Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÀI LIỆU ÔN THI HSG NGỮ VĂN 8 NÂNG CAO (dùng chung cho cả 3 bộ sách) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 360 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần 2 (Chủ đề 1 - đặc điểm, bản chất của
văn học) đặc điểm về ngôn từ của tác phẩm văn học
Ngôn từ văn học cũng là một dạng của lời nói, nhưng là lời nói được sử dụng nhằm xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.
Ngôn từ là chất liệu của văn học. Văn học sử dụng ngôn từ như là chất liệu và phương tiện để miêu tả đời sống và biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn trước cuộc đời. (Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ chất liệu mà loại hình ấy sử dụng… )
Lưu ý:
Phần 2 (Chủ đề 1 - đặc điểm, bản chất của
văn học) đặc điểm về ngôn từ của tác phẩm văn học
Khái niệm
Ngôn từ của tác phẩm văn học là ngôn từ nghệ thuật, là ngôn từ toàn dân đã được nghệ thuật hóa (chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt…) và đặc biệt ngôn từ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ – cảm xúc được nhận biết thông qua những rung động tình cảm.Ngôn từ văn học cũng là một dạng của lời nói, nhưng là lời nói được sử dụng nhằm xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.
Ngôn từ là chất liệu của văn học. Văn học sử dụng ngôn từ như là chất liệu và phương tiện để miêu tả đời sống và biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn trước cuộc đời. (Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ chất liệu mà loại hình ấy sử dụng… )
Lưu ý:
- Những kiến thức này chủ yếu sử dụng ở:
- Luận điểm giải thích khi nhận định có chứa thuật ngữ hoặc hình ảnh về ngôn từ văn học.
Luận điểm bàn luận (chứng minh bằng cơ sở lí luận)
Đặc trưng của ngôn từ văn học
Tính hình tượng:
+ Tính hình tượng của ngôn từ nghệ thuật thể hiện ở khả năng gợi lên những hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, mùi vị… của sự vật hiện tượng được miêu tả.
+ Ngôn từ nghệ thuật gây cho người đọc ấn tượng về thị giác, thính giác, xúc giác…, khiến cho họ có thể cảm nhận một cách cụ thể, cảm tính, rõ ràng, xác thực đối với cảnh vật, sự kiện và con người được tái hiện trong tác phẩm.
Tính biểu cảm:
+ Tính biểu cảm của ngôn từ nghệ thuật thể hiện ở khả năng bộc lộ mạnh mẽ cảm xúc, thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với các hiện trạng của đời sống.
+ Ngôn từ nghệ thuật lan truyền và dấy lên những cảm xúc phong phú, dồi dào trong lòng người đọc.
Tính hàm súc cao: Ngôn từ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ đã được nhà văn chọn lựa, chắt lọc một cách kĩ càng sao cho bằng lượng từ ngữ cô đọng nhất cũng có thể gợi lên chính xác nhất bản chất của sự vật, hiện tượng. Ý tại ngôn ngoại, nói ít gợi nhiều, ngôn từ hàm chứa nhiều tầng nghĩa.
Phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật:
Ngôn từ - như là chất liệu và phương tiện của văn học – phải là lời nói hay, lời nói đẹp, là lời nói có khả năng làm lay động lòng người và khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ.
Người đọc văn không chỉ được thưởng thức “tình hay ý đẹp” mà còn say đắm với vẻ đẹp của con chữ trong tác phẩm.
Lưu ý: Những kiến thức này chủ yếu sử dụng ở:
Luận điểm bàn luận (chứng minh bằng cơ sở lí luận)
Luận điểm đánh giá, nhận xét
Cơ sở tồn tại của những đặc trưng trong ngôn từ văn học
Cơ sở nội tại của văn học:
+ Nhà văn sáng tác tác phẩm nghệ thuật là một quá trình lao động mà ngôn từ trong tác phẩm chính là thành quả của quá trình ấy. Bởi vậy, ngôn từ nghệ thuật luôn được trau chuốt, chứa đựng dụng ý của tác giả.
+ Tác phẩm văn học ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc, có được sức sống lâu bền là bởi lớp ngôn từ của tác phẩm ấy. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn tại của tác phẩm.
+ Bạn đọc chỉ có thể tiếp nhận giá trị văn học, hiểu và cảm nhận được tác phẩm văn học thông qua hệ thống ngôn từ của tác phẩm ấy.
Cơ sở khách quan từ xã hội
+ Ngôn từ luôn gắn liền với đời sống con người.
+ Mỗi loại hình nghệ thuật đều mang những đặc trưng của thứ chất liệu làm ra nó. Văn học cũng là một loại hình nghệ thuật.
Lưu ý: Những kiến thức này sử dụng chủ yếu ở:
Luận điểm bàn luận (chứng minh bằng cơ sở lí luận)
Luận điểm đánh giá, nhận xét
Sơ đồ tóm tắt kiến thức về NGÔN TỪ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC