyên truyền tác hại của việc sử dụng thuốc lá | Hiện tượng hút thuốc lá trong môi trường học đường hiện nay | Thuyết minh chiếc cặp sách | 162 |
| Quà tặng cuộc sống | Vai trò của ước mơ với mỗi người | Thuyết minh chiếc compa | 165 |
| Ngọn gió và cây sồi | Ý chí, nghị lực trong cuộc sống | Phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ | 168 |
| Cậu bé và cây si già | Cho và nhận trong cuộc sống | Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao | 172 |
| Mình là nắng việc của mình là chói chang | Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. | Chứng minh nhận định qua bài thơ “Ông đồ” | 175 |
| Cho đi là còn mãi | “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.” | Thuyết minh về cách làm con diều giấy truyền thống | 179 |
| Cái giá của khẩu trang | Tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19 | chứng minh tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm của nhân vật | 183 |
| Tiếng vọng rừng sâu | Cho và nhận trong cuộc sống | Chứng minh ý trí khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất… | 187 |
| Một góc phù sa | Vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người | Thuyết minh áo dài | 192 |
| Tạ ơn cây | Tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ cây xanh | Thuyết minh đồ dùng | 195 |
| Kiệt tác của tình thương | Lòng dũng cảm là một yếu tố rất quan trọng để thế hệ trẻ bước vào đời. | Thuyết minh mũ bảo hiểm | 198 |
| Cái giá của khẩu trang | Suy nghĩ về sự hy sinh cao cả của các “Chiến sĩ áo trắng” | Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ… | 201 |
Đề 1:
Phần I: Đọc hiểu
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Rủ rau má rau sam…
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Trích Thời nắng xanh- Trương Nam Hương, NXB Hội nhà văn 2010, tr272)
- Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
- Trong các từ: thơ bé, tóm tém, rau sam. Từ nào là từ láy?
- Gọi tên trường từ vựng của các từ: sớm, chiều, hoàng hôn.
- Qua đoạn thơ tác giả Trương Nam Hương thể hiện tình cảm gì với bà?
Câu 1:
Bằng một đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật “tôi” trong đoạn trích sau:
… “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
Trích: Trong Lòng Mẹ (Những Ngày Thơ Ấu) Nguyên Hồng (Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).
Câu 2: Hãy kể lại một câu chuyện về tấm lòng nhân ái làm em nhớ nhất.
GỢI Ý:
Câu | Đáp án |
Phần I. Đoc – hiểu văn bản | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
2 | Từ láy: tóm tém |
3 | Gọi tên trường từ vựng: thời gian |
4 | Học sinh có thể nêu được tình cảm của tác giả đối với bà: yêu kính, nhớ thương, trân trọng, biết ơn… |
Phần II. Tập làm văn | |
1 | * Về kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật văn học bằng một đoạn văn, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp… - Ngoài phương thức chính là nghị luận, học sinh biết kết hợp các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm … * Về kiến thức: - Cảm nhận về tâm trạng nhân vật tôi trong đoạn trích: + Tâm trạng mừng mừng tủi tủi khi vừa gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách + Niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được ngồi trong lòng mẹ + Khẳng định tình mẫu tử cao cả thiêng liêng và bất diệt nhờ những dòng hồi kí chân thành sâu sắc… * Bài viết biết vận dụng các phương thức biểu đạt để hoàn thành đoạn văn theo yêu cầu đặc trưng nghị luận văn học. Có cách diễn đạt mới mẻ, lí lẽ sắc bén… * Đoạn văn mẫu: “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là đoạn trích đã gây nhiều xúc động mạnh mẽ cho người đọc khi thể hiện gần như trọn vẹn những tình cảm sâu sắc của tình mẫu tử thiêng liêng chất chứa trong từng câu chữ. Bé Hồng - nhân vật chính trong trích đoạn trích không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sự kính trọng, niềm tin yêu không gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ. Thoáng thấy mẹ, Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát. Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng vui mừng đến mê man, cảm giặc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt. Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại. Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực. |
2 | * Về kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng làm bài văn tự sự - Bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần, mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt trong sáng, tình cảm chân thành, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp… - Ngoài phương thức chính là tự sự, học sinh biết kết hợp các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm… * Về kiến thức: - Giới thiệu câu chuyện về lòng nhân ái. - Có tình huống truyện hợp lí, phù hợp với thời gian, không gian, hoàn cảnh được xác định. + Trình bày diễn biến câu chuyện cần chân thực, sâu sắc tạo ra sự việc thể hiện lòng nhân ái của con người gây xúc động người đọc. + Kết quả vả ý nghĩa lòng nhân ái trong cuộc sống - Suy nghĩ và bài học nhận thức của bản thân từ câu chuyện kể * Bài viết sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, bộc lộ tình cảm chân thành sâu sắc |
Đề 2:
PHẦN I. ĐỌC-HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Tôi lặng lẽ gật đầu và quấy quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "
(Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và cho biết hành động nói của câu “Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này?”.
Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong câu “Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người...".
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!