Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,028
Điểm
113
tác giả
TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN Nghị luận văn học lớp 9 học kì 1 được soạn dưới dạng file word gồm 117 trang. Các bạn xem và tải nghị luận văn học lớp 9 học kì 1 về ở dưới.
BÀI 1: ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu)

Đề bài luyện tập:

Đề 1: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

(Trích Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Đề 2: Phân tích những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội( 10 câu tiếp):
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đề 3 : Kết thúc bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Cảm nhận sâu sắc của em về vẻ đẹp của đoạn thơ trên.


Hướng dẫn làm bài:

Đề 1: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!


(Trích Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)








Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài
- Dẫn dắt: tác giả, bài thơ
- Giới thiệu nội dung đoạn thơ: cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông vừa bình dị, sâu lắng và hàm súc; thường tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí” sáng tác năm 1948 là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó mặn nồng. Đặc biệt, bẩy câu thơ đầu bài thơ đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.
II. Thân bài
* Khái quát:
- Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Đồng chí” được sáng tác năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông( 1947)- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đó, 7 câu thơ đầu là những lời thơ xúc động của Chính Hữu khi kể về những người lính với hoàn cảnh xuất thân, lí tưởng, tấm lòng… có những điểm tương đồng, là cơ sở nảy sinh tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
* Phân tích
Luận điểm 1: Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:
+ Nghệ thuật đối
+ Thành ngữ "nước mặn đồng chua"





+ Cụm từ “đất cày lên sỏi đá”

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành
Trước tiên, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Hai câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nghệ thuật đối “quê hương anh” – ‘làng tôi”, “nước mặn, đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá”, gợi lên sự tương đồng về quê hương của những người lính.
Thành ngữ "nước mặn đồng chua": gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong làn nước. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành đã cho thấy những người lính, họ đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó. Các anh tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Luận điểm 2: Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.



+ "tôi", "anh" đã chung trong một dòng thơ.
+ Nhà thơ không nói "hai người xa lạ" mà là "đôi người xa lạ"!



- Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ:
+ “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng …
+ “Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ …
Không chỉ tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, từ những con người vốn chẳng hề thân quen, nay cùng chung lí tưởng cách mạng mà gặp gỡ, từ đó mà làm nên tình đồng chí.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

Nếu trong 2 câu thơ mở đầu, "tôi", "anh" đứng ở 2 vị trí độc lập, tách rời thì đến 2 câu thơ này, "tôi", "anh" đã chung trong một dòng thơ. Nhà thơ không nói "hai người xa lạ" mà là "đôi người xa lạ"! Vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm. Đôi có nghĩa là sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thắm thiết. Dùng từ đôi, Chính Hữu đã muốn khẳng định tình thân gắn bó không thể tách dời giữa những người lính chiến sĩ.
Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ: “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ. “Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Câu thơ chia làm 2 vế tiểu đối đã làm nổi bật hình ảnh những người đồng đội luôn sát cánh bên nhau.
Luận điểm 3: Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn. Đó cũng là cơ sở để những người lính thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Cuộc sống chiến đấu đã gắn kết những người chiến sĩ. Hai dòng chữ chỉ có một chữ chung mà cái chung đã bao trùm lên tất cả. Câu thơ đã gợi lên một hình ảnh đẹp đong đầy những kỉ niệm. Những người lính đã từng chiến đấu nơi chiến khu Việt Bắc hẳn không ai quên được cái rét của núi rừng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
Gió qua rừng Đèo Khế gió sang
.
Và cũng chẳng ai quên được sự yêu thương chia sẻ của mọi người “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” (Tố Hữu). Họ cùng nhau chia sẻ vui buồn, họ kể cho nhau nghe về bản thân mình; họ cùng truyền cho nhau hơi ấm tình đồng đội... Và nếu như "anh với tôi" vẫn còn có một chút khoảng cách thì đến bây giờ, khi "đêm rét chung chăn", mọi khoảng cách đã không còn.
-> Tất cả những hành động và tình cảm chân thành ấy đã làm nên những người bạn “tri kỉ” tri âm mà cao hơn là tình đồng chí, đồng đội bền chặt, thiêng liêng.
- Lời gọi “ đồng chí”

