- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Những bài văn mẫu lớp 8 nghị luận xã hội được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải những bài văn mẫu lớp 8 nghị luận xã hội về ở dưới.
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghiện mạng xã hội à Đánh giá chung về tác hại.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 - thời đại mà Internet phát triển mạnh mẽ, hầu như mỗi người đều sở hữu cho mình những thiết bị công nghệ nhất định. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà Internet mang lại: giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin, kết nối với nhau, làm việc hiệu quả… thì việc lạm dụng các nền tảng mạng xã hội hay nói cách khác - hiện trạng nghiện mạng xã hội đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Bởi lẽ, nghiện mạng xã hội mang lại rất nhiều tác hại.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
Như chúng ta được biết, mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,... Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram, Zalo…
Vậy thì "nghiện mạng xã hội" là gì? Nghiện là từ ngữ chỉ trạng thái dành thời gian, tâm trí, của cải… vào một vấn đề nào đó quá mức.
2. Thực trạng của việc nghiện mạng xã hội (Biểu hiện)
Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội hiện diện ở khắp mọi nơi và dường như, ở đâu có kết nối Internet, ở đó có mạng xã hội. Trong các quán cà phê, trên xe taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người hoàn toàn bất động, vô hồn nhìn vào điện thoại, thả hồn vào mạng xã hội. Họ chăm chút hình ảnh trên mạng ảo trên facebook, Instagram, Tiktok… nhưng lại không quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân. Họ hăm hở tham gia vào những cuộc tranh luận to tát trên mạng xã hội mà quên đi sự vất vả của mẹ, nỗi cơ cực của cha… Các cuộc gặp gỡ, hội họp bạn bè thì mỗi người lại chằm chằm vào điện thoại…
3. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nghiện xã hội hiện nay. Trước tiên, về những yếu tố khách quan như: sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, đời sống xã hội nâng cao nên việc sở hữu thiết bị công nghệ rất dễ dàng. Mọi người truy cập mạng xã hội vì những nhu cầu tất yếu như tính tiện lợi, nhanh chóng… Về phía gia đình, phần lớn bố mẹ bận rộn công việc nên tạo điều kiện cho con cái học tập, tránh bị lạc lõng với tập thể khi chưa kịp cập nhật thông tin. Đặc biệt cơn đại dịch Co-vid 19 vừa qua cũng là yếu tố lớn khiến người người nhà nhà nghiện mạng xã hội. Nền tảng mạng xã hội có nhiều tính năng: kết nối, giải trí sinh động… gây nghiện.
Tuy nhiên, những nguyên nhân chính dẫn đến việc nghiện mạng xã hội vẫn là do ý thức sử dụng của mỗi cá nhân: ham thích, tìm đến thế giới ảo như một sự giải toả, không sắp xếp thời gian sử dụng hợp lý… nên bị cuốn vào mạng xã hội. Gia đình, xã hội chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng mềm, định hướng giá trị sống cho giới trẻ.
3. Tác hại:
Nghiện mạng xã hội mang lại nhiều hậu quả khôn lường.
