Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
TOP 10++ trò chơi học tập môn tiếng việt CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM 2021 - 2022

Trò chơi trong dạy môn Tiếng Việt các lớp Tiểu học bao gồm 10 trò chơi kèm theo hướng dẫn cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua tiết học cùng với các trò chơi phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.

tro-choi-powerpoint-danh-cho-mon-tieng-viet-lop-1-3.png

1. Trò chơi Tìm tiếng có chứa vần vừa học (áp dụng cho học sinh lớp 1)​


Mục đích:


  • Giúp học sinh ghi nhớ vần vừa học; biết tìm tiếng mới có vần vừa học.
  • Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh
  • Trò chơi dành cho học sinh lớp 1.

Chuẩn bị: Giấy bút cho mỗi người tham gia chơi; hoặc sử dụng phấn, bảng để tìm từ theo nhóm.


Cách tiến hành:


  • Giáo viên nêu tên trò chơi: “Tìm các tiếng có chứa vần vừa học”.
  • Cho 2- 3 học sinh nhắc lại vần vừa học.
  • Dựa vào vần đã học, trong khoảng thời gian quy định, tuỳ theo trình độ học sinh ( từ 5- 10 phút), mỗi người( hoặc nhóm) phải tìm được thật nhiều tiếng có vần vừa học và ghi vào giấy (hoặc ghi bảng nhóm)
  • Cá nhân đọc tiếng giáo viên ghi bảng (hoặc nhóm gắn bảng nhóm).
  • Hết thời gian quy định mọi người cùng nhau đánh giá kết quả tìm được. Cá nhân (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều tiếng nhất thì nhóm đó thắng cuộc thắng cuộc.
  • Cho học sinh đọc lại các tiếng vừa tìm được.

2. Trò chơi “ô chữ” (dạy ôn tập TV lớp 1 hoặc củng cố bài luyện từ và câu lớp 1 đến lớp 5)​


Sau khi học xong một chủ điểm nào đó, để củng cố lại kiến thức vừa học, giáo viên đưa ra ô chữ mà các từ ngữ trong đó có liên quan đến chủ điểm vừa học. Giáo viên chọn từ hàng dọc là những từ ngữ có nghĩa hoặc gần nghĩa với chủ điểm, trên cơ sở đó chọn các từ hàng ngang với những gợi ý về các từ đó. Các gợi ý có thể là nghĩa của các từ, cũng có thể là các hoạt động tương ứng của các sự vật.


Chẳng hạn đối với Chủ điểm măng non:


Ô chữ: Măng non


Chuẩn bị:


  • Phần mềm PowerPoint để trình chiếu ô chữ
  • Hoặc: Kẻ trên giấy rồi loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng học sinh. (Phần chuẩn bị để thực hiện giải các ô chữ giống nhau)
  • Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là từ chỉ đức tính tốt của trẻ em. Gợi ý: Các từ ở hàng ngang số 1, 4, 6 được ghi trong “5 điều Bác Hồ dạy”. Nếu học sinh gặp khó khăn khi giải ô chữ, giáo viên có thể gợi ý bằng chữ cái.

1: m


2: ă


3: n


4: g


5: n


6: o


7: n


Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: khiêm tốn, chăm chỉ, siêng năng, dũng cảm, ngoan ngoãn, đoàn kết, cần cù.


3. Trò chơi đọc thơ truyền điện​


Mục đích:


  • Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đọc thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
  • Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.

Chuẩn bị:


  • Học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình Tiếng Việt ở mỗi lớp.
  • Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định những bài thơ (đã HTL) sẽ đọc theo lối “truyền điện”.

Cách tiến hành:


  • Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL) sẽ đọc truyền điện; nêu cách chơi và yêu cầu cần thực hiện đúng:
  • Hai nhóm cử đại diện bắt thăm (hoặc “oẳn tù tì”) để giành quyền đọc trước.
  • Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh (“truyền điện”) một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). Bạn được chỉ định phải đứng dạy thật nhanh để đọc tiếp câu thơ thứ hai của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ ba… cứ như vậy cho đến hết bài Trường hợp người bị chỉ định (bị “truyền điện”) chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “một, hai, ba” (hoặc phải đứng yên tại chỗ (bị “điện giật”); người đã đọc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp…
  • Nhóm nào có nhiều người phải đứng (không thuộc bài – bị “điện giật”) là nhóm thua cuộc. – Đọc hết lượt một bài thơ, hai nhóm có thể chơi lại lần thứ hai và đổi lại nhóm đọc trước, hoặc chuyển sang đọc truyền điện với bài thơ khác.

