- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,008
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 3 Đề kiểm tra cuối kì môn địa lý lớp 6 ( CUỐI KÌ 1, GIỮA HK2 , CUỐI HỌC KÌ 2) CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra cuối kì môn địa lý lớp 6 về ở dưới.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Phân môn Địa lí
TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A. 12 km. B. 14 km. C. 16 km. D. 18 km.
Câu 2. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
A. Vùng vĩ độ thấp. B. Đất liền và núi.
C. Vùng vĩ độ cao. D. Biển và đại dương.
Câu 3. Có mấy loại gió chính thổi thường xuyên trên Trái Đất?
2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4. Vùng vĩ độ cao thì có nhiệt độ
cao. B. thấp. C. trung bình. D. tương đối thấp.
Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ
A. các dòng sông lớn. B. biển và đại dương.
C. các loài sinh vật. D. ao, hồ, vũng vịnh.
Câu 6. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?
A. Vòng tuần hoàn địa chất. B. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
C. Vòng tuần hoàn của nước. D. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
Câu 7. Chi lưu làm nhiệm vụ gì cho sông chính
A. thoát nước. B. giữ nước. C. cung cấp nước. D. điều tiết nước.
Câu 8. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
B. TỰ LUẬN ( 3 điểm)
Câu 1.(1,5 điểm).
Trình bày nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 2. (1,5 điểm).
Nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. (1 điểm).
Biện pháp để phòng tránh sự biến đổi khí hậu. (0,5 điểm).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Trắc nghiệm
Phần 2: Tự luận
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ . Lớp 6
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ . Lớp 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
1 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (6t) 2,5 điểm – 25% | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | 4TN | 1TL* | 1 (a)TL* | 1 (b)TL* |
2 | NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (6t) 2,5 điểm – 25% | – Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển – Vòng tuần hoàn nước – Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ – Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – Nước ngầm và băng hà | 4TN* | 1TL* | 1 (a)TL* | 1 (b)TL* |
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | ||
Tỉ lệ % | 20 | 15 | 10 | 5 | ||
Tỉ lệ chung | 40% | 30% | 20% | 10% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: ĐỊA LÍ Lớp: 6
MÔN: ĐỊA LÍ Lớp: 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
Phân môn Địa lí | |||||||
1 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU(6t) 2,5 điểm – 25% | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | Nhận biết – Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; – Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí. – Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. – Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ. Thông hiểu – Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. – Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu: ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió. – Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. Vận dụng – Mô tả cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế. – Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. Vận dụng cao – Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới. – Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. | 4TN | 1TL* | 1aTL* | 1bTL* |
2 | NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (6t) 2,5 điểm – 25% | – Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển – Nước ngầm và băng hà– Vòng tuần hoàn nước – Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ – Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển | Nhận biết – Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. – Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. – Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn. – Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. – Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới). Thông hiểu - Trình bày được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông. – Trình bày được nguyên nhân của các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Vận dụng – Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà. – Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Vận dụng cao – Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ. | 4TN* | 1TL* | 1aTL* | 1bTL* |
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 15 | 10 | 5 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 6
Phân môn Địa lí
TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A. 12 km. B. 14 km. C. 16 km. D. 18 km.
Câu 2. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
A. Vùng vĩ độ thấp. B. Đất liền và núi.
C. Vùng vĩ độ cao. D. Biển và đại dương.
Câu 3. Có mấy loại gió chính thổi thường xuyên trên Trái Đất?
2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4. Vùng vĩ độ cao thì có nhiệt độ
cao. B. thấp. C. trung bình. D. tương đối thấp.
Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ
A. các dòng sông lớn. B. biển và đại dương.
C. các loài sinh vật. D. ao, hồ, vũng vịnh.
Câu 6. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?
A. Vòng tuần hoàn địa chất. B. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
C. Vòng tuần hoàn của nước. D. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
Câu 7. Chi lưu làm nhiệm vụ gì cho sông chính
A. thoát nước. B. giữ nước. C. cung cấp nước. D. điều tiết nước.
Câu 8. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
B. TỰ LUẬN ( 3 điểm)
Câu 1.(1,5 điểm).
Trình bày nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 2. (1,5 điểm).
Nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. (1 điểm).
Biện pháp để phòng tránh sự biến đổi khí hậu. (0,5 điểm).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | C | B | D | B | C | C | B |
Phần 2: Tự luận
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (1,5đ) | Nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng, thủy triều và dòng biển - Nguyên nhân chính tạo ra sóng là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. - Nguyên nhân sinh ra thủy triều: Do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra dòng biển: Do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển. | 0,5 0,5 0,5 |
2 (1,5đ) | Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu - Nhiệt độ tăng. - Băng tan - Mực nước biển tăng. - Thời tiết cực đoan. Một số biện pháp để phòng tránh thiên tai (HS trả lời 2 trong 4 ý sau là đạt điểm tối đa) + Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. + Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm. + Theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố. + Vệ sinh môi trường nơi ở, giúp đỡ người khác,... | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 |
Học sinh có cách trình bày khác nhưng đảm bảo đúng nội dung của câu hỏi vẫn được tính điểm của ý đó nhưng không vượt số điểm của câu hỏi. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!