• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 249

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
TOP 10 Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp thcs MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 10 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp thcs về ở dưới.

PHÒNG GDĐT NINH HÒA
TRƯỜNG TH SỐ 2 NINH XUÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến Thị xã

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2018-2019



Đề tài: “ Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong tiết Tập đọc lớp 4”.

Người thực hiện: Hoàng Thị Phượng Mỹ

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Ninh xuân

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 09 năm 2017 – tháng 03 năm 2019

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm.Vì vậy giữa việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình có liên quan gắn bó mật thiết với nhau. Qua việc đọc, học sinh tiếp cận được văn hóa của dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở, học sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, phát triển tư duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹ của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn.

Thực tế trong quá trình giảng dạy Tập đọc lớp 4, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh chưa cao, nhất là việc đọc diễn cảm. Qua việc thử nghiệm ở trường Tiểu học, tôi thấy kết quả như sau:

- Đa số học sinh còn phát âm tiếng địa phương rất nhiều.

- Một số học sinh còn đọc nhỏ và chậm, ngắt nghỉ hơi tùy tiện vì chưa biết cách ngắt, nghỉ hơi ở những câu văn dài.

- Nhất là khi đọc thơ, các em chưa ngắt hơi đúng nhịp, đa số học sinh đều ngắt hơi ở cuối mỗi câu thơ.

- Phần lớn các em chưa biết biểu hiện điều mình hiểu qua giọng đọc.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc diễn cảm của các em.

Ngày nay, đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới, xã hội ngày càng phát triển, vì vậy mỗi con người đòi hỏi tri thức ngày càng cao, trong đó phát triển ngôn ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy trở nên vô cùng thiết yếu. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có, nó phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì, bền bỉ. Hầu hết mỗi giáo viên đều không ngừng tìm tòi đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập đọc. Xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn và nhu cầu của bản thân muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực của mình, mong phần nào góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Từ những suy nghĩ như trên, tôi quyết định tìm ra biện pháp giảng dạy một cách tốt nhất trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học. Đưa các em thâm nhập vào thế giới kì diệu của ngôn ngữ văn chương.Từ đó giáo dục cho các em cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng những tinh thần đúng đắn đối với thiên nhiên, đất nước, con người.

Chính vì lẽ đó, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài“ Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong tiết Tập đọc lớp 4”.

1. Mục đích đề tài:

a. Đối tượng nghiên cứu:

Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong tiết Tập đọc lớp 4 trường tiểu học số 2 Ninh Xuân.

b. Cơ sở nghiên cứu:

- Tập thể khối lớp 4 trường tiểu học số 2 Ninh Xuân

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4.

c. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học Tập đọc lớp 4.

- Điều tra việc dạy học tập đọc, các lỗi các em thường mắc phải của học sinh Trường Tiểu học số 2 Ninh Xuân.

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi dạy học Tập đọc lớp 4.

- Đề xuất một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập đọc.

2. Phương pháp:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào một vài kinh nghiệm dạy Tập đọc ở trường Tiểu học, đối tượng chính là học sinh lớp 4.Tôi bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng đầu tháng 09 năm 2018 đến tháng 03 năm 2019

a. Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp khảo sát điều tra

- Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết so sánh

b. Giới hạn của đề tài:

Tôi viết đề tài này nhằm áp dụng trong phạm vi lớp 4 trường Tiểu học số 2 Ninh Xuân, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.

II. THỰC TRẠNG:

a. Thuận lợi:

- Được Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện đề tài.

- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, luôn đưa đón và nhắc nhỡ con em học tập thường xuyên.

- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập cho các em.

- Luôn giữ liên lạc thông tin hai chiều với giáo viên chủ nhiệm.

b. Khó khăn:

Đầu năm học 2018 - 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4/2. Qua khảo sát lớp tôi thấy có những khó khăn sau:

- Một số em chưa tự giác học tập.

- Đại đa số các em bị ảnh hưởng của tiếng nói địa phương nên việc phát âm chưa chính xác.

- Học sinh chưa có thói quen đọc sách báo.

- Một số phụ huynh chưa quan tâm, chưa có biện pháp và thời gian hướng dẫn các em học tập. Một số phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn các em học ở nhà do không có kiến thức.

