Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 17 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới ĐÃ GOM được soạn dưới dạng file word gồm 17 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới về ở dưới.
mẫu 1

BIỆN PHÁP
Một sô biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng
tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2​
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1I. Phần mở đầu
2​
1. Lý do chọn biện pháp
2​
32. Mục đích nghiên cứu
3​
43. Nhiệm vụ nghiên cứu
4​
5​
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4​
6​
5. Phương pháp nghiên cứu
4​
7II. Nội dung nghiên cứu
8​
1. Cơ sở lý luận
5​
9​
2. Cơ sở thực tiễn
6​
103. Các biện pháp
7​
113.1. Biện pháp 1: Tạo những tình huống có vẫn đề trong qua trình dạy học
7​
123.2. Biện pháp 2: Hình thành và luôn duy trì thói quen cộng tác nhóm cho học sinh
8​
133.3. Biện pháp 3: Cần động viên, khích lệ học sinh kịp thời
10​
14III. Kết quả và ứng dụng
10​
151. Kết quả
10​
162. Ứng dụng
12​
17IV. Kết luận và kiến nghị
12​
181. Kết luận
12​
192. Kiến nghị
13​
20Tài liệu tham khảo
15​
21Phục lục minh chứng
16​
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn biện pháp
Hiện nay, giáo dục đào tạo đang là một ngành được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ở các kỳ đại hôi, đại biểu toàn quốc đều có những nội dung phát triển nền giáo dục. Cũng như thực tế chúng ta thấy được giáo dục đang dần đôỉ mới từng ngày.
Năm học 2020 -2021 toàn ngành giáo dục đào tạo bước sang một trang mới. Thực hiện chương trình GDPT 2018 hướng song song với chương trình GDPT hiện hành, từng bước thay thế chương trình GDPT hiện hành.
Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam. Từ mục tiêu đó chương trình GDPT 2018 chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Để làm được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên luôn luôn tích cực, đổi mới khơi gợi hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Để kích thích cho học sinh thì giáo viên cần tích cực, tìm tòi những phương pháp cũng như là những kỹ thuật hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh hiện nay.
Thực tế, học sinh được tiếp cận với với rất nhiều những môi trường giáo dục không chỉ một phía về nhà trường mà còn có thể thông qua Ti vi, báo đài mạng internet. Nhưng mà nhu cầu của các em cũng cao hơn so với trước đây. Các em muốn tìm hiểu, khám phá, muốn chứng tỏ bản thân hay những phương pháp dạy học truyền thống hoặc những phương pháp dạy học tích cực nhưng việc áp dụng chưa được phù hợp, chưa đến nơi đến chốn, chưa có thể khơi gợi được hứng thú cũng như là sự chủ động, tích cực cho học sinh. Qua quá trình mà dạy đứng lớp, tôi nhận thấy khi mà áp dụng một số phương pháp thì cảm thấy học sinh có nhu cầu trong việc chủ động, tự học, được tiếp cận, được trao đổi với nhau và đặc biệt tư tưởng dạy học truyền thống đó là “ Học thầy không tày học bạn” vẫn được áp dụng trong chương trình giáo dục tiểu học.
Trong chương trình GDPT 2018 môn Toán là môn học bắt buộc theo các em trong suốt chương trình giáo dục phổ thông. Môn Toán ở bậc tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực toán học, biểu hiện tập trung của năng lực tính toán, với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học. Thông qua phương pháp các hoạt động khám phá, luyện tập thực hành và trải nghiệm toán học, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể.
Đặc biệt ở lớp 2, khi các em ở ô cửa lớp 1 mới làm quen với con số và các phép tính đơn giản thì lên lớp 2 các em đã bước sang một nấc thang mới, đòi hỏi các em phải có nhiều phương pháp cũng như hình thức học tập phù hợp để có thể phát huy hết năng lực của mình. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2”.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích cho bản thân
Tìm ra những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với chương trình. Đòi hỏi chương trình GDPT mới cũng nhu đòi hỏi nhu cầu của học sinh để chất lượng môn Toán hiệu quả hơn.
Tích lũy cơ hội, kinh nghiệm cho bản thân để tiếp tục đổi mới trong nhưng năm học tiếp theo để chất lượng của môn Toán được tốt hơn nữa.
Mục đích cho đồng nghiệp
Sau quá trình nghiên cứu đề tài tôi cảm thấy có kết quả khả quan thì có thể chia sẻ với đồng nghiệp trong tổ, khối và có thể nhân rộng ra trong nhà trường để mọi người có thể tìm ra những biện pháp phù hợp với học sinh của lớp và áp dụng. Để môn Toán không chỉ ở lớp 2 mà ở các khối khác đều có thể nâng cao hiệu quả hơn. Và đặc biệt đạt được mục tiêu tiếp cận năng lực cho học sinh.
Mục đích cho học sinh