+ Câu thơ vang lên như một phát hiện…
+ Thể hiện cảm xúc dồn nén
+ Dòng thơ như một bản lề gắn kết.
Khép lại đoạn thơ là một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi hai từ: “ đồng chí!”.
Câu thơ vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí. Thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiets tha của tình đòng chí, đồng đội. Dòng thơ đặc biệt ấy như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương.
* Đánh giá
- Nghệ thuật
- Nội dung
- Gắn với hoàn cảnh ra đời để thêm trân trọng tấm lòng của nhà thơ.
=> Với giọng điệu tâm tình, thiết tha; lời thơ giản dị, nồng ấm; đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như những niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, những người đồng chí, đồng đội, sống gắn bó bên nhau.
III. Kết bài
- Đánh giá chung về đoạn thơ
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì?
Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng mỗi người. Hình ảnh người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội như còn khắc sâu trong tâm trí người đọc. Ta thêm cảm phục, tự hào về những con người bình dị mà cao đẹp trong buổi đầu kháng chiến đày gian khổ. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình.


Đề 2 : Phân tích những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội( 10 câu tiếp):


Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá
1704623254980.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Nghị luận văn học 9 kì 1.doc
    876 KB · Lượt tải : 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài nghị luận xã hội lớp 9 bộ đề nghị luận xã hội lớp 9 các bài nghị luận xã hội lớp 9 thường gặp các dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 các dạng nghị luận xã hội lớp 9 các kiểu bài nghị luận xã hội lớp 9 các đề nghị luận xã hội lớp 9 cách viết kết bài nghị luận xã hội lớp 9 cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9 hay chuyên de văn nghị luận xã hội lớp 9 violet chuyên đề nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài nghị luận xã hội lớp 9 dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý làm văn nghị luận xã hội lớp 9 dạng đề văn nghị luận xã hội lớp 9 file nghị luận xã hội lớp 9 giáo án chủ đề nghị luận xã hội lớp 9 học đối phó văn nghị luận xã hội lớp 9 kết bài nghị luận xã hội lớp 9 kỹ năng làm văn nghị luận xã hội lớp 9 làm văn nghị luận xã hội lớp 9 mở bài nghị luận xã hội lớp 9 một số bài nghị luận xã hội lớp 9 một số đề nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận tệ nạn xã hội lớp 9 nghị luận về mạng xã hội lớp 9 nghị luận về xã hội lớp 9 nghị luận xã hội cho lớp 9 nghị luận xã hội hsg lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ nghị luận xã hội lớp 9 500 chữ nghị luận xã hội lớp 9 bài viết số 5 nghị luận xã hội lớp 9 cách làm nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý nghị luận xã hội lớp 9 học kì 1 nghị luận xã hội lớp 9 học kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi nghị luận xã hội lớp 9 kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 ô nhiễm môi trường nghị luận xã hội lớp 9 pdf nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 tinh thần tự học nghị luận xã hội lớp 9 uống nước nhớ nguồn nghị luận xã hội lớp 9 vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 về covid 19 nghị luận xã hội lớp 9 về tình mẫu tử nghị luận xã hội lớp 9 vứt rác bừa bãi nghị luận xã hội nâng cao lớp 9 nghị luận xã hội nghiện game lớp 9 nghị luận xã hội ở lớp 9 nghị luận xã hội tai nạn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội trách nhiệm lớp 9 nghị luận xã hội về an toàn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội về hạnh phúc lớp 9 nghị luận xã hội về kỹ năng sống lớp 9 nghị luận xã hội về lòng dũng cảm lớp 9 nghị luận xã hội về lòng khoan dung lớp 9 nghị luận xã hội về lòng tốt lớp 9 nghị luận xã hội về sống giản dị lớp 9 nghị luận xã hội về tình phụ tử lớp 9 nghị luận xã hội về đọc sách lớp 9 những bài nghị luận xã hội lớp 9 những đề nghị luận xã hội lớp 9 những đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 hay on tập nghị luận xã hội lớp 9 ôn tập văn nghị luận xã hội lớp 9 phương pháp làm nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 pdf soạn bài nghị luận xã hội lớp 9 tài liệu nghị luận xã hội lớp 9 văn mẫu nghị luận xã hội lớp 9 văn nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ văn nghị luận xã hội lớp 9 an toàn giao thông văn nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 văn nghị luận xã hội lớp 9 tự lập văn nghị luận xã hội lớp 9 về môi trường văn nghị luận xã hội lớp 9 về nghiện game văn nghị luận xã hội lớp 9 về tình bạn văn nghị luận xã hội lớp 9 về xả rác viết văn nghị luận xã hội lớp 9 đề 4 đề văn nghị luận xã hội lớp 9 mới nhất
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top