Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TỔNG HỢP 279 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CÓ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 498 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.Văn nghị luận (NL) là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, muốn thế văn NL phải có các yếu tố: Luận điểm (LĐ), luận cứ (LC) và lập luận (LL).
-LĐ là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn NL.
-LC là lí lẽ và dẫn chứng ( lí lẽ giúp người ta hiểu, dẫn chứng giúp người ta tin ) đưa ra làm cơ sở cho LĐ.
-LL là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LĐ để dẫn đến luận đề (vấn đề cần NL); là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LC để dẫn đến LĐ.
Ví dụ:
Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
( Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc,
NXB Thanh niên, 1982 )
2.Mối quan hệ giữa LĐ với vấn đề cần giải quyết (vấn đề cần NL) trong bài văn NL.
LĐ cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
3.Mối quan hệ giữa các LĐ trong bài văn NL.
Giữa các LĐ cần phải:
-Liên kết chặt chẽ với nhau.
-Có sự phân biệt rạch ròi với nhau (không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau).
-Sắp xếp theo một trình tự hợp lí: LĐ nêu trước chuẩn bị làm cơ sở cho LĐ nêu sau, còn LĐ nêu sau dẫn đến LĐ kết luận.
-Sắp xếp sao cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận: Từ cái dễ đến cái khó, từ cái quen thuộc đến cái mới lạ, từ cái ở mức độ thấp đến ở mức độ cao.
Ví dụ: Văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh:
-Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
-Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
-Đồng bào ta ngày nay rấy xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;
-Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành động yêu nước.
4.Muốn làm được bài văn NL thì người viết phải tìm cho ra được LĐ. Song người viết còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những LĐ mà mình đã tìm ra (nghĩa là phải biết viết đoạn văn trình bày LĐ).
Ví dụ: Trình bày LĐ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
5.Cách trình bày luận cứ
LĐ có đứng vững được, có sức thuyết phục là nhờ luận cứ.
Luận cứ bao gồm: Lí lẽ và dẫn chứng.
a. Lí lẽ
Hệ thống lí lẽ phải sắc bén, thuyết phục người đọc, bởi lí lẽ đưa ra được xem như là chân lí (có lí, có tình), được mọi người công nhận. Nghĩa là lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là đồng tình. Các lí lẽ phải liên kết khăng khít – lí lẽ trước gợi mở ra lí lẽ tiếp theo, lí lẽ sau kế thừa và phát triển lí lẽ trước theo một thứ tự hợp lí, không thể bác bỏ. Lí lẽ nên trình bày bằng những lời văn giản dị, dễ hiểu.
Ví dụ:
Con người cần phải khiêm tốn. Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
(Dựa theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
PHẦN MỘT
KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1.Văn nghị luận (NL) là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, muốn thế văn NL phải có các yếu tố: Luận điểm (LĐ), luận cứ (LC) và lập luận (LL).
-LĐ là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn NL.
-LC là lí lẽ và dẫn chứng ( lí lẽ giúp người ta hiểu, dẫn chứng giúp người ta tin ) đưa ra làm cơ sở cho LĐ.
-LL là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LĐ để dẫn đến luận đề (vấn đề cần NL); là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LC để dẫn đến LĐ.
Ví dụ:
Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
( Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc,
NXB Thanh niên, 1982 )
2.Mối quan hệ giữa LĐ với vấn đề cần giải quyết (vấn đề cần NL) trong bài văn NL.
LĐ cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
3.Mối quan hệ giữa các LĐ trong bài văn NL.
Giữa các LĐ cần phải:
-Liên kết chặt chẽ với nhau.
-Có sự phân biệt rạch ròi với nhau (không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau).
-Sắp xếp theo một trình tự hợp lí: LĐ nêu trước chuẩn bị làm cơ sở cho LĐ nêu sau, còn LĐ nêu sau dẫn đến LĐ kết luận.
-Sắp xếp sao cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận: Từ cái dễ đến cái khó, từ cái quen thuộc đến cái mới lạ, từ cái ở mức độ thấp đến ở mức độ cao.
Ví dụ: Văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh:
-Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
-Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
-Đồng bào ta ngày nay rấy xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;
-Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành động yêu nước.
4.Muốn làm được bài văn NL thì người viết phải tìm cho ra được LĐ. Song người viết còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những LĐ mà mình đã tìm ra (nghĩa là phải biết viết đoạn văn trình bày LĐ).
Ví dụ: Trình bày LĐ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
5.Cách trình bày luận cứ
LĐ có đứng vững được, có sức thuyết phục là nhờ luận cứ.
Luận cứ bao gồm: Lí lẽ và dẫn chứng.
a. Lí lẽ
Hệ thống lí lẽ phải sắc bén, thuyết phục người đọc, bởi lí lẽ đưa ra được xem như là chân lí (có lí, có tình), được mọi người công nhận. Nghĩa là lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là đồng tình. Các lí lẽ phải liên kết khăng khít – lí lẽ trước gợi mở ra lí lẽ tiếp theo, lí lẽ sau kế thừa và phát triển lí lẽ trước theo một thứ tự hợp lí, không thể bác bỏ. Lí lẽ nên trình bày bằng những lời văn giản dị, dễ hiểu.
Ví dụ:
Con người cần phải khiêm tốn. Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
(Dựa theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)