4. Trò chơi đi tìm lời thơ​


Mục đích: Để luyện cách chọn từ, chọn tiếng có nghĩa phù hợp với ý thơ, điền vào chỗ trống giữa các dòng thơ (áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5).


Cách chơi: cho học sinh điền từ còn thiếu vào các câu thơ:


Ví dụ:


1. Gió thì thầm với….


2. Lá thì thầm cùng….


3. Anh em như thể…..


4. Rách lành đùm bọc, dở hay….


5. Công Cha như … Thái Sơn


6. Nghĩa mẹ như …. ở ngoài biển đông


7. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ…


8. Ở hiền thì lại gặp…. Người ngay thì được phật, tiên….


9. Vàng cơn.., trắng cơn….


10. Hôm qua em đi chùa… Hơi cỏ còn mờ hơi sương.


Đáp án: 1. Lá; 2. Cây; 3. Tay chân; 4. Đỡ đần; 5. núi; 6. Nước; 7. Cỏ; 8. Hiền, độ trì; 9. nắng, mưa; 10. hương.


5. Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng (Tiếng Việt 1)​


Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin.


Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) các con vật, một số thẻ từ (ghi sẵn).


Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.




6. Trò chơi “Ai tinh mắt?” (Tiếng Việt 1)​


Mục đích:


  • Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).
  • Phân biệt được chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt được dấu thanh này với các dấu có nét gần giống.
  • Chuẩn bị: Cờ hiệu 3 cái. Bảng cài lớn 1 bảng. Bảng cài nhỏ 3 bảng. Thẻ chữ 24 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh).

Luật chơi:


  • Chọn thẻ được ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó.
  • Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.
  • Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

Tổ chức chơi:


  • Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.
  • Chia lớp thành 3 đội chơi.
  • Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc chơi.
  • Từng học sinh trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội.
  • Hết giờ, giáo viên cho các đội tính điểm của từng đội.

7. Trò chơi “Thi trồng cây”​


Mục tiêu:


  • Rèn kĩ năng viết đúng một số tên cây cối mở đầu bằng tr/ch.
  • Luyện phản xạ nhanh và viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng mở đầu bằng tr hoặc ch.

Chuẩn bị: Chia lớp thành 3 nhóm tham gia. 15 thẻ từ bằng giấy màu xanh lá cây (thẻ có hình lá đầy đủ chỗ để ghi tên 1 loài cây. 3 bút dạ để viết. Vẽ 3 hình trên bảng tượng trưng cho 3 mảnh vườn trồng cây của 3 nhóm. Ghi tên mỗi nhóm. Giáo viên làm trọng tài.


Cách tiến hành: Phát cho mỗi nhóm 5 thẻ từ hình lá cây.


Trong thời gian 3 phút: Khi trọng tài hô “bắt đầu” các nhóm thảo luận tìm tên các cây mở đầu bằng tr/ch và viết vào thẻ. Sau thời gian 3 phút các nhóm dừng lại và cử người lên bảng gắn vào mảnh vườn của mình. Trọng tài cùng cả lớp lần lượt đọc tên cây của mỗi nhóm xem tên nào viết đúng thì cho kết quả đúng, sai không tính kết quả. Sau đó công bố đội thắng cuộc.


Thưởng – phạt: Sau khi kết thúc trò chơi đội thắng sẽ được thưởng một bông hoa cắm vào bảng thành tích của đội mình.


8. Trò chơi “Ghi nhớ qua tranh”​


Mục tiêu: Giúp các em ghi nhớ các từ có âm chính dễ lẫn, hiểu thêm nghĩa của các từ, ghi nhớ quy tắc chính tả từ đó hình thành kĩ năng viết đúng.


Chuẩn bị: Chuẩn bị tranh ảnh gắn liền với các từ chứa âm chính dễ lẫn.


