Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,711
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 19 Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1,2,3,4,5 HAY 2023 - 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1, sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2, sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3, sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4, sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp5./...về ở dưới.
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giải pháp1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề và biết quan sát tìm ý:

a/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài
:

Đây là việc làm quan trọng bởi nó giúp học sinh đi đúng hướng yêu cầu của đề bài. Từ đó giúp các em không bị lạc đề.

Ví dụ: Em hãy tả một con vật nuôitrong nhà

Tôi hướng dẫn các em như sau:

- 2 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm.

- Đề bài thuộc thể loại văn gì ? ( văn miêu tả )

- Kiểu bài nào? ( tả con vật )

- Đối tượng ( hoặc nội dung) miêu tả là gì ? ( con vật ở trong nhà)

- Trọng tâm miêu tả là gì ? ( hình dáng bên ngoài và hoạt động)

- Học sinh thảo luận nhóm đôi kể tên các con vật có ở trong nhà? ( chó, mèo, gà, lợn, thỏ...)

- Học sinh trả lời - giáo viên chốt lại và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề bài.

b/ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý:

Chống lối dạy theo mẫu giúp học sinh rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp vận dụng kiến thức thì việc đầu tiên cho học sinh làm bài văn miêu tả là quan sát trực tiếp đối tượng sẽ tả.

* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát :

- HS có thể đứng ở vị trí tùy ý để quan sát.

- Cho học sinh quan sát bên ngoài bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, tri giác…

- Các em có thể quan sát từ xa đến gần hoặc ngược lại.

- Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc…của bản thân.

Khi hướng dẫn học sinh quan sát bên trong chiếc cặp của em giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

Ví dụ: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn? Cách sắp xếp như vậy khiến em có cảm giác như thế nào?

- GV kèm cặp học sinh yếu, phát hiện vấn đề có tính chất chung, chọn thời điểm thích hợp uốn nắn chung cho cả lớp.

- Khéo léo gợi mở để các em sử dụng vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn.

Ví dụ: Đôi mắt gà con được so sánh với hình ảnh nào? Nó có vẻ đẹp gì hấp dẫn? ( Đôi mắt tròn nhỏ bằng hạt đậu, lúc nào cũng long lanh như giọt nước)

* Quan sát tỉ mỉ các bộ phận kết hợp bằng nhiều giác quan:

- Quan sát tổng thể hình dáng, thế đứng của cây, đặc điểm riêng, hoạt động của vật.

- Quan sát theo từng thời kỳ phát triển hoặc quan sát từng bộ phận của đối tượng miêu tả. Song dù quan sát theo cách nào cũng phải dừng lại ở phần trọng tâm, yêu cầu của đề để quan sát kỹ hơn.

+ Khi tả đồ vật cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

Ví dụ: Tả cây cho bóng mát cần quan sát kỹ ở tán lá, dáng vẻ cổ thụ của cây.

Ví dụ: Tả cây hoa quan sát kĩ bông hoa về màu sắc, vẻ đẹp, hương thơm... Tả cây ăn quả quan sát kỹ phần hoa, quả khi xanh, chín, màu sắc quả, hương vị.

Ví dụ: Tả con vật cần tả đặc điểm nổi bật của ngoại hình và hoạt động đặc sắc nhất của con vật.

* Quan sát để phát hiện tìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả:

Để giúp người đọc phân biệt được đặc điểm riêng của đối tượng định tả, tôi định hướng cho các em tránh lối liệt kê các bộ phận mà cần phải nhằm vào các chi tiết, bộ phận, đặc điểm riêng đặc sắc, rõ nét nhất có thể khắc hoạ sự vật ấy ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng, tập trung vào quan sát những nét độc đáo để hiện lên những nét riêng, độc đáo của vật khiến nó không lẫn lộn với các sự vật khác

Ví dụ:

- Tả cái cặp nên tả kĩ màu sắc, chất liệu, cách sắp xếp bên trong.

- Tả cây bàng nên tả theo mùa để thấy nét đặc sắc của tán cây, lá, hoa, quả.

- Tả con chó chú trọng đến màu lông, sự khôn ngoan, cách thể thể hiện tình cảm với chủ.

* Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng:

Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn miêu tả. Nhờ tưởng tượng mà hình ảnh, màu sắc, âm thanh được tái hiện. Từ sự tưởng tượng mà sự vật hiện ra với những nét đặc trưng của nó đó là rõ nét hơn, cụ thể hơn và gần gũi với ta hơn.

Giáo viên có thể đặt câu hỏi học sinh ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình đồng thời giáo viên cho học sinh nghe những đoạn văn có nhiều hình ảnh, liên tưởng hay.

Ví dụ: Bao quanh bụng trống có gì, nó có đặc điểm thế nào? Nhìn đai của trống em liên tưởng đến cái gì?