- Một số phụ huynh ngại đi họp vì con học yếu vì thế việc trao đổi tình hình học tập của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh gặp khó khăn.

- Đa số phụ huynh là nông dân nên khi mùa vụ đến người dân tập trung vào việc gieo trồng hoặc thu hoạch, nên không quan tâm nhiều đến việc học của con em mình,

- Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn như: Bố (mẹ) mất, các em phải ở với ông bà ngoại (nội), hoặc bố mẹ đau bệnh, kinh tế khó khăn...

Những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

- Đầu năm học 2017-2018: Học sinh đọc tập đọc đạt hoàn thành tốt: 16,67%, còn học sinh chưa hoàn thành và hoàn thành: 83,33%

- Đầu năm học 2018-2019: Học sinh đọc tập đọc đạt hoàn thành tốt 11,2%, còn học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành 88,2%

Như vậy, cả 2 năm kết quả đầu năm cho thấy học sinh đọc tập đọc đạt hoàn thành tốt từ 11,2% đến 14,8%

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của phân môn Tập đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.

Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ , đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.

II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :


Qua điều tra thực trạng, tôi thấy việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, dày công nghiên cứu kĩ chương trình, từng chủ điểm, đặc biệt là từng bài dạy.


Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập thông qua các văn bản nghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được yêu cầu về đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, người đọc phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản.

Qua điều tra thực trạng, tôi thấy khâu chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh chưa được chú trọng. Cụ thể:

- Nhiều khi học sinh còn xem nhẹ môn phân Tập đọc hoặc do lười biếng nên chưa có sự chuẩn bị bài trước.

- Đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo. Chưa nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp. Tranh, ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động…

Vì vậy, bước chuẩn bị bài cho một tiết Tập đọc là việc đầu tiên mà giáo viên và học sinh cần phải làm.

*Biện pháp 1: Sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh:

  1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần đọc kĩ bài, tìm hiểu xuất xứ, tác giả.

- Giáo viên cần nắm được nội dung, bố cục, biện pháp nghệ thuật và những ý tưởng của người viết.

- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu, nắm nội dung bài giảng, đọc tài liệu tham khảo để soạn bài được chu đáo. Ở mỗi bài tập đọc, giáo viên phải đọc kĩ bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân tích nội dung và hình thức bài đọc để tìm ra cái hay, cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ để tìm ra cách đọc diễn cảm; giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để cho những học sinh đó luyện đọc.

- Giáo viên phải tự rèn luyện để có giọng đọc đúng, hay, là lời đọc mẫu cho học sinh: Giáo viên đọc mẫu thật chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản.

  1. Đối với học sinh:

Phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, hoàn thành tốt những công việc cô giáo giao trong phần dặn dò của tiết tập đọc trước như đọc bài ở nhà nhiều lần cho trôi chảy, đọc chú giải từ khó, chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, soạn bài, sưu tầm tranh, ảnh có liên quan đến bài đọc…

*Biện pháp 2: Luyện đọc đúng

Như chúng ta đã biết, đọc diễn cảm chỉ được thực hiện trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy, việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và thực hiện ở các lớp 1,2,3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:

- Trước khi tiến hành luyện đọc,chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp.

- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi lượt đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tư thế sẵn sàng đọc nối tiếp.

Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp theo 3 lượt:

+Lượt 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.

+Lượt 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong Sách giáo khoa, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu ( việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.

+Lượt 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, sự tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở

Trong thực tế, khi tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh, tôi thấy học sinh đã mắc những nhược điểm sau:

- Học sinh thường đọc ê a, ngắc ngứ.


- Đọc sai những tiếng, từ có âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh hay nhầm lẫn (phát âm theo tiếng địa phương).

- Học sinh lên xuống giọng tùy tiện.

- Học sinh không biết ngắt nhịp, không biết nhịp độ đọc.