Cách tiến hành: Giáo viên chọn 3 đội chơi mỗi đội 3-4 bạn và đặt tên cho mỗi đội: Gấu Trắng, Thỏ Xám, Sóc Nâu. GV treo tranh cho các đội quan sát trong thời gian 1 phút, các đội nhìn tranh và ghi nhớ các từ cho đúng chính tả. GV cất tranh sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, từng thành viên của các đội lần lượt lên bảng viết các từ mà mình ghi nhớ được, đội nào viết nhanh, đúng, nhiều từ nhất đội đó giành chiến thắng.


Thưởng – phạt: Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, trao cờ thi đua cho nhóm thắng cuộc, 2 nhóm còn lại bị phạt hát và biểu diễn bài hát “Chú voi con”.


9. Trò chơi “Trèo lên đỉnh núi Phan – xi – păng”​


Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng âm chính, vần ân/anh/ênh.


Chuẩn bị:


  • Chia lớp thành hai đội.
  • Làm 6 bông hoa, phía sau gắn những mảnh giấy gấp đôi, mặt trong ghi ân, anh, ênh (mỗi vần được ghi trên hai bông hoa).
  • Vẽ hình trái núi trên bảng, hai sườn núi dốc. Trên mỗi sườn núi có 3 vị trí treo 3 bông hoa. Đánh dấu chỉ người trên sườn núi để trồng hoa. 6 bông hoa được gắn đối xứng giữa hai sườn núi để hai đội cùng trồng được hoa một lúc. Lưu ý: Bông hoa ở sườn bên trái ghi vần gì thì bông hoa bên phải ghi vần đó. Phát cho mỗi đội 6 bông hoa đã chuẩn bị để trồng ở 3 vị trí. (mỗi vị trí 2 bông hoa).
  • Một đội hoa màu đỏ, một đội hoa màu trắng.

Cách tiến hành:


  • Hai đội tham gia trò chơi, một đội trèo sườn núi bên phải, một đội trèo sườn bên trái. Mỗi đội được phát 1 loại hoa.
  • Khi có lệnh của trọng tài hô “bắt đầu”. Cả hai đội cử người lên vị trí thứ nhất (tính từ chân núi lên) đọc và chép vần giấu sau bông hoa trên núi để cả đội cùng bàn nhau tìm từ vần đó. Viết vào bông hoa to của đội rồi đem dán lên vị trí thứ nhất. Toàn bộ hoạt động ghi chép vần, tên và viết từ, sau đó dán hoa lên núi chỉ được làm trong 1 phút 30 giây. Đội nào làm chậm sẽ không được dán hoa lên núi ở vị trí mà mình đã “trèo” chậm.
  • Sau khi hai đội đã trèo lên tới đỉnh và trồng được hoa, trọng tài kiểm tra và ghi kết quả. Mỗi bông hoa trồng đúng được tính 1 kết quả đúng. Bông hoa có từ viết sai bị bỏ xuống khỏi vị trí trên sườn núi và không được tính kết quả đúng cứ thế cho đến hết cuộc chơi.
  • Trọng tài cùng lớp kiểm tra và tuyên bố đội thắng cuộc. Lưu ý: Cho học sinh đọc từng từ đúng vài lần để học sinh quen với hình thức chữ viết có vần khó.
  • Thưởng – phạt: Sau khi kết thúc trò chơi GV nhận xét và trao cờ cho đội thắng cuộc.

10. Trò chơi “Đếm số cánh hoa”​


Mục tiêu: Giúp HS viết đúng âm chính, vần dễ lẫn.


Chuẩn bị: GV chuẩn bị nhiều miếng bìa cắt thành cánh hoa. Mỗi cánh ghi các từ có thiếu âm chính để học sinh điền vào.Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ có âm chính dễ lẫn.


Cách tiến hành: Giáo viên chia thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ điền âm chính vào chỗ trống vào các cánh hoa rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5 phút, giáo viên hô: “Dừng chơi!” Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc.


Thưởng – phạt: Sau khi kết thúc trò chơi, GV nhận xét trao hoa cho đội thắng cuộc.


(Nguồn: sưu tầm)
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    phương pháp trò chơi học tập môn tiếng việt sách trò chơi học tập môn tiếng việt thiết kế trò chơi học tập môn tiếng việt trò chơi học tập môn tiếng việt trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 1 trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 2 trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 3 trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 4 trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 5
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top