(Bao quanh bụng trống là vành đai, bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân giả)

Giải pháp 2: Rèn kỹ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả .

Bước 1: Kỹ năng chọn lọc chi tiết:

Khi quan sát, tìm ý, học sinh ghi chép chưa có sự chọn lọc. Khi lập dàn bài chi tiết để hoàn chỉnh bài văn, các em phải lựa chọn, sàng lọc để tìm nội dung cốt lõi, nổi bật trọng tâm.Vậy dựa vào đâu để chọn ý, nội dung phù hợp ? Đó là ý chủ đạo của bài văn.

Ví dụ: Khi tả cây bóng mát ( cây bàng ) cần đi sâu vào các chi tiết của tán lá, cành lá, sự già nua của cây... ( trọng tâm của đề )

Khi tả cây cho hoa cần đi sâu vào quan sát hình dáng, vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm của hoa, các loài chim, ong bướm, gió...

Bước 2: Kỹ năng sắp xếp ý:

Để làm tốt kỹ năng này, tôi luôn lưu ý học sinh bám vào dàn bài chung để biến thành một dàn bài chi tiết với từng đề bài cụ thể.

Ví dụ: Dàn bài chung tả con vật:

* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả: Loài vật này gặp ở đâu? trong trường hợp nào?

* Thân bài: Tả con vật về:

+ Hình dáng tổng quát.

+ Về đặc điểm nổi bật của con vật.

+ Hoạt động và cách sinh hoạt.

+ Ích lợi và công việc mà nó giúp ích người.

* Kết bài:

+ Cảm nghĩ của ta về con vật

+ Tình cảm đối với con vật.

+ Cách chăm sóc.

Ví dụ: Dựa trên kết quả quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả con thỏ

* Mở bài: Giới thiệu con thỏ ( hoàn cảnh, thời gian).

* Thân bài:

1) Ngoại hình của con thỏ:


- Bộ lông trắng nõn, toàn thân không có đốm khác

- Cái mõm: nhòn nhọn, động đậy.

- Cái mũi: Đo đỏ, luôn luôn hít hít, thở thở.

- Bộ ria: Trắng như cước, nhỏ hơn sợi tóc.

- Đôi mắt: Đỏ, tròn xoe, khôn, hiền.

- Hai tai: To, vểnh lên.

2) Hoạt động chính của con thỏ

-
Động tác ăn: Vừa ăn, vừa nhìn, sợi ria mép vểnh lên cụp xuống, 2 tai động đậy, đuôi ngoe nguẩy.

- Họat động, tình cảm con vật xung quanh thỏ: Thỏ khác ăn, nằm, liếc mắt khen ngợi thỏ trắng nhanh nhẹn, láu lỉnh.

- Ích lợi của thỏ đối với người: Chú thỏ giúp cho gia đình em trở nên vui nhộn và tăng thêm thu nhập sau mỗi lứa sinh sản.

* Kết bài: Cảm nghĩ của em về con thỏ

- Tình cảm đối với con thỏ: Yêu mến, thân thiết…

- Cách chăm sóc: Cho ăn đều đăn, đủ chất dinh dưỡng…

Với đề bài nào tôi cũng yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết, làm nhiều lần như vậy, học sinh đã có một thói quen tốt.

Giải pháp 3: Giúp học sinh tích luỹ vốn từ liên kết câu khi viết văn:

a) Tích luỹ vốn từ:


Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tố nội dung, ý kiến của mình. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ sẽ không làm bài văn hay được. Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày, đọc sách báo, trao đổi bạn bè…Thông qua tiết Tập đọc, Luyện từ và câu tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa các từ sau đó

ghi chép khi nhận các từ ngữ dùng để miêu tả trong bài.

* Đối với phân môn tập đọc:

Ở bài tập đọc “Đường đi Sa Pa” ( Tiếng Việt 4 tập 2 trang 102) để cung cấp các từ miêu tả cảnh vật, đặc điểm con vật tôi đưa ra các câu hỏi sau:

Ví dụ: Tìm các từ dùng miêu tả cảnh vật có trong bài? (long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút, bồng bềnh, lướt thướt, liễu rũ, trắng xóa, huyền ảo…)

Ví dụ
: Tìm các từ tả đặc điểm của con vật có trong bài: (Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong quyến rũ. )

* Đối với phân môn luyện từ và câu:

Sau khi có từ ngữ tôi cho các em làm bài tập dạng luyện điền từ, chọn từ để các em sử dụng từ phù hợp với nội dung câu văn.

Ví dụ: Những đêm trăng …( huyền ảo), lũy tre xanh như đang … ( bồng bềnh) cùng gió.

b) Dạy viết câu có kết cấu đơn giản:

Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên các em phải nắm được các mẫu câu đơn giản đã học trong chương trình Tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Trước tiên tôi dạy cho các em biết đặt câu đúng nội dung theo mẫu câu đã học, có chủ ngữ, vị ngữ và biết xác định thành phần ngữ pháp trong câu.

