- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,208
- Điểm
- 113
tác giả
TOP 11 Đề thi giữa học kì 1 môn ngữ văn 8 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 11 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THU VỊNH
(Vịnh mùa thu)
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Theo https://www.thivien.net)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tác giả đã lựa chọn những sự vật vào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ?
Câu 3. Tìm từ tượng hình có trong dòng thơ: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Câu 4. Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Câu 5. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Câu 6. Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thiên nhiên?
Câu 7. Theo em, mỗi người cần phải làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích.
Lưu ý khi chấm bài:
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 (Mã đề: V802) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THU VỊNH
(Vịnh mùa thu)
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Theo https://www.thivien.net)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tác giả đã lựa chọn những sự vật vào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ?
Câu 3. Tìm từ tượng hình có trong dòng thơ: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Câu 4. Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Câu 5. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Câu 6. Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thiên nhiên?
Câu 7. Theo em, mỗi người cần phải làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích.
-----------------------Hết-------------------------
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN | HDC BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 (Mã đề: V802) Năm học 2024 -2025 Hướng dẫn này gồm 02 trang | |||||
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm | |||
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | ||||
1 | - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - HS không làm hoặc làm sai. | 0.5 0.0 | ||||
2 | - Những sự vật vào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ: trời, cần trúc, gió, nước, song, trăng, giậu hoa. - HS không làm hoặc làm sai. | 1.0 0.0 | ||||
3 | - Từ tượng hình: lơ phơ - HS không làm hoặc làm sai. | 0.5 0.0 | ||||
4 | - Điểm giống nhau giữa hai bài thơ: + Đều được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật + Đều viết về mùa thu, cảnh trí quen thuộc, giản dị của làng quê Việt Nam nhưng chứa đựng tâm trạng và nỗi niềm của nhà thơ trước thời vận. - HS không làm hoặc làm sai. | 1.0 0.0 | ||||
5 | HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu tác dụng: - Biện pháp tu từ: + So sánh: Nước biếc như tầng khói phủ + Nhân hoá: Song thưa để mặc bóng trăng vào - Tác dụng: Tạo ấn tượng về bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, êm dịu, tĩnh lặng và thơ mộng…; làm tăng tính gợi hình, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho lời thơ. - Không làm hoặc làm sai. | 1.0 0.5 0.5 0.0 | ||||
6 | - Tình cảm của tác giả với thiên nhiên: + Yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt. Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên mùa thu bằng những vần thơ đẹp, giàu hình ảnh, cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm… + Yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương, đất nước. Tình yêu yêu quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến không ồn ào phô trương mà lặng lẽ, sâu sắc, mãnh liệt... - HS không làm hoặc lí giải không phù hợp. | 1.0 0.5 0.5 0.0 | ||||
7 | - HS nêu được tối thiểu ba việc cần làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương. - HS không làm hoặc những việc làm không phù hợp. | 1.0 0.0 | ||||
II | VIẾT | 4.0 | ||||
Phân tích bài thơ bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích. | | |||||
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. | 0.25 | |||||
b. Xác định đúng vấn đề: Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật. | 0.5 | |||||
c. Triển khai vấn đề: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ. - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ, khái quát chủ đề của bài thơ. - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…) - Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. | 2.5 | |||||
d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0.5 | |||||
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.25 | |||||
Tổng điểm | 10.0 | |||||