Giúp các em phát huy hết năng lực đặc thù cũng như năng lực chung. Bên cạnh đó, giúp các em hình hình thành, phát huy năng lực phẩm chất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Học sinh không cảm thấy sợ sệt, khô khan, buồn chán với các con số mà số mà sẽ hứng thú hơn trong các tiết học Toán. Đặc biệt qua biện pháp này, học sinh không những thích bộ môn Toán mà còn phát huy cho học sinh khả năng giao tiếp và khả năng trình bày ý kiến . Hình thành cho học sinh ngay từ ban đầu kĩ năng cộng tác nhóm cũng như chia sẻ, lắng nghe ý kiến của người khác.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm của chương trình GDPT mới, căn cứ vào chương trình Toán lớp 2 sách Cánh diều, căn cứ vào đặc điểm tình hình tâm sinh lý từng đối tượng học sinh của lớp tôi chủ nhiệm để tìm ra những thuận lợi, khó khăn để đưa ra biện pháp giúp các em tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 do tôi chủ nhiệm .
Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2.
Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp điều tra
Thông qua phương pháp điều tra tôi sẽ biết được biện pháp mà tôi đưa ra học sinh có tích cực, chủ động hay không.
Phương pháp quan sát
Qua phương pháp này tôi sẽ quan sát thái độ, lời nói, cử chỉ của học sinh để thấy được mức độ tích cực, chủ động của học sinh từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện biện pháp.
Phương pháp đàm thoại.
Đây là phương pháp cần thiết và thích hợp với học sinh ở Tiểu học. Cần trao đổi với học sinh để cho các em có thể nói ra những nguyện vọng, mong muốn của các mình. Để giáo viên có những biện pháp phù hợp với các em hơn.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Vì vậy việc giúp các em tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán là rất cần thiết.
Khác với học tập truyền thống, học tập cộng tác là một phương pháp học tập tích cực trong đó người học được chia thành các nhóm nhỏ để tăng cường học tập thông qua làm việc, phối hợp cùng nhau để giải quyết một vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu hoặc tìm hiểu một khái niệm mới hay để tạo ra một sản phẩm học tập. Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Quá trình cộng tác nhóm sẽ giúp các em học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán. Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức nếu như chính bản thân mình hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức.
Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng
Năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2 với 25 học sinh. Sau một thời gian nhận lớp và tìm hiểu tình hình học tập của các em tôi nhận thấy:
Thuận lợi
Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với chương trình SGK lớp 2. Rất thuận lợi cho GV khi đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phù hợp kiến thức SGK mới.
Học sinh bước đầu biết làm việc nhóm.
Phương pháp dạy học như giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột cũng được áp dụng vào dạy học ở chương trình tiểu học rất nhiều năm nay nên các thầy cô giáo đã có nhưng định hướng trong việc làm việc nhóm cho các em ngay từ lớp 1 nên các em bước đầu đã có thói quen.
Khó khăn
Học sinh từ lớp 1 mới lên nên việc tích cực, chủ, chủ động của các em vẫn còn e rè, nhút nhát.
Hoạt động nhóm đã được hình thành nhưng chưa được chủ động. Học sinh đôi khi vẫn còn hoạt động dựa trên yêu cầu của giáo viên mà chưa tự chủ động tìm kiếm sự cộng tác cho bản thân mình.
Nguyên nhân
Do lứa tuổi của các em vẫn còn nhỏ.
Chương trình GDPT mới còn bỡ ngỡ đối với cả giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy và học đôi khi nhưng biện pháp, phương pháp kỹ thuật dạy học được áp dụng vào có thể chưa phát huy hết tác dụng.
Các biện pháp
Nắm được tầm quan trọng của phương pháp học tập cộng tác nhóm và từ những thực trạng, nguyên nhân nêu trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp học sinh chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2 như sau:
Biện pháp 1: Tạo những tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học tôi se tạo ra những tình huống có vấn đề để tạo cho học sinh sự chủ động hứng thú cộng tác.
Nếu trong quá trình dạy học Toán với nhưng tình huống cơ bản như thực hiện phép tính, bài toán hay nhưng câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được. Thì việc cộng tác nhóm là việc hình thức đối với học sinh và các em không có nhu cầu cộng tác. Chính vì vậy, để học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm tôi bắt buộc trong quá trình dạy và học phải tạo ra nhưng tình huống có vấn đề.
Trong hình thành bài mới, thay bằng các bước đi thông thường, tôi có thể đặt nhưng câu hỏi ngay từ lúc ban đầu có vấn đề. Đó là hình thức mới đối với học sinh để học sinh tự suy ngẫm, tự phán đoán, tự đưa ra câu trả lời của mình. Để các em từng bước hình dung và hình thành được kiến thức mới. Thường thì tôi hay áp dụng phương pháp dạy học và phát hiện giải quyết vấn đề trong những bước hình thành bài mới để kích thích cho học sinh việc cộng tác nhóm.
Chẳng hạn đối với nhưng bài toán “Luyện tập” thì sau khi mà các em nhận thấy rằng làm bài tập trong chương trình sách giáo khoa rất đơn giản và nhanh thì tôi có thể tạo nên nhưng bài toán, thay đổi đi một chút, có vấn đề hơn chút để tạo hứng thú cho các em đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, phải cộng tác, phải có sáng tạo. Có như vậy học sinh mới có thể cộng tác nhóm một cách tự nhiên và tạo thành thói quen.