Ví dụ: Đặt 3 câu theo mẫu câu đã học sau đó xác định chủ ngữ ( CN) – vị ngữ ( VN) trong câu.

- Lan là cô bé ngoan ngoan. - Lớp 4B lao động rất chăm chỉ.

CN VN CN VN

- Chim vành khuyên đang hót véo von.

CN VN

c) Dạy viết câu có kết cấu phức tạp:

* Câu có trạng ngữ: Để học sinh biết viết câu có trạng ngữ tôi cho các em làm dạng bài tập xác định TN, CN,VN trong câu. Sau khi học sinh xác định đúng các thành phần ngữ pháp tôi yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ. Cuối cùng yêu cầu các em viết câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, thời gian, địa điểm về một thể loại văn miêu tả cụ thể.

Ví dụ:

- Năm ngoái, ông em mới trồng cây bưởi ở giữa vườn.

- Nhìn từ xa, những quả bưởi như chiếc đèn lồng thắp sáng.

* Câu có nhiều chủ vị:

Tôi hướng dẫn học sinh viết nhiều câu thành một câu để học sinh viết bài văn không bị lặp từ, câu văn lủng củng, cứng nhắc, khô khan kể lể. Từ đó học sinh sẽ viết câu văn hay và xúc tích hơn.

Ví dụ

- Đôi ba nụ hồng chúm chím e lệ, lấp ló trong nền áo xanh mỏng.

- Chiếc áo ấy mềm mại, mịn màng như tơ.

- Những chú gà con nhỏ nhắn, xinh xắn trông thật đáng yêu.

Giải pháp 4: Giúp học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả:

Muốn bài văn hay thì không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn lơ mơ, hời hợt.Vì vậy để bài văn sinh động, có hình ảnh người giáo viên cần cung cấp cho các em khái niệm, ví dụ cụ thể từ đó vận dụng để viết các câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Ở lớp 3 các em đã được học biện pháp so sánh, nhân hoá.

- Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng, lựa chọn từ ngữ để đặt câu. Trước hết giáo viên cho học sinh làm quen với các dạng bài tập:

-Tìm câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong bài tập đọc.

Ví dụ 1: Cánh hoa nhỏ như vẫy cá, hao hao giống cánh sen…Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như tổ kiến.

Ví dụ 2: Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết.

- Nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, đoạn văn?

Ví dụ 1: Qua hình ảnh so sánh, liên tưởng giúp ta thấy rõ nét hơn về đặc điểm cánh hoa cũng như trái sầu riêng.

Ví dụ 2: Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa sẻ già như một con người biết yêu thương, lo lắng, quan tâm và sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đứa con bé bỏng đang gặp nguy hiểm…Khiến mỗi chúng ta phải cảm động và trân trọng biết nhường nào trước tình cảm mẫu tử thiêng liêng của loài vật.

- Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh, (nhân hóa, gợi tả)

- Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh (nhân hóa) thích hợp vào mỗi chỗ trống

- Tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt thành câu.

Đối với biện pháp nhân hóa học sinh có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên con người hoặc gắn suy nghĩ, hành động của người vào sự vật.

Ví dụ: Cho cặp từ: quả chuối - trăng khuyết, đàn gà con - hòn tơ nhỏ hãy đặt câu có biện pháp so sánh:

- Quả chuối dài, cong cong như vầng trăng khuyết.

- Đàn gà con như những hòn tơ lăn tròn trên cỏ.

Ví dụ: Cho cặp từ : Quyển vở - khoe; hồng nhung - kiêu hãnh hãy đặt câu có biện pháp nhân hóa:

- Quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe những điểm 10 đỏ chói.

- Cô hồng nhung kiêu hãnh vươn cao.

-









1683352682892.png



PASS GIẢI NÉN: yopovn.Com

THẦY CÔ THAM KHẢO THÊM 1000 SKKN DƯỚI ĐÂY.


Link dowload 399 sáng kiến
download.png


Link dowload 300 sáng kiến
download.png


Link dowload 300 sáng kiến
download.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com--- -skkn tiểu học gom 2023 - 2024.zip
    33.4 MB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bai sang kien kinh nghiem cua giao vien mam non giáo viên không phải viết sáng kiến kinh nghiệm mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến của giáo viên sang kien giao vien sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm anh văn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thcs violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi violet sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sang kien kinh nghiem mam non hay cap tinh sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo bé sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thpt sáng kiến kinh nghiệm thi gvcn giỏi sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm trong công tác dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường nghề sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm lớp sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến trong giáo dục skkn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên skkn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,794
    Bài viết
    40,243
    Thành viên
    152,843
    Thành viên mới nhất
    Võ Thảo Anh
    Top