- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 3: Văn học Việt Nam hiện đại
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 3: Văn học Việt Nam hiện đại rất hay được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Hữu Bản – Trường THPT Xín Mần – Hà Giang. Tài liệu được viết dưới dạng word gồm 229 trang. Các bạn xem và download ở link dưới.
Tài liệu ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Phần ba: Văn học Việt Nam hiện đại
I. Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lí tưởng lớn lao duy nhất của Hồ Chí Minh là cứu nước, cứu dân. Người đã tâm sự: “ Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì ham muốn ấy mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước và cống hiến cả đời mình cho sự nghiêp Cách Mạng giải phóng dân tộc. Trên con đường hoạt động Cách Mạng, Người đã thấy rõ văn học là vũ khí sắc bén, lợi hại, phục vụ đắc lực cho chính trị, cho sự nghiệp đấu tranh Cách Mạng. Người đã mài giũa ngòi bút của mình. Sáng tác văn chương để làm Cách Mạng. Mục đích chính trị đã chi phối quan niệm sáng tác nghệ thuật của Người.
Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh gồm 3 nội dung chính.
1.Trước hết Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp Cách Mạng, nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. Tinh thần ấy đã được Người thể hiện trong bài “ Cảm tưởng đọc thiên gia thi”
“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
“ Chất thép” ở đây là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của hội họa toàn quốc năm 1931. Người khẳng định: “ Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh/chị/em phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quan điểm đó vừa phát huy truyền thống thơ văn đuổi giặc của ông cha ta từ Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đến Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, … vừa được nâng cao trong thời đại Cách Mạng vô sản.
2. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính “chân thật” và tính dân tộc của văn học.
Tính chân thật: Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Về nội dung: nội dung tác phẩm phải miêu tả cho chân thực đời sống Cách Mạng có tính khuynh hướng rõ ràng. Trong buổi khai mạc phòng triển lãm văn hóa, Người nhận xét một số tác phẩm hội họa, “ chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người căn dặn các nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của cuộc sống và phải “ giữ tình cảm chân thật”
Về hình thức nghệ thuật nhà văn không nên viết cầu kì xa lạ, nặng nề, khó hiểu mà hình thức tác phẩm phải trong sáng hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, phải thể hiện được tinh thần của nhân dân và được nhân dân yêu thích.
Tính dân tộc: Hồ Chí Minh rất coi trọng tính “ dân tộc” của văn học, Người căn dặn các nghệ sĩ “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” đồng thời Hồ Chí Minh cũng đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Người nhắc nhở “ Chớ gò bó họ vào khuôn khổ làm mất vẻ sáng tạo”
Như vậy tác phẩm văn chương phải đậm tính dân tộc và tính nhân dân.
3. Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đính đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “ Viết cho ai ( đối tượng), viết để làm gì ( hình thức), viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào ( hình thức). Tùy từng trường hợp cụ thể. Người đã vận dụng
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 3: Văn học Việt Nam hiện đại rất hay được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Hữu Bản – Trường THPT Xín Mần – Hà Giang. Tài liệu được viết dưới dạng word gồm 229 trang. Các bạn xem và download ở link dưới.
Tài liệu ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Phần ba: Văn học Việt Nam hiện đại
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
I. Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lí tưởng lớn lao duy nhất của Hồ Chí Minh là cứu nước, cứu dân. Người đã tâm sự: “ Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì ham muốn ấy mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước và cống hiến cả đời mình cho sự nghiêp Cách Mạng giải phóng dân tộc. Trên con đường hoạt động Cách Mạng, Người đã thấy rõ văn học là vũ khí sắc bén, lợi hại, phục vụ đắc lực cho chính trị, cho sự nghiệp đấu tranh Cách Mạng. Người đã mài giũa ngòi bút của mình. Sáng tác văn chương để làm Cách Mạng. Mục đích chính trị đã chi phối quan niệm sáng tác nghệ thuật của Người.
Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh gồm 3 nội dung chính.
1.Trước hết Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp Cách Mạng, nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. Tinh thần ấy đã được Người thể hiện trong bài “ Cảm tưởng đọc thiên gia thi”
“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
“ Chất thép” ở đây là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của hội họa toàn quốc năm 1931. Người khẳng định: “ Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh/chị/em phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quan điểm đó vừa phát huy truyền thống thơ văn đuổi giặc của ông cha ta từ Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đến Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, … vừa được nâng cao trong thời đại Cách Mạng vô sản.
2. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính “chân thật” và tính dân tộc của văn học.
Tính chân thật: Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Về nội dung: nội dung tác phẩm phải miêu tả cho chân thực đời sống Cách Mạng có tính khuynh hướng rõ ràng. Trong buổi khai mạc phòng triển lãm văn hóa, Người nhận xét một số tác phẩm hội họa, “ chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người căn dặn các nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của cuộc sống và phải “ giữ tình cảm chân thật”
Về hình thức nghệ thuật nhà văn không nên viết cầu kì xa lạ, nặng nề, khó hiểu mà hình thức tác phẩm phải trong sáng hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, phải thể hiện được tinh thần của nhân dân và được nhân dân yêu thích.
Tính dân tộc: Hồ Chí Minh rất coi trọng tính “ dân tộc” của văn học, Người căn dặn các nghệ sĩ “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” đồng thời Hồ Chí Minh cũng đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Người nhắc nhở “ Chớ gò bó họ vào khuôn khổ làm mất vẻ sáng tạo”
Như vậy tác phẩm văn chương phải đậm tính dân tộc và tính nhân dân.
3. Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đính đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “ Viết cho ai ( đối tượng), viết để làm gì ( hình thức), viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào ( hình thức). Tùy từng trường hợp cụ thể. Người đã vận dụng