Đầu tiên, với mỗi người nghiện mạng xã hội, thì họ lại càng trở nên cô độc. Họ tự xây dựng cho mình một thế giới ảo và giam cầm mình ở rong đó, phụ thuộc và nó và không thể thoát ra được, dần xa rời các mối quan hệ thực tế. Như một cơn nghiện, nếu không tiếp cận mạng xã hội, họ trở nên bứt rứt, khó chịu, không thể tập trung vào công việc. Thứ hai, nghiện mạng xã hội khiến ta tiêu tốn thời gian vô ích. Ngoài công việc phải làm hằng ngày, ta dành hết thời gian còn lại vào mạng xã hội. Thậm chí, nhiều người còn tiêu phí cả thời gian nghỉ ngơi, thời gian vui vẻ với gia đình, thời gian nâng cao năng lực bản thân vào mạng xã hội. Nghiện mạng xã hội khiến người trẻ suy nhược thể chất và tinh thần. Việc tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử gây hại cho mắt, thức khuya để sử dụng ảnh hưởng tới thần kinh, mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới đột quỵ… Thứ tư, nghiện mạng xã hội khiến người trẻ quên đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống (vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật…) để đắm chìm vào những giá trị ảo. Đối với gia đình, xã hội thì việc con người nghiện mạng xã hội khiến xã hội ngày càng rời xa nhau, các giá trị của cuộc sống dần biến mất. Con người lao vào các cuộc chiến trên mạng không hồi kết, gây suy đồi về các giá trị đạo đức…
Thực tế cho ta thấy, việc nghiện mạng xã hội gây ra các hệ luỵ như các content bẩn trên Tiktok, để thu hút lượt xem, các bạn không ngần ngại làm các việc phi đạo đức: mắng chửi người lớn, từ thiện câu like… Học sinh vì nghiện mạng xã hội mà đắm chìm trong thế giới ảo, sống giả dối…
4. Giải pháp:
Để hạn chế tác động của mạng xã hội và đi đến chấm dứt cơn nghiện nguy hại này, tự bản thân mỗi người phải ý thức về mặt lợi, hại của mạng xã hội. Lên thời gian biểu hợp lý để cân đối giữa thế giới thực và thế giới “ảo”, sống tích cực và có định hướng hơn. Nên tìm đến các thú vui lành mạnh, tập thể dục thể thao…Gia đình và nhà trường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động định hướng lối sống cho giới trẻ như ngoại khóa tham quan, tổ chức các câu lạc bộ khoa học, đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý…
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Chúng ta hãy cùng nhau hành động để mạng xã hội trở về đúng giá trị của nó.
- Liên hệ bản thân em: Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã hội, chú trọng đến các giá trị thực của cuộc sống, dành thời gian cho gia đình và chăm lo cho sức khoẻ của bản thân.
I. Mở bài: Giới thiệu về lòng biết ơn trong cuộc sống à Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
Lòng biết ơn không những là một trong những đạo lí làm người mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để được mọi người yêu mến và tìm thấy được hạnh phúc đích thực, con người phải sống có lòng biết ơn. Sống mà không có lòng biết ơn chẳng khác nào đang sống giữa esa mạc khô kiệt tình người, sớm muộn gì cũng bị thất bại trong cuộc sống mà thôi.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ 1: VIẾT BÀI VĂN BÀY TỎ Ý KIẾN VỀ NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghiện mạng xã hội à Đánh giá chung về tác hại.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 - thời đại mà Internet phát triển mạnh mẽ, hầu như mỗi người đều sở hữu cho mình những thiết bị công nghệ nhất định. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà Internet mang lại: giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin, kết nối với nhau, làm việc hiệu quả… thì việc lạm dụng các nền tảng mạng xã hội hay nói cách khác - hiện trạng nghiện mạng xã hội đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Bởi lẽ, nghiện mạng xã hội mang lại rất nhiều tác hại.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
Như chúng ta được biết, mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,... Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram, Zalo…
Vậy thì "nghiện mạng xã hội" là gì? Nghiện là từ ngữ chỉ trạng thái dành thời gian, tâm trí, của cải… vào một vấn đề nào đó quá mức.
2. Thực trạng của việc nghiện mạng xã hội (Biểu hiện)
Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội hiện diện ở khắp mọi nơi và dường như, ở đâu có kết nối Internet, ở đó có mạng xã hội. Trong các quán cà phê, trên xe taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người hoàn toàn bất động, vô hồn nhìn vào điện thoại, thả hồn vào mạng xã hội. Họ chăm chút hình ảnh trên mạng ảo trên facebook, Instagram, Tiktok… nhưng lại không quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân. Họ hăm hở tham gia vào những cuộc tranh luận to tát trên mạng xã hội mà quên đi sự vất vả của mẹ, nỗi cơ cực của cha… Các cuộc gặp gỡ, hội họp bạn bè thì mỗi người lại chằm chằm vào điện thoại…
3. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nghiện xã hội hiện nay. Trước tiên, về những yếu tố khách quan như: sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, đời sống xã hội nâng cao nên việc sở hữu thiết bị công nghệ rất dễ dàng. Mọi người truy cập mạng xã hội vì những nhu cầu tất yếu như tính tiện lợi, nhanh chóng… Về phía gia đình, phần lớn bố mẹ bận rộn công việc nên tạo điều kiện cho con cái học tập, tránh bị lạc lõng với tập thể khi chưa kịp cập nhật thông tin. Đặc biệt cơn đại dịch Co-vid 19 vừa qua cũng là yếu tố lớn khiến người người nhà nhà nghiện mạng xã hội. Nền tảng mạng xã hội có nhiều tính năng: kết nối, giải trí sinh động… gây nghiện.