+ Những tình huống có vấn đề ấy phải vừa sức nhưng cũng tạo thách thức đối với học sinh.
Ví dụ 1: x + 15 = 30
Ở ví dụ này các em đã được làm quen thực hành theo bài học nên các em áp dụng bài học và thực hiện mà không cần trao đổi với bạn.
Ví dụ 2: x + 5= 20 + 10
Ở ví dụ này lần đầu học sinh được làm quen nên sẽ lúng túng và có khả năng không giải quyết được khi đó các em cần trao đổi với bạn, hoặc cô giáo để giải quyết.
Sau khi đưa biện pháp này vào trong quá trinh dạy học Toán lớp 2 thì tôi nhận thấy rằng học sinh lớp tôi rất chủ động, hứng thú cộng tác nhóm. Sau khi nghe nhưng câu hỏi có vấn đề, gặp những tình huống có vấn đề từ giáo viên thì các em ngay lập tức quay trở lại với nhau hoặc tìm kiếm nhưng bạn mà có thể trao đổi với mình để cùng đưa ra những phán đoán, ý kiến của mình trước khi trao đổi trước lớp.
Biện pháp 2: Hình thành và luôn duy trì thói quen cộng tác cho học sinh
Sau khi thực hiện việc cộng tác nhóm đã được các em hình thành, các em hiểu các bước cộng tác nhóm như thế nào thì tôi sẽ duy trì hàng ngày, liên tục để các em có thể phát triển việc cộng tác nhóm một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên nhất.
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 lứa tuổi các em còn rất nhỏ có thể nhanh nhớ nhưng cũng rất mau quên . Vì vậy, bất kì một kĩ năng, một kiến thức hay một năng lực nào được giáo viên hình thành cho học sinh thì cung cần phải được duy trì, tạo được thành thói quen và như thế học sinh mới có thể phát huy được kĩ năng, năng lực tốt hơn nữa.
Ngay từ đầu năm học tôi hình thành cho các em có được nề nếp, thói quen cộng tác nhóm khi gặp các băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau chia sẻ. Để tạo được thói quen này tôi đã thực hiện như sau:
Thứ nhất: Tôi giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa của việc cộng tác nhóm là cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề học tập chứ không chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu kết quả.
Thứ hai: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt quy trình học tập cộng tác đó chính là học tập theo 3 bước :
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ học tập/ bài làm của mình (trước đó, GV giao nhiệm vụ học tập, đặt câu hỏi, giao bài tập,... đồng thời hướng dẫn HS về yêu cầu và cách thức thực hiện).
Bước 2: Học sinh chia sẻ trong nhóm nhỏ 2 - 4 em. Mỗi cá nhân chia sẻ, trao đổi cùng bạn ngồi gần để học hỏi, củng cố, bổ sung, hoàn thiện nhiệm vụ học tập của mình.
Bước 3: Học sinh chia sẻ trước cả lớp. Mỗi cá nhân HS lắng nghe, chia sẻ, trao đổi về kết quả nhiệm vụ học tập ở bước 1,2; củng cố, bổ sung, hoàn thiện hoặc đào sâu, mở rộng Kiến thức kĩ năng.
Ngoài áp dụng cho học sinh học tập theo 3 bước tôi còn áp dụng phương pháp học tập cộng tác theo tiến trình giải quyết vấn đề để giúp học sinh chủ động cộng tác nhóm hơn.
Thứ ba: Luôn luôn tạo điều kiện để học sinh có cơ hội được cộng tác nhóm thường xuyên trong các giờ học. Nếu cần thiết có thể chủ động di chuyển ra khỏi chỗ ngồi của mình.
- Thói quen cộng tác nhóm này không những thực hiện ở tiết Toán mà còn có thể thực hiện trong bất kì hoạt động nào đó trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học tôi đều kích thích cho học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm để các em nhớ, tạo thành cái nếp trong quá trình học tập không chỉ môn Toán mà còn ở các môn học khác.
- Sau khi áp dụng biện pháp, học sinh lớp tôi đa hình thành thói quen cộng tác và duy trì đều đặn. Bất kì khi nào các em có nhu cầu, có hứng thú là các em đều nhớ được các cách cộng tác cho nhanh.
Biện pháp 3: Cần động viên, khích lệ học sinh kịp thời
Trước những lời khen chân tình, ai mà chẳng thấy lòng mình ấm áp hơn lên. Người lớn còn thích lời khen nữa là trẻ nhỏ. Vậy thì hãy tặng các em một nụ cười hiền hậu, một ánh mắt trìu mến, một lời khen khích lệ trước sự giỏi giang hay có sự cố gắng của các em. Người giáo viên cần có thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của học sinh, cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, đề cao tính sáng tạo của học sinh dù rất nhỏ.
Ví dụ sau câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ra lời khen: “Cô rất thích câu trả lời của em đấy!” hoặc “Oa, câu trả lời rất tuyệt!”,...
Ngoài nhận xét bằng lời, lớp tôi sẽ có hộp quà tích điểm: mỗi khi các em được khen, làm bài tập tốt sẽ được thưởng sticker. Vào cuối tuần hặc cuối tháng tuỳ theo quy định của lớp các em sẽ tìm ra bạn nào được thưởng nhiều sticker thì sẽ được mở một hộp quà mà GV chuẩn bị trước hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận được quà, thư khen của như vậy các em cảm thấy rất hào hứng và hứng thú phấn đấu trong học tập hơn.
KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