Vì vậy, để luyện đọc đúng được tốt, giáo viên cần chú ý khắc phục các tình trạng sau:

a. Khắc phục tình trạng đọc ê a, ngắc ngứ:

Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau:

+ Tôi viết câu văn đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị từ trước)

+ Vì giai đoạn đầu lớp còn đọc yếu, do vậy tôi đọc mẫu theo cách nghỉ đúng sao cho thật chuẩn. Sau đó, tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu học sinh chưa phát hiện ra, tôi có thể đọc mẫu lần thứ hai những câu đó để học sinh có thể nhận ra. Đồng thời, tôi luôn củng cố kĩ năng đọc khi gặp dấu chấm (phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy (phải ngắt hơi). Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những em đọc ê a, ngắc ngứ lên đọc. Có thể là một lần, cũng có thể là hai lần và phải tiến hành trong một thời gian. Tôi nghĩ hiện tượng đọc ê a, ngắc ngứ của các em sẽ không còn xảy ra nữa.

Nhưng lưu ý khi còn những em đọc ê a, ngắc ngứ thì phải sửa một cách triệt để, có thể phải hướng dẫn từng cụm từ; giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu cụm từ thứ nhất sau đó mới cho học sinh yếu đọc lại cụm từ đó rồi mới chuyển sang cụm từ khác và cũng theo trình tự đúng như vậy, cuối cùng cho học sinh đọc lại cả đoạn văn đó.

+ Vậy khi học sinh đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi sau cụm từ nhưng ngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn các em. Thông thường, tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời gian ngắt hơi khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít hơn thời gian nghỉ hơi khi gặp dấu chấm. Tránh tình trạng học sinh ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc.

Số học sinh mắc lỗi ê a, ngắc ngứ hoặc đọc liến thoắng không nhiều nên chỉ sau 3 tuần kiên trì rèn đọc cho các em (gọi cho các em đọc nhiều hơn, sửa cho các em kĩ hơn) thì loại lỗi này không còn trong lớp tôi nữa, các em đọc khá trôi chảy, lưu loát.

b. Khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng, từ có âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh hay nhầm lẫn:


Những tiếng, những từ này thường là những từ khó đối với học sinh.Cho nên, trong những bước rèn đọc đúng cho học sinh, tôi cho các em đọc thầm toàn bài để tự phát hiện ra những tiếng, từ mà các em cảm thấy khó có trong bài.Trong thực tế, nhiều khi giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà ép học sinh phải chỉ ra những những từ khó giống như trong sách giáo viên nêu ra là không nên bởi những từ đó với học sinh có thể chưa phải là khó. Song từ, tiếng khó đọc mà tự các em phát hiện ra có thể là rất nhiều. Do vậy, giáo viên cần kết hợp với việc quan sát, theo dõi của mình trong tất cả các giờ học để thấy học sinh lớp mình hay nhầm lẫn ở những cặp phụ âm nào, vần nào để tập trung rèn cho các em những tiếng khó, từ khó ở các loại đó. Qua thực tế tại địa phương xã Ninh Xuân, tôi thấy học sinh lớp tôi thường nhầm lẫn các âm đầu ( s/x, tr/ch,qu/v…), âm chính (ươu thành ưu, uôi thành ui, ươi thành ư…), âm cuối( at thành ac, an thành ang, en thành eng, uôn thành uông…), thanh ngã thành thanh hỏi.

Để khắc phục tình trạng này, tôi tiến hành như sau:

- Sau khi học sinh đọc đoạn nối tiếp lần 1, tôi yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài (kết hợp với dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra những từ, tiếng khó đọc có trong bài. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu ra, tôi ghi lên bảng và dùng phấn màu gạch chân dưới những âm, vần, thanh dễ lẫn.

- Tiếp theo tôi sẽ gọi học sinh khá, giỏi (hoặc giáo viên) đọc mẫu, sau đó tôi gọi học sinh hay đọc nhầm lẫn đọc.Tôi phải hướng dẫn học sinh cách phát âm thật cụ thể, chi tiết.

Ví dụ: Tôi hướng dẫn học sinh cách phát âm phụ âm “tr” như sau: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.

Giáo viên làm mẫu hai lần, sau đó cho học sinh khá phát âm, gọi học sinh hay nhầm lẫn về phụ âm này tập phát âm. Lưu ý nên cho các em phát âm cá nhân để dễ phát hiện những em phát âm sai để sửa; Tiếp theo cho học sinh đọc tiếng khó có chứa phụ âm “ch”.