Tuy nhiên, những nguyên nhân chính dẫn đến việc nghiện mạng xã hội vẫn là do ý thức sử dụng của mỗi cá nhân: ham thích, tìm đến thế giới ảo như một sự giải toả, không sắp xếp thời gian sử dụng hợp lý… nên bị cuốn vào mạng xã hội. Gia đình, xã hội chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng mềm, định hướng giá trị sống cho giới trẻ.
3. Tác hại:
Nghiện mạng xã hội mang lại nhiều hậu quả khôn lường.
Đầu tiên, với mỗi người nghiện mạng xã hội, thì họ lại càng trở nên cô độc. Họ tự xây dựng cho mình một thế giới ảo và giam cầm mình ở rong đó, phụ thuộc và nó và không thể thoát ra được, dần xa rời các mối quan hệ thực tế. Như một cơn nghiện, nếu không tiếp cận mạng xã hội, họ trở nên bứt rứt, khó chịu, không thể tập trung vào công việc. Thứ hai, nghiện mạng xã hội khiến ta tiêu tốn thời gian vô ích. Ngoài công việc phải làm hằng ngày, ta dành hết thời gian còn lại vào mạng xã hội. Thậm chí, nhiều người còn tiêu phí cả thời gian nghỉ ngơi, thời gian vui vẻ với gia đình, thời gian nâng cao năng lực bản thân vào mạng xã hội. Nghiện mạng xã hội khiến người trẻ suy nhược thể chất và tinh thần. Việc tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử gây hại cho mắt, thức khuya để sử dụng ảnh hưởng tới thần kinh, mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới đột quỵ… Thứ tư, nghiện mạng xã hội khiến người trẻ quên đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống (vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật…) để đắm chìm vào những giá trị ảo. Đối với gia đình, xã hội thì việc con người nghiện mạng xã hội khiến xã hội ngày càng rời xa nhau, các giá trị của cuộc sống dần biến mất. Con người lao vào các cuộc chiến trên mạng không hồi kết, gây suy đồi về các giá trị đạo đức…
Thực tế cho ta thấy, việc nghiện mạng xã hội gây ra các hệ luỵ như các content bẩn trên Tiktok, để thu hút lượt xem, các bạn không ngần ngại làm các việc phi đạo đức: mắng chửi người lớn, từ thiện câu like… Học sinh vì nghiện mạng xã hội mà đắm chìm trong thế giới ảo, sống giả dối…
4. Giải pháp:
Để hạn chế tác động của mạng xã hội và đi đến chấm dứt cơn nghiện nguy hại này, tự bản thân mỗi người phải ý thức về mặt lợi, hại của mạng xã hội. Lên thời gian biểu hợp lý để cân đối giữa thế giới thực và thế giới “ảo”, sống tích cực và có định hướng hơn. Nên tìm đến các thú vui lành mạnh, tập thể dục thể thao…Gia đình và nhà trường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động định hướng lối sống cho giới trẻ như ngoại khóa tham quan, tổ chức các câu lạc bộ khoa học, đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý…
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Chúng ta hãy cùng nhau hành động để mạng xã hội trở về đúng giá trị của nó.
- Liên hệ bản thân em: Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã hội, chú trọng đến các giá trị thực của cuộc sống, dành thời gian cho gia đình và chăm lo cho sức khoẻ của bản thân.
ĐỀ 2: CUỘC SỐNG CẦN CÓ LÒNG BIẾT ƠN
I. Mở bài: Giới thiệu về lòng biết ơn trong cuộc sống à Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
Lòng biết ơn không những là một trong những đạo lí làm người mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để được mọi người yêu mến và tìm thấy được hạnh phúc đích thực, con người phải sống có lòng biết ơn. Sống mà không có lòng biết ơn chẳng khác nào đang sống giữa esa mạc khô kiệt tình người, sớm muộn gì cũng bị thất bại trong cuộc sống mà thôi.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!