• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 261

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Ôn tập phần tiếng việt lớp 3 lên lớp 4 được soạn dưới dạng file word gồm 64 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


1. TỪ CHỈ SỰ VẬT

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:

- Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,…, chân, tay, mắt, mũi…

- Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,….., sừng, cánh, mỏ, vuốt, ….

- Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, …, lá, hoa, nụ,…

- Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,…..


  • - Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm , chớp, động đất, sóng thần,.......
  • - Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ , núi , thác, bầu trời, mặt đất, mây,.....
2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM

Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:


  • - Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, ....
  • - Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng......
  • - Chỉ mùi, vị : thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,......
  • - Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,....
3. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI

  • Là những từ chỉ:
  • - Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét (nhà) , nấu (cơm), tập luyện,...
  • - Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu , ghét, thích thú, vui sướng,...


  • 1. DẤU CHẤM
  • Dùng để kết thúc câu kể
  • Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A.
  • 2. DẤU HAI CHẤM
  • - Dùng trước lời nói của một nhân vật (thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang)
  • Ví dụ: Dế Mèn bảo :
  • - Em đừng sợ, đã có tôi đây.
  • - Dùng để lệt kê
  • Ví dụ : Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,...
  • 3. DẤU PHẨY
  • - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)
  • Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.
  • - Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính (Khi thành phần này đứng ở đầu câu)
  • (Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Vì sao ? Bằng gì? Khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ)
  • Ví dụ : Trong lớp , chúng em đang nghe giảng.
  • 4. DẤU HỎI CHẤM (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi.
  • Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không?
  • 5. DẤU CHẤM THAN: Ở lớp 3 dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc.
  • Ví dụ :A, mẹ đã về!


    Kiểu câu
    Ai- là gì?
    Ai- làm gì?
    Ai thế nào?
    Chức năng giao tiếp
    Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó.Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa.Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
    Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?
    - Chỉ người, vật


    - Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
    - Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.
    - Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?(trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.)
    - Chỉ người, vật.


    - Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
    Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? )
    - Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
    - Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?
    - Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.



    - Trả lời cho câu hỏi làm gì?
    - Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

    -
    Trả lời cho câu hỏi thế nào?


    Ví dụ
    Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.
    Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.
    Ai?: Bạn Nam
    Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.
    - Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.
    Ai?: Đàn trâu
    Làm gì?: đang gặm cỏ.
    - Bông hoa hồng rất đẹp
    - Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.
    Ai?: Đàn voi
    Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.


    1. SO SÁNH
    a) Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố:




    VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát.
    Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em)
    Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa)
    Từ so sánh: như
    Phương diện so sánh: đỏ thắm.
    b) Tác dụng.
    Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.)
    c) Dấu hiệu.
    - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,
    - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
    d) Các phép so sánh
    So sánh sự vật với sự vật.

    Sự vật 1
    (Sự vật được so sánh)
    Từ so sánh
    Sự vật 2
    ( Sự vật để so sánh)
    Hai bàn tay em​
    như​
    hoa đầu cành.​
    Cánh diều​
    như​
    dấu “á”.​
    Hai tai mèo​
    như​
    hai cái nấm.​

    So sánh sự vật với con người.
    Đối tượng 1
    Từ so sánh
    Đối tượng 2
    Trẻ em (con người)​
    như​
    búp trên cành. (sự vật)​
    Ngôi nhà (sự vật)​
    như​
    trẻ nhỏ. (sự vật)​
    Bà (con người)​
    như​
    quả ngọt. (sự vật)​
    So sánh âm thanh với âm thanh.
    Âm thanh 1
    Từ so sánh
    Âm thanh 2
    Tiếng suối trong​
    như​
    tiếng hát xa.​
    Tiếng chim​
    như​
    tiếng đàn.​
    Bà (con người)​
    như​
    tiếng xóc những rổ tiền đồng.​
    So sánh hoạt động với hoạt động.
    Hoạt động 1
    Từ so sánh
    Hoạt động 2
    Lá cọ xòe
    như​
    tay vẫy
    Chân đi
    như​
    đập đất
    Các kiểu so sánh.
    - So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì, giống như, như là, ….
    Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối
    - So sánh hơn kém: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, hơn, kém…