Hướng dẫn phát âm phụ âm “ch” là lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh
Để học sinh có được thói quen phát âm đúng, tôi yêu cầu học sinh phát âm và đọc theo kiểu đối nhau: đó là tr/ch ; cây tre/ che chở ; trang trại / nắng chang chang. Đưa ra cách rèn như vậy là tôi muốn cho học sinh có phản ứng nhanh nhạy để tìm ngay ra được cách đọc đúng những từ có chứa các cặp phụ âm hay nhầm lẫn.

Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì học sinh đọc những từ đó mới đúng hơn. Bởi nhiều khi đọc riêng từ, học sinh có thể đọc đúng nhưng khi đặt từ đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc học sinh đã đọc đúng. Chính vì thế, sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó, tôi lại phải yêu cầu học sinh tìm những câu văn, câu thơ có chứa từ khó đó cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng văn bản.

Cách thức rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng có các âm,vần, thanh còn lại cũng tiến hành tương tự như trên.

Rèn cho học sinh thói quen đọc đúng những từ có các phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Bản thân một mình phân môn Tập đọc cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy, theo tôi trong tất cả các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào tôi và lực lượng nòng cốt của tôi gồm 18% học sinh không mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay. Có thế mới giải quyết được vấn đề. Với những cặp phụ âm còn lại, tôi cũng tiến hành rèn cho học sinh lần lượt theo từng bước như vậy.Đến nay, năm học đã tiến hành được đã được 4 tháng thì mức độ sai những từ có âm, vần, thanh hay nhầm lẫn như trên đã giảm rõ rệt.

Từ kinh nghiệm của những năm học trước, tôi tin tưởng rằng trong hơn hai tháng của Học kì II, tôi sẽ giải quyết triệt để các lỗi còn lại.

c. Khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tuỳ tiện:

Theo tôi, muốn khắc phục tình trạng lên xuống giọng tuỳ tiện thì giáo viên phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:

Câu kể: ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.

Câu hỏi: ở cuối câu có dấu chấm hỏi , khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu.

Câu kể có dấu chấm lửng : khi đọc phải kéo dài giọng.

Câu cảm, câu cầu khiến: ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ: Trong bài “ Ga- vrốt ngoài chiến luỹ” ( TV4, tập 2, trang 80,81) tôi hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau:

- Chép đoạn văn đó lên bảng phụ.

- Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc từng loại câu này, giáo viên dùng phấn màu ghi kí hiệu lên giọng , xuống giọng ở cuối mỗi loại câu.


Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến luỹ. ↘ (câu kể) Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ. (câu kể) ↘

- Cậu làm trò gì đấy ? ⭧ (câu hỏi) – Cuốc-phây-rắc hỏi. ↘ ( câu kể)

- Em nhặt cho đầy giỏ đây! ⭧ ( câu cảm)

- Cậu không thấy đạn réo à? ⭧ ( câu hỏi)

Ga-vrốt trả lời: ↘ (câu kể)

- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. ↘ ( câu kể). Nhưng làm sao nào? ⭧ ( câu hỏi)

Cuốc-phây-rắc thét lên: ↘ (câu kể)

- Vào ngay! ⭧ (câu cầu khiến)

- Tí ti thôi ! ⭧ ( câu cảm)- Ga-vrốt nói. ↘ (câu kể)

Sau đó, tôi hoặc học sinh khá đọc mẫu theo cách đọc đó rồi cho học sinh nhất là những em yếu kém luyện đọc với số lượng từ 5-6 em. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên khi gặp những bài tập đọc có kiểu câu như vậy, có như thế mới hình thành được những thói quen đọc đúng. Sau khoảng thời gian 1 tháng , số học sinh mắc lỗi này đã được giảm chỉ còn 2/26 em.

d. Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp, nhịp độ đọc:

Một số người lầm tưởng hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong thơ là hướng dẫn đọc diễn cảm. Không phải như vậy, mà đó mới chỉ là cách đọc đúng trong thơ mà thôi. Vậy muốn hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ đúng thì giáo viên phải nắm vững cách đọc các thể thơ. Các bài thơ trong sách Tiếng Việt 4 thường được viết theo thể thơ tự do.Vì vậy, ngắt nhịp thơ còn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi cá nhân.Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm nhận theo cách khai thác được giá trị nội dung và thẩm mĩ cao nhất.