mẫu 2

MỤC LỤC

Nội dung
Tra ng
I: PHÀN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp3
2. Mục đích nghiên cứu3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4
5. Phương pháp nghiên cứu4
II: NỘI DUNG NGHIEN CỨU
1. Cơ sở lí luận4
2. Cơ sở thực tiễn5
3. Các biện pháp7
3.1. Hệ thống nội dung chương trình giảng dậy viết đoạn văn lớp 2.8
3.2. Mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh
10​
3.3. Rèn viết câu
11​
3.4. Lập dàn ý
13​
3.5. Nhận xét, chữa bài
14​
III: KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
14​
IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16​
I. Kết luận
16​
II. Kiến nghị
16​
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn biện pháp

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học đặc biệt quan trọng. Đối với lớp 1,2 môn Tiếng Việt được phân bố với thời lượng 10 tiết/tuần (nhiều hơn so với chương trình cũ là 1 tiết/tuần. Trong môn Tiếng Việt lớp 2 thì nội dung luyện viết đoạn văn là mới mẻ và khó với học sinh. Luyện viết đoạn văn cung cấp cho học sinh (HS) các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, phục vụ cho học tập và giao tiếp. Ngoài các dạng bài dạy về các nghi thức lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, thì luyện viết đoạn văn lớp Hai còn rèn cho HS kĩ năng diễn đạt và kĩ năng nghe. Ở lớp Một, thông qua môn Tiếng Việt học âm, vần, HS được luyện nói từng câu ngắn, đã được tập kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, do vốn từ của các em còn ít nên việc diễn đạt còn rất hạn chế. Thực tế đến đầu năm lớp Hai hầu hết HS chỉ nói được những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt còn rời rạc. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên lớp Hai là tiếp tục rèn kĩ năng diễn đạt cho các em. Chính vì mục tiêu đó, tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2”

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nhằm tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Nghiên cứu thực tiễn dạy viết đoạn văn ở lớp 2.

Hệ thống nội dung dạy viết đoạn văn ở lớp 2.

Thực nghiệm dạy các dạng bài viết đoạn văn ở lớp 2.

Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.

Đối tượng, phạm vi nghiêm cứu

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2.

