MÔN LỊCH SỬ

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 SOẠN THEO BÀI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 56 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống, xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc Rô-ma.

- Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt,...

+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã, sau đó chia cho các quý tộc thị tộc người Giéc-man.

+ Phân phong tước vị cho những người có công.

- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.

+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.

=> Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành

2. Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn mà các lãnh chúa chiếm làm của riêng.

- Cấu trúc của lãnh địa:

+ Trong lãnh địa có các lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ, nhà ở của nông nô,…. giống hệt như một vương quốc nhỏ.

+ Vùng đất ở xung quanh lâu đài của lãnh chúa được gọi là đất khẩu phần. Vùng đất này được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế…

- Đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội trong lãnh địa:

+ Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Trong lãnh địa, lãnh chúa lập ra quân đội, tòa án, ban hành luật pháp, chế độ thuế khóa, tiền tệ, đo lường riêng… Thậm chí nhà vua cũng không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

+ Lãnh địa đồng thời là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng, họ chỉ mua một số thứ bên ngoài như: muối, sắt, một số mặt hàng xa xỉ (lụa, hương liệu….).

+ Trong lãnh địa: lãnh chúa không tham gia vào sản xuất, sống xa hoa; còn nông nô phải lao động khổ cực; cuộc sống của họ phụ thuộc vào lãnh chúa.

3. Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến?

- Thông qua hình 2. Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở vương quốc Phơ-răng em thấy: quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô là quan hệ bóc lột:

+ Lãnh chúa chia ruộng đất cho nông dân cày cấy và đặt ra nhiều loại tô, thuế, ví dụ: thuế cưới xin, thuế ma chay…

=> Như vậy, lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp lại cho lãnh chúa một phần hoa lợi (gọi là: địa tô); ngoài ra, nông nô còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch và nộp nhiều loại thuế cho lãnh chúa.

4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo.

- Thời gian ra đời: Thiên chúa giáo (Ki-tô giáo) ra đời vào đầu công nguyên ở vùng Giê-ru-da-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).

- Người sáng lập: Chúa Giê-su.

- Đầu thế kỷ IV, Thiên chúa giáo được công nhận là Quốc giáo của đế quốc La Mã.

5. Thành thị trung đại ra đời thế nào?
1706321780474.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 7.docx
    11.5 MB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top