Ví dụ: Trong thơ “ Tre Việt Nam” ( Tiếng Việt 4, tập 1, trang 41), học sinh thường ngắt nhịp như sau:

Nòi tre /đâu chịu mọc cong

Chưa lên /đã nhọn/ như chông lạ thường

Lưng trần/ phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Măng non/ là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng và ngắt nghỉ hơi như sau:


Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông/ lạ thường.

Lưng trần phơi nắng / phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng/ thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc /có gì lạ đâu.

Do vậy, tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào ? Cách ngắt nhịp chung của toàn bài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn có cách ngắt nhịp khác biệt trong bài để hướng dẫn học sinh. Thực chất ngắt nhịp thơ cũng dựa trên cơ sở ngắt nhịp theo cụm từ. Do vậy, ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa, mất hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận được nội dung của bài.

Khi đọc văn bản văn xuôi cũng cần chú ý tới ngắt nhịp.

Ví dụ: Bài “ Những hạt thóc giống” (Tiếng Việt 4,tập 1,trang 46,47), Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng (nghỉ nhanh, tự nhiên) trong các câu văn sau:

Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng / và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi,ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.


Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp học sinh hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được.

* Biện pháp 3: Biện pháp rèn đọc hiểu cho học sinh:

Chúng ta đều biết được đọc diễn cảm khó hơn đọc bình thường. Đọc bình thường chỉ đòi hỏi phát âm đúng, đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng chỗ theo các dấu ngắt câu, biết lên, xuống giọng. Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn, từng bài và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, bài văn, tức là đi sâu vào bản chất của câu văn, bài văn. Cho nên, mục đích đọc diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình cảm của tác giả. Muốn đọc diễn cảm tốt, phải hiểu kĩ nội dung của bài tập đọc.Vì vậy,việc rèn đọc hiểu là một trong những khâu quan trọng để tiến tới đọc diễn cảm.

Giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Muốn vậy, giáo viên cần phải chú ý:

a. Bám sát mục tiêu của bài tập đọc:

Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà

Ví dụ:Mục tiêu của bài tập đọc“ Dù sao Trái đất vẫn quay” (Sách Tiếng Việt 4,tập 2)

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních,Ga-li-lê. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

+ Giáo dục học sinh yêu quý và kính trọng những nhà khoa học chân chính.

Bám sát mục tiêu của bài tập đọc, trong 3 mục tiêu ấy phải được toát ra từ bản thân bài tập đọc và giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát mục tiêu của bài tập đọc mới thực sự có hiệu quả.

b. Giảng từ và khai thác nghệ thuật:

- Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ. Vậy ta cần phải giảng những từ nào?


+ Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để giảng thành 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ chìa khoá ( từ trung tâm)

Từ khó có thể là từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong, tôi cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài tập đọc.

Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác.

Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học.

Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt còn trong thực tế, nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.

+ Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào?

ơ

Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định nghĩa, giảng giải.

Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: trực quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu, tranh ảnh vật thực.

Ví dụ: Trong bài “Người ăn xin”, khi giảng về từ “ nhìn chằm chằm” tôi có thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.

Trong bài tập đọc khác tôi có thể dùng môi để giảng từ “mấp máy”, dùng cách đi để giảng từ “rón rén”, dùng tư thế để giảng từ “lom khom”, dùng giọng nói để giảng từ “sang sảng”, “oang oang”, dùng màu sắc để giảng từ “sặc sỡ”, dùng hình mẫu để giảng từ “nhà sàn”, “nhà trệt”.

Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi gặp những từ trừu tượng như sắc lệnh, tổng tuyển cử, hữu nghị, khiêm tốn thì rất khó dùng phương pháp này. Do vậy, ngoài phương pháp này tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác.

Phương pháp định nghĩa, giảng giải.


Ở lớp 4 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong khi giảng từ cho học sinh hiểu, tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay giảng giải xen lẫn các phương pháp khác.

Ví dụ: khi giảng từ “quyến rũ” tôi dùng phương pháp giảng giải

- quyến rũ có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa.

