- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,008
- Điểm
- 113
tác giả
TOPTOP 130++ Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9 TUYỂN TẬP TRONG một số đề nghị luận văn học lớp 9 MỚI NHẤT
130 đề thi học sinh giỏi văn 9 nghị luận có hướng dẫn giải rất hay được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 288 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ SỐ 1
Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
GỢI Ý LÀM BÀI
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
Đúng thể văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, bài viết không sai lỗi chính tả, bố cục 3 phần.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
Cần làm rõ các nội dung sau:
I- Mở bài:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
130 đề thi học sinh giỏi văn 9 nghị luận có hướng dẫn giải rất hay được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 288 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 9
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ SỐ 1
Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
GỢI Ý LÀM BÀI
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
Đúng thể văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, bài viết không sai lỗi chính tả, bố cục 3 phần.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
Cần làm rõ các nội dung sau:
I- Mở bài:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.