Phạm vi nghiên cứu: Chương trình giáo dục phổ thông mới với môn Tiếng Việt lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức vào cuộc sống.

Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện biện pháp tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp thống kê, phân tích

Phương pháp điều tra

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Một đoạn văn hay là một đoạn văn diễn đạt rõ ý, từ ngữ giàu hình ảnh và thực sự thu hút người đọc. Và để giáo dục một con người phát triển toàn diện thì việc dạy học sinh biết cách viết được câu văn, đoạn văn là vô cùng quan trọng vì nó góp phần cung cấp cho học sinh (HS) các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, phục vụ cho học tập và giao tiếp

Trong thực tế, nhiều học sinh say mê, chăm chỉ học tập, nhưng cũng có không ít em chưa có thái độ đúng đắn với việc học, còn lơ là thậm trí còn chán ghét việc học. Và cũng có những học sinh chăm chỉ học nhưng vẫn viết ra những đoạn văn rời rạc, lủng củng, không rõ ý, dập khuân, thiếu sáng tạo. Vậy chúng ta là những người giáo viên tiểu học phải làm những gì? để góp phần nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh của mình.

Thực tế cho thấy viết đoạn văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.

Chính vì lí do trên, khi dạy bài Tập làm văn ở lớp 2, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh có năng lực là hoạt động, các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn,. Nói đã khó, viết càng khó hơn. Điều đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học phân môn Tập làm văn.

Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, đối với lớp 2 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Nên cũng có những thuận lợi và những khó khăn nhất định từ phía giáo viên và học sinh.

Đối với giáo viên

Được tập huấn đầy đủ chương trình Tiếng Việt mới.

Được sự chỉ đạo chuyên môn phòng, chuyên môn trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực giúp GV đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn

Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công khi dạy Tập làm văn.

Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo, GV tiếp cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn.

Đối với học sinh

Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Mỗi đề đều có gợi ý rõ ràng, gần gũi, dễ hiểu.

Tuy nhiên tôi nhận thấy kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế là do:

Học sinh không được quan sát trực tiếp những việc, những vật cần kể, cần tả. Khi quan sát, các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: Quan sát những gì? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của vật, việc cần kể, cần tả để quan sát?

Học sinh chưa tự trau dồi vốn từ, chưa có thói quen đọc sách nên vốn từ của các em còn nghèo nàn, không hiểu rõ nghĩa của các từ. Trí tưởng tượng của các em còn hạn chế nên chưa biết cách dùng các từ ngữ có hình ảnh, cảm xúc để bài văn thêm sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Vốn từ vựng của các em chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: Các em nói rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong truyền đạt chưa cao.

Một số HS còn phụ thuộc vào văn bản mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình.

- Một số ít phụ huynh quan tâm chưa đúng cách còn phó mặc cho thầy (cô), nhà trường.

+ HS nói, viết chưa thành câu, dùng từ chưa hợp lý.

+ Chưa biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh sinh động.

+ Chưa biết trình bày đúng nội dung đoạn văn mình viết theo yêu cầu.

Trước thực tế đó, bản thân tôi luôn băn khoăn và trăn trở làm thế nào để rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn: Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” để tìm hiểu, nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học viết đoạn văn lớp 2 nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 2 nói chung.

Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát HS với đề bài là: Viết 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.

Khảo sát đầu tháng 10.

Kết quả khảo sát tháng 10 năm học 2021-2022 tại lớp 2A1 như sau:

Sĩ số: 38 học sinh

Thời gian khảo sát​
Hoàn thành tốt​
Hoàn thành​
Chưa hoàn thành​
Số​
Tỉ lệ %​
Số lượng​
Tỉ lệ​
Số​
Tỉ​


lượng​
%​
lượng​
lệ
%​
Tháng 10
4​
10,5​
22​
60,6​
11​
28,9​


Qua khảo sát cho thấy HS chưa biết cách diễn đạt, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy bài văn của các em chưa hay, câu văn còn lủng củng. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học.

* Nguyên nhân khách quan

FILE TẢI FULL THEO HÌNH.

1706675607810.png


THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!



 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN LỚP 2 NĂM 2023 - 2024 TAP 1.zip
    2.4 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 2 NĂM 2023 - 2024 TAP 2.zip
    2 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 2 NĂM 2023 - 2024 TAP 3.zip
    2.3 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm hình thành phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm kể chuyện lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 miễn phí sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2016 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 đạt giải sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tập làm văn lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm the dục lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 2 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,781
    Thành viên mới nhất
    obitok

    Thành viên Online

    Top