  • mãnh liệt, day dứt ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ
Khi giảng về từ “truyền thống” tôi dùng phương pháp định nghĩa.

truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác.

Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

Phương pháp so sánh:

Khi giảng về từ “lạnh tê tái” tôi nêu lên một loạt các khái niệm :lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác, tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ “lạnh tê tái” là “nóng hầm hập” để học sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này.

- Khai thác nghệ thuật:

Theo tôi, bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật, do vậy, tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung tư tưởng. Tôi thấy trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học mà học sinh tích lũy được chưa nhiều.

Tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì nổi bật về nghệ thuật cần khai thác.

Ví dụ : Bài : “ Tre Việt Nam”, cần giúp học sinh hiểu tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa( Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc, tre nhường cho con,...) nhằm tả vẻ đẹp của cây tre và qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực.

Hoặc bài thơ đã sử dụng điệp từ, điệp ngữ ( mai sau, xanh) để thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ - tre già, măng mọc.

Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau như: khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn… Có như thế, phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Song, nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến biện pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: biện pháp so sánh, điệp từ, nhân hoá….Nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn.

c. Giảng ý và liên hệ thực tế

- Giảng ý: qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một điều: giảng từ và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác, ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung.

Ví dụ: Bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” ( trang 76,77 sách Tiếng Việt, tập1) tác giả viết:

“ Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.”
Hỏi:Bạn nhỏ ước điều gì ở mỗi khổ thơ ?(câu hỏi về nội dung) (Khổ thơ 1: Bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả; khổ thơ 2: Bạn nhỏ muốn trẻ em thành người lớn ngay để làm việc).

Hỏi: Trong hai khổ thơ đó, câu nào được lặp lại nhiều lần ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? ( câu hỏi về nghệ thuật) (Câu: nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại. Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết).

- Liên hệ thực tế: Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp.
Rõ ràng chỉ sau khi giáo viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả (Tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được).

* Biện pháp 4: Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh:

Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu nội dung của toàn bài.

Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: tôi chép từng đoạn thơ lên bảng phụ. Sau khi hỏi học sinh về nội dung của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn sau đó cho học sinh khá hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng đoạn đó; cho học sinh khác phát hiện ra những điểm nhấn, giáo viên gạch chân những từ cần nhấn giọng và gọi học sinh khác luyện đọc lại.

Trong quá trình rèn đọc diễn cảm cho học sinh, tôi thấy học sinh thường mắc các nhược điểm sau:

- Học sinh không biết nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu, trong đoạn, trong bài.

- Học sinh chưa biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ) phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).

- Học sinh đọc không phân biệt được lời kể của tác giả với lời nhân vật, chưa phân biệt lời của các nhân vật...

Chính vì vậy, tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:

+ Hướng dẫn học sinh nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu, trong đoạn, trong bài.( từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính)

Ví dụ: Bài “Con sẻ” ( trang 90,91 Sách Tiếng Việt 4, tập 2)
“Bỗng từ trên cao gần đó , một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược , miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc…”

+ Biết thể hiện ngữ điệu ( sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ ) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến)
Ví dụ: Bài “Thắng biển” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 76), giáo viên cần hướng dẫn học sinh thay đổi tốc độ theo từng đọan:

Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi, những câu sau nhanh dần thể hiện sự đe doạ của cơn bão biển.

Đoạn 2: Giọng gấp gáp căng thẳng gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ, điên cuồng tấn công con đê.

Đoạn 3: Giọng hối hả , gấp gáp hơn thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt, sự dẻo dai ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích.
Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào.

+ Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật

Ví dụ: Bài “Khuất phục tên cướp biển”
Khi đọc lời kể của tác giả,yêu cầu học sinh đọc giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Còn lời của các nhân vật: lời tên cướp cục cằn, hung tợn; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.

+ Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp các đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật ( người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu).

Ví dụ: Bài “Người ăn xin” ( Tiếng việt 4,tập 1, trang 30)
Cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
( Giọng xót thương ông lão, một cách chân thành).
Ông lão: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông rồi.
( Giọng xúc động trầm ấm của người cao tuổi).

