Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Nghị luận xã hội về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học HOẶC TỪ CÂU CHUYỆN được soạn dưới dạng file word gồm 119 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ GỢI RA TỪ CÂU CHUYỆN


===========&========

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?

- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…”

- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội.

II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH

1. Đọc kỹ đề


- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

4. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

III. CÁC THAO TÁC SỬ DỤNG TRONG BÀI NLXH

Các dạng bài nghị luận xã hội đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất thường sử dụng là giải thích, chứng minh, bình luận.

1/ Giải thích

a/
Mục đích: Hiểu

b/ Các bước:


- Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề: thực chất bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì?

+ Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất: người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu cuối cùng là nội dung cả câu.

+ Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy: giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ.

+
Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống: người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)…

+ Khi vấn đề được diễn đạt dưới dạng một câu chuyện: người viết cần tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, phân tích lý giải những chi tiết hình ảnh cần thiết làm chốt cho câu chuyện.

+ Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.

- Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: thực chất bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?

Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

- Nêu hướng vận dụng của vấn đề: thực chất bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.

**Lưu ý:

- Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó.

- Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.

2/ Chứng minh

a/ Mục đích: Tin

b/ Các bước:


- Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

- Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

3/ Bình luận

a/ Mục đích:
Đồng tình

b/ Các bước:


- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.

- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.

IV. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘ

Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:

- Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Dạng 3: Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học

- Dạng 4: Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một câu chuyện.

- Dạng 5: Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề

- Dạng 6: Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.

- Dạng 7: Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.

Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp.

B. CẤU TRÚC/ DÀN Ý GỢI Ý NGHỊ LUẬN XH TỪ MỘT CÂU CHUYỆN

1. Đặt vấn đề.


Như đã trình bày ở trên, nghị luận xã hội có nhiều dạng, mình đã quy vào 7 dạng cơ bản thường gặp, trong đó nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một mẫu chuyện ngày càng sử dụng rất nhiều, cụ thể như thường sử dụng một câu chuyện để làm câu nghị luận xã hội đối với đề thi học sinh giỏi chiếm khoảng 3- 4 điểm; hoặc làm ngữ liệu cho phần đọc hiểu, lấy ngữ liệu đó làm đề cho phần làm văn 2 điểm. Nhiều học sinh còn lúng túng không biết phương pháp khi làm bài nghị luận xã hội về một câu chuyện, hoặc không hiểu vấn đề ý nghĩa đặt ra từ câu chuyện đó để làm phần đọc hiểu – nghị luận xã hội. Khi gặp đề này các em thường tỏ ra lúng túng, viết theo cảm tính, không theo một định hướng cụ thể nào, lan man, lạc đề. Ở tài liệu này tôi chỉ đề cập đến dạng Nghị luận xã hội đặt ra từ một câu chuyện.

2. Thế nào là đề nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện?

- Dạng đề Nghị luận xã hội đưa ra câu chuyện chứa nhiều ẩn ý, không nêu vấn đề cần bàn luận cụ thể, người viết phải tự mình tìm ra ý nghĩa mà câu chuyện gửi gắm để bàn bạc, đưa ra lời nhận xét, đánh giá chính xác có chiều sâu.

Ví dụ 1: Câu chuyện “Đừng thay đổi thế giới”

Ngày xưa, có một vị vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm, ông quyết định vi hành đến những miền xa xưa của đất nước. Khi trở về cung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một chuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởm đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc trên khắp các con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò và sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của. Một hầu cận thông minh, dũng cảm tâu với vua: “Sao bệ hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ không đo cắt một miếng da vừa mới chân mình?”. Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông cũng chấp nhận gợi ý của người hầu cận, làm một đôi giày cho riêng mình.”

Hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên.

(Nguồn: Internet)

Ví dụ 2: Cho văn bản “ Nơi dựa”

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kỳ lạ. Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững kia lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rầy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học Hà Nội, 1983)

Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em.

3. Định hướng, cách làm bài

Như ta thấy phần quan trọng ở đây là học sinh phải nắm được chính xác ý nghĩa mà câu chuyện đề cập, và khi triển khai vấn đề không được thoát khỏi ý nghĩa câu chuyện – đây là phần mà học sinh hay mắc lỗi nhiều nhất. Thường thường, các em tìm được ý nghĩa câu chuyện và nêu vấn đề ở đề bài, nhưng đến phần thân bài các em chỉ lo giải quyết vấn đề tìm được mà hoàn toàn quên bẵng câu chuyện đã cho ở trên. Do đó trong tài liệu này, từng bước giúp các em tìm ra vấn đề chính xác, quen thao tác làm bài.

1706242371990.png

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---BỘ ĐỀ NGHỊ LUẬN TỪ MỘT CÂU CHUYỆN.doc
    903.5 KB · Lượt tải : 7
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    1 số bài văn nghị luận xã hội lớp 8 bài văn nghị luận xã hội lớp 8 các bước làm văn nghị luận xã hội lớp 8 các dạng nghị luận xã hội lớp 8 các đề nghị luận xã hội lớp 8 các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 8 cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 8 cách làm nghị luận xã hội lớp 8 cách viết văn nghị luận xã hội lớp 8 dàn bài nghị luận xã hội lớp 8 dàn ý bài nghị luận xã hội lớp 8 dàn ý chung nghị luận xã hội lớp 8 dàn ý nghị luận xã hội lớp 8 de văn nghị luận xã hội lớp 8 hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội lớp 8 làm bài văn nghị luận xã hội lớp 8 làm văn nghị luận xã hội lớp 8 một số đề nghị luận xã hội lớp 8 một số đoạn văn nghị luận xã hội lớp 8 nghị luận tệ nạn xã hội lớp 8 nghị luận về mạng xã hội facebook lớp 8 nghị luận về mạng xã hội lớp 8 nghị luận về xã hội lớp 8 nghị luận xã hội học sinh giỏi lớp 8 nghị luận xã hội lớp 10 học kì 1 nghị luận xã hội lớp 10 học kì 2 nghị luận xã hội lớp 6 nghị luận xã hội lớp 8 nghị luận xã hội lớp 8 về tệ nạn xã hội nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi nghị luận xã hội lớp 9 vào 10 nghị luận xã hội ô nhiễm môi trường lớp 8 nghị luận xã hội về an toàn giao thông lớp 8 nghị luận xã hội về covid 19 lớp 8 nghị luận xã hội về gia đình lớp 8 nghị luận xã hội về học tập lớp 8 nghị luận xã hội về lòng nhân ái lớp 8 nghị luận xã hội về lòng yêu nước lớp 8 nghị luận xã hội về nghị lực sống lớp 8 nghị luận xã hội về sự vô cảm lớp 8 nghị luận xã hội về tình bạn lớp 8 nghị luận xã hội về tình mẫu tử lớp 8 nghị luận xã hội về tình phụ tử lớp 8 những bài nghị luận xã hội lớp 8 những đề văn nghị luận xã hội hay lớp 8 ôn tập văn nghị luận xã hội lớp 8 văn mẫu nghị luận xã hội lớp 8 văn mẫu về nghị luận xã hội lớp 8 văn nghị luận xã hội lớp 8 văn nghị luận xã hội lớp 8 học kì 2 văn nghị luận xã hội lớp 8 là gì văn nghị luận xã hội lớp 8 về covid văn nghị luận xã hội lớp 8 về ma túy văn nghị luận xã hội lớp 8 về môi trường văn nghị luận xã hội lớp 8 về nghiện facebook văn nghị luận xã hội lớp 8 về nghiện game văn nghị luận xã hội lớp 8 về thuốc lá văn nghị luận xã hội lớp 8 về tình bạn đề thi nghị luận xã hội lớp 8 đề văn nghị luận xã hội lớp 8 hay
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top