Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tài Liệu Ôn Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1: Các bộ phận văn học và các thành phần văn học của nền văn học Việt Nam. - VHVN gồm hai bộ phận: VHDG và VH viết. - VHDG ra đời từ rất xa xưa và phát triển cho đến ngày nay, bao gồm: + Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. + Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ. + Sân khấu dân gian: chèo, tuồng,… - VH viết chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ X đến nay, bao gồm: + VH Chữ Hán: đậm đà tính dân tộc, diễn tả hiện thực cuộc sống, tâm hồn vẻ đẹp tài hoa Việt Nam. + VH chữ Nôm: xuất hiện vào khoảng thề kỉ XIII, phát triển nhanh chóng, có nhiều tác gia lớn với những tác phẩm ưu tú. + VH chữ Quốc ngữ: hình thành cuối thề kỉ XIX đầu thế kỉ XX và phát triển mạnh từ những năm 20 của thề kỉ XX, ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu. g Hai dòng VHDG và VH viết phát triển song song và luôn có tác động qua lại một cách sâu sắc. Câu 2: VHDG có tác động quan trọng đối với VH viết. Chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể. Nguyễn Du diễn tả cuộc đánh ghen nham hiểm của Hoạn Thư: bí mật bắt Kiều về làm hoa nô hầu hạ Thúc Sinh, bề ngoài vẫn nói cười như không tuy đang thực thi một quỷ kế rất ác để hành hạ cả Thúc Sinh và Thúy Kiều: “Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Câu 3: VHDG còn gọi là văn học bình dân hoặc văn học truyền miệng. Theo anh (chị) cách gọi nào nói lên đặc trưng cơ bản nhất của bộ phận văn học này? - Văn học bình dân nhấn mạnh đnế đối tượng sáng tác , gìn giữ, lưu truyền của bộ phận văn học này là người lao động bình thường. Khái niệm này rất có ý nghĩa khi nói về VHDG thời kì xã hội phân hóa giai cấp. - VH truyền miệng nhấn mạnh một đặc trưng quan | Trọng , một phương thức lưu truyền của bộ phận văn học này là truyền miệng. - Mỗi tên gọi chỉ nhấn mạnh một đặc trưng của VHDG. Tên gọi VHDG là để chỉ VH được lưu truyền trong dân, là tiếng nói của đông đảo dân chúng lao động trong xã hội. Vì vậy, tên gọi VHDG hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất. Câu 4: Tại sao trong lịch sử VHVN, dòng VHDG lại ra đời sớm hơn dòng VH viết sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay? Trong lịch sử VH các dân tộc, dòng VHDG ra đời sớm hơn dòng văn học viết , ngay từ khi loài người chưa có chữ viết, khi các loại hình VH nghệ thuật chưa được chuyên môn hóa, khi con người chưa có ý thức về sự snág tạo nghệ thuật của mình. Do đó VHDG có những đặc điểm nhận thức và phản ánh cuộc sống một cách đặc biệt. Sau khi VH viết VN đã hình thành và phát triển , VHDG vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ bởi nó có những đặc trưng riêng và giá trị nhiều mặt. Hơn nữa khi mới ra đời, VH viết sử dụng chữ Hán là ngôn ngữ mà người bình dân khó có thể sử dụng. VHDG đáp ứng nhu cầu biểu hiện ý thức cộng đồng, nhu cầu sinh hoạt và snág tạo tập thể. Mặt khác, nó cũng đáp ứng nhu cầu snág tác và thưởng thức VH bằng phương thức truyền miệng của dân chúng, nhất là tầng lớp bình dân. Câu 5: Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản VHDG cổ truyền trong đời sống văn hóa hiện nay. Để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản VHDG cổ truyền trong đời sống văn hóa, VH hiện nay chúng ta cần sưu tầm và tổ chức lưu giữ những tác phẩm VHDG đang lưu turyền trong dân gian; giới thiệu các giá trị VHDG cho công chúng để mọi người cùng hiểu và ý thức giữ gìn. Hiện nay vẫn còn rất nhiều tác phẩm lưu truyền trong dân gian chưa được sưu tầm và giới thiệu, nhất là tác phẩm VHDG của các dân tộc thiểu số. Đó là những hòn ngọc quý rất cần được sưu tầm và bảo tồn. |