    2. NHÂN HÓA
    a) Thế nào là nhân hóa ?

    Nhân hóa là cách gọi, tả các sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người làm cho chúng có hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người; làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
    Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.
    - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
    • b) Các cách nhân hóa: Có ba cách
    • - Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi con người:
    • Ví dụ: Ông mặt trời, chị chổi rơm
    • - Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người:
    • Về hình dáng: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
    Về hoạt động: : Mây vừa mặc áo hồng
    Thoắt đã thay áo trắng
    Áo vạt dài vạt ngắn
    Cứ suốt ngày lang thang
    • Về tâm trạng: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư
    • Về tính cách: Vươn mình trong gió tre đu
    • Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
    • - Nói, xưng hô với sự vật thân mật như với con người.
    • Ví dụ : Em hoa ơi! Chị yêu em lắm.
1687406378122.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---TIẾNG VIỆT 3 lên 4.doc
    1.4 MB · Lượt tải : 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    anh văn lớp 3 lên lớp 4 bài tập on hè lớp 3 lên 4 2018 bài tập on hè lớp 3 lên 4 2021 bài tập on hè lớp 3 lên 4 năm 2021 bài tập on hè lớp 3 lên 4 tiếng anh bài tập on hè lớp 3 lên 4 tiếng việt bài tập ôn lớp 3 lên 4 bài tập tiếng anh lớp 3 lên 4 bài tập tiếng việt lớp 3 lên 4 bài tập toán lớp 3 lên 4 bộ đề lớp 3 lên 4 bộ đề ôn hè toán lớp 3 bộ đề ôn hè toán lớp 3 lên lớp 4 bộ đề toán lớp 3 lên lớp 4 các bài tập toán lớp 3 lên lớp 4 các bài toán lớp 3 lên lớp 4 các dạng toán lớp 3 lên lớp 4 dạng toán lớp 3 lên lớp 4 giải bài tập toán lớp 3 lên lớp 4 giải toán lớp 3 lên lớp 4 giáo án ôn hè lớp 3 lên 4 giáo an on tập hè lớp 3 lên 4 giáo án ôn tập hè toán lớp 3 lên 4 lớp 3 lên 4 lớp 3 lên lớp 4 lớp 3 unit 6 lớp 3e có 4 tổ môn toán lớp 3 lên lớp 4 ôn hè lớp 3 lên 4 ôn hè lớp 3 lên 4 môn toán ôn hè lớp 3 lên lớp 4 violet ôn hè toán 2 lên 3 ôn hè toán 3 ôn hè toán lớp 3 ôn hè toán lớp 3 lên 4 ôn tập hè lớp 3 lên 4 môn tiếng việt on tập hè lớp 3 lên 4 môn toán ôn tập hè lớp 3 lên 4 violet ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn tiếng anh ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn toán violet ôn tập hè lớp 3 toán tiếng việt tiếng anh ôn tập hè toán lớp 3 lên lớp 4 violet ôn tập hè toán tiếng việt 3 ôn tập hè toán tiếng việt lớp 3 ôn tập hè toán tiếng việt lớp 3 lên lớp 4 ôn tập lớp 3 lên 4 ôn tập toán lớp 3 lên 4 tiếng anh lớp 3 lên 4 tiếng anh lớp 3 lên lớp 4 tiếng việt lớp 3 lên 4 tiếng việt lớp 3 lên lớp 4 toán cho học sinh lớp 3 lên lớp 4 toán lớp 3 lên 4 toán lớp 3 lên 4 có đáp án toán lớp 3 lên lớp 4 toán lớp 3 lên lớp 4 có lời giải toán nâng cao lớp 3 lên 4 vndoc lớp 3 lên lớp 4 đề khảo sát lớp 3 lên lớp 4 đề ôn hè lớp 3 lên 4 tiếng anh đề ôn tập lớp 3 lên lớp 4 môn toán đề thi lớp 3 lên lớp 4 môn toán đề toán lớp 3 lên lớp 4 có đáp án
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top