Ví dụ: Bài tập đọc “ Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài có hai nhân vật chính là Bác sĩ Ly- một người nhân hậu, điềm đạm nhưng nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển- chúa tàu hung hãn, dữ tợn.

Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi đó, học sinh đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật ( người tốt, người xấu).

Ví dụ: Bài tập đọc “ Khuất phục tên cướp biển”

Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn.

“…Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ, quát:

- Có câm mồm không? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)

Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:

- Anh bảo tôi phải không? (giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị).
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói:

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.
( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải)

+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ)

Ví dụ: Bài thơ “ Mẹ ốm”( Tiếng Việt 4- tập 1): Khổ thơ 1,2 giọng đọc trầm buồn, khổ thơ 4,5 đọc giọng vui hơn.

Ví dụ: Bài tập đọc “ Con sẻ” (Tiếng Việt 4- tập 2- trang 90,91).

Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé nhỏ:
“ Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.”

Hs đọc đoạn với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân thể hiện sự trân trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với sẻ con.

Một điều quan trọng giáo viên cần chú ý là tư thế, tác phong của người đọc. Học sinh cần bình tĩnh, tự tin, giọng đọc có độ vang vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Một sắc thái rạng rỡ, vui tươi trên nét mặt , một nụ cười hay một thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái hay, cái đẹp của tác phẩm, dễ đi vào lòng người. Ánh mắt không phải lúc nào nhìn chằm chằm vào sách mà đôi lúc nhìn vào người nghe, lôi cuốn sự chú ý của mọi nguời.

Tóm lại: Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm. giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc luyện đọc, tìm hiểu bài. Qua đó mà chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh khi thấy cần thiết, giáo viên có thể đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.


III. HIỆU QUẢ:

Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên cho học sinh lớp tôi đang dạy. Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi đang dạy trong từng giai đoạn và thu được kết quả như sau:
Bảng chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4/1 năm học: 2017 -2018
(Chưa áp dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh)

Năm họcSỉ sốĐọc nhỏ, chậmĐọc to, lưu loátĐọc diễn cảm
SL%SL%SL%
2017 – 2018301136,71136,7516,7

Bảng chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4/2 đến giữa Học kì II năm học: 2018 -2019. ( Đã áp dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh)

Năm học
2018 - 2019
Sĩ số
27
Đọc nhỏ, chậmĐọc to, lưu loátĐọc diễn cảm
SL%SL%SL%
Đầu năm1140,71348,10311,2
Cuối HK10725,91140,70933,4
Giữa HK2013,70829,71555,6

C. KẾT LUẬN:

Tập đọc là một môn không khó nhưng cũng không dễ dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy, muốn dạy tốt phân môn tập đọc, chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kĩ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề, tôi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công.

Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là người hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc hay. Vì vậy, thầy phải hướng dẫn thật cụ thể, chu đáo từng chữ, từng ngữ…với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi thầy phải là người có tâm, thực sự quan tâm đến trò, nhiệt tình trong công tác soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.

Trên đây là một số biện pháp của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong tiết Tập đọc lớp 4. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo !

I. Phạm vi ứng dụng:
Đề tài được ứng dụng trong các khối 4 - 5 đạt kết quả tốt. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt trong trường.

II. Ý nghĩa:

- Áp dụng đề tài này vào thực tiễn giúp các em phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện để trau dồi khả năng đọc hay, diễn cảm của bản thân.

- Dạy theo đề tài này tạo cho các em cảm giác thoải mái, tự tin, biết nhìn nhận so sánh cái sai, cái đúng để các em luôn hướng tới cái đẹp, cái hoàn thiện.



Ninh Xuân , ngày 20 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện




Hoàng Thị Phượng Mỹ


1685594888385.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.249225/

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh mẫu sáng kiến kinh nghiệm viết bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm câu lạc bộ tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng viết tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy nghe tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm dạy nghe tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy nói tiếng anh lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh qua bài hát sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh 8 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh khối thpt sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh violet sáng kiến kinh nghiệm nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm sơ đồ tư duy tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 thí điểm sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh là gì sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học miễn phí sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh violet sáng kiến kinh nghiệm trò chơi tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm về phát âm tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm viết bằng tiếng anh đề cương sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top