TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 SGK MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 240 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Cách làm bài đọc – hiểu dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Thông thường, phần đọc hiểu gồm 10 câu hỏi, trong đó 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận( Trả lời ngắn), đánh giá ở ba mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Trắc nghiệm:Câu 1 – câu 8
Những dạng câu hỏi thường gặp trong đề bài là:
Phương thức biểu đạt chính ( Căn cứ vào đặc trưng của từng PTBĐ để xác định: Tự sự - trình bày diễn biến sự việc; Nghị luận – Bày tỏ quan điểm, ý kiến; Biểu cảm – Bộc lộ cảm xúc; Miêu tả - Tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng…)
Thể thơ, vần, nhịp, cách ngắt dòng ( Đối với thơ)
Thể loại, nhân vật, cốt truyện ( Đối truyện)
Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong văn bản
Nội dung chính của văn bản
Bài học, thông điệp cuộc sống gợi ra từ văn bản.
Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học: Biện pháp tu từ, câu chia theo mục đích nói, vai trò tác dụng của dấu câu, nghĩa của từ….
* Tự luận: Câu 9 và câu 10
Câu 9:Thông thường có các dạng câu hỏi:
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ có trong ngữ liệu.
Cách làm:
+Xác định biện pháp tu từ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào.
Phân tích tác dụng: Biện pháp tu từ ấy thể hiện điều gì, nói với chúng ta điều gì, tư tưởng, tình cảm của tác giả bộc lộ như thế nào, thái độ của người viết ra sao…
Biện pháp tu từ có tác dụng về nghệ thuật: Làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt,tạo nhạc điệu cho câu văn, câu thơ…
- Thông điệp, bài học rút ra từ ngữ liệu: Ngữ liệu gửi đến bạn đọc thông điệp cuộc sống nào, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ là gì… Hoặc bài học cuộc sống mà bạn đọc rút ra từ ngữ liệu là gì???
Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu - Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp.
Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a. Kĩ năng nhận thức đề.
Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân… b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Kĩ năng viết phần mở đoạn. - Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).
Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….
Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.
VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng
“Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “..” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.
VD 2.Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm.
Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn nhưng cũng không nguôi khao khát sự lấp lánh của những vì sao. Ta yêu mến một bông hoa nhỏ xinh nhưng cũng thèm được thả hồn với cánh đồng hoa bạt ngàn hương sắc… Quả vậy, cuộc sống mà không có ước mơ, khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cuộc sống ấy sẽ nghèo nàn đi nhiều lắm! Câu chuyện “..” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích về biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.
Kĩ năng viết phần thân đoạn: phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về tư tưởng, đạo lí thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra. - Yêu cầu:
+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý ( Từ khoá)
+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.
+ Nên dựa vào nôi dung phần đọc hiểu để giải thích từ ngữ, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh.
- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.
PHẦN I: CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
Cách làm bài đọc – hiểu dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Thông thường, phần đọc hiểu gồm 10 câu hỏi, trong đó 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận( Trả lời ngắn), đánh giá ở ba mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Trắc nghiệm:Câu 1 – câu 8
Những dạng câu hỏi thường gặp trong đề bài là:
Phương thức biểu đạt chính ( Căn cứ vào đặc trưng của từng PTBĐ để xác định: Tự sự - trình bày diễn biến sự việc; Nghị luận – Bày tỏ quan điểm, ý kiến; Biểu cảm – Bộc lộ cảm xúc; Miêu tả - Tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng…)
Thể thơ, vần, nhịp, cách ngắt dòng ( Đối với thơ)
Thể loại, nhân vật, cốt truyện ( Đối truyện)
Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong văn bản
Nội dung chính của văn bản
Bài học, thông điệp cuộc sống gợi ra từ văn bản.
Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học: Biện pháp tu từ, câu chia theo mục đích nói, vai trò tác dụng của dấu câu, nghĩa của từ….
* Tự luận: Câu 9 và câu 10
Câu 9:Thông thường có các dạng câu hỏi:
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ có trong ngữ liệu.
Cách làm:
+Xác định biện pháp tu từ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào.
Phân tích tác dụng: Biện pháp tu từ ấy thể hiện điều gì, nói với chúng ta điều gì, tư tưởng, tình cảm của tác giả bộc lộ như thế nào, thái độ của người viết ra sao…
Biện pháp tu từ có tác dụng về nghệ thuật: Làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt,tạo nhạc điệu cho câu văn, câu thơ…
- Thông điệp, bài học rút ra từ ngữ liệu: Ngữ liệu gửi đến bạn đọc thông điệp cuộc sống nào, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ là gì… Hoặc bài học cuộc sống mà bạn đọc rút ra từ ngữ liệu là gì???
Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu - Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp.
Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a. Kĩ năng nhận thức đề.
Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân… b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Kĩ năng viết phần mở đoạn. - Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).
Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….
Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.
VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng
“Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “..” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.
VD 2.Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm.
Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn nhưng cũng không nguôi khao khát sự lấp lánh của những vì sao. Ta yêu mến một bông hoa nhỏ xinh nhưng cũng thèm được thả hồn với cánh đồng hoa bạt ngàn hương sắc… Quả vậy, cuộc sống mà không có ước mơ, khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cuộc sống ấy sẽ nghèo nàn đi nhiều lắm! Câu chuyện “..” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích về biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.
Kĩ năng viết phần thân đoạn: phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về tư tưởng, đạo lí thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra. - Yêu cầu:
+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý ( Từ khoá)
+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.
+ Nên dựa vào nôi dung phần đọc hiểu để giải thích từ ngữ, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh.
- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.