- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 8 Đề thi học sinh giỏi sử địa 8 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 8 file trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi sử địa 8 về ở dưới.
Câu 1. (2,0 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858?
2. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương?
3. Cuộc tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cuộc cách mạng nào cuối thế kỉ XVIII?
4. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh là
Câu 2. (4,0 điểm)
a. Kể tên những thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Mĩ ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
b. Khái quát những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, quy mô và nguyên nhân thất bại.
Câu 3. (5,0 điểm)
a. Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?
b. Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nào? Nêu những nội dung chủ yếu và ý nghĩa của chính sách đó đối với nước Nga Xô viết.
Câu 4. (5,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản và hệ quả của bản hiệp ước bán nước đầu tiên mà triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp. Làm rõ thái độ, hành động của triều đình Nguyễn và nhân dân ta sau bản hiệp ước đó.
Câu 5. (4,0 điểm)
a. Hoàn thành bảng kiến thức sau về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896):
b. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) có thể tồn tại trong một thời gian dài?
I. Hướng dẫn chung
- Bài của học sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau những vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn chấm.
- Coi trọng phương pháp làm bài, cách lập luận và trình bày vấn đề của học sinh giỏi: khoa học, chặt chẽ, ngôn từ rõ ràng...
- Tổng điểm bài thi là 20 điểm; điểm thi để lẻ là 0,25; không làm tròn điểm lẻ.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI BÌNH | ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) |
Câu 1. (2,0 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Bảo vệ đạo Phật. | B. Đàn áp phong trào Cần vương. |
C. Bảo vệ đạo Gia Tô. | D. Dập tắt phong trào Yên Thế. |
A. Hương Khê. | B. Ba Đình. | C. Bãi Sậy. | D. Yên Thế. |
A. Cách mạng tư sản Hà Lan. | B. Cách mạng tư sản Anh. |
C. Cách mạng tư sản Pháp. | D. Cách mạng tư sản Mĩ. |
A. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. | B. tích cực chạy đua vũ trang. |
C. gây chiến tranh với Tây Ban Nha. | C. can thiệp vào khu vực Trung Mĩ. |
a. Kể tên những thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Mĩ ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
b. Khái quát những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, quy mô và nguyên nhân thất bại.
Câu 3. (5,0 điểm)
a. Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?
b. Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nào? Nêu những nội dung chủ yếu và ý nghĩa của chính sách đó đối với nước Nga Xô viết.
Câu 4. (5,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản và hệ quả của bản hiệp ước bán nước đầu tiên mà triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp. Làm rõ thái độ, hành động của triều đình Nguyễn và nhân dân ta sau bản hiệp ước đó.
Câu 5. (4,0 điểm)
a. Hoàn thành bảng kiến thức sau về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896):
Tiêu chí | Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) |
Lãnh đạo | |
Địa bàn | |
Diễn biến chính |
----- HẾT -----
Họ và tên thí sinh………………………………… Số báo danh……………
Họ và tên thí sinh………………………………… Số báo danh……………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI BÌNH | HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ 8 |
Đáp án gồm 05 trang |
I. Hướng dẫn chung
- Bài của học sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau những vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn chấm.
- Coi trọng phương pháp làm bài, cách lập luận và trình bày vấn đề của học sinh giỏi: khoa học, chặt chẽ, ngôn từ rõ ràng...
- Tổng điểm bài thi là 20 điểm; điểm thi để lẻ là 0,25; không làm tròn điểm lẻ.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||
Câu 1 (2,0 điểm) |
| Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm | ||||||||
Câu 2 (4,0 điểm) | a. Kể tên những thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Mĩ ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. | 1,0 điểm | ||||||||
- Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện - Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia - Mĩ chiếm Phi-lip-pin. | | |||||||||
b. Khái quát những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, quy mô và nguyên nhân thất bại. | 3,0 điểm | |||||||||
- Kẻ thù: thực dân phương Tây | 0,25 | |||||||||
- Nhiệm vụ: + Chống thực dân phương Tây xâm lược để bảo vệ độc lập. + Chống thực dân phương Tây đô hộ để giành lại độc lập. | 0,5 | |||||||||
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước | 0,25 | |||||||||
- Hình thức đấu tranh: + Đấu tranh vũ trang là chủ yếu. + Các hình thức khác (cải cách, thành lập các tổ chức yêu nước, tổ chức công đoàn, ....) | 0,5 | |||||||||
- Quy mô: rộng khắp | 0,5 | |||||||||
- Nguyên nhân thất bại: + Kẻ thù mạnh. + Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai. + Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo...+ Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ. | 1,0 | |||||||||
Câu 3 (5,0 điểm) | a. Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng? | 2,5 điểm | ||||||||
Giới thiệu khái quát: năm 1917, ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười... | 0,5 | |||||||||
- Sở dĩ năm 1917 ở nước Nga có hai cuộc cách mạng vì: | | |||||||||
+ Xuất phát từ tình hình nước Nga trước cách mạng: Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là nước đế quốc quân chủ chuyên chế.Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước... Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân Nga, hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. | 1,0 | |||||||||
+ Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 diễn ra đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra tại Nga: hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. + Tình trạng này không thể kéo dài nên Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giải phóng hoàn toàn người lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga. Vậy nên Cách mạng tháng Mười mới bùng nổ | 1,0 | |||||||||
b. Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nào? Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách đó đối với nước Nga Xô viết. | 2,5 điểm | |||||||||
* Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh | 0,5 điểm | |||||||||
- Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: + Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề...đời sống nhân dân khổ cực... + Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. - Tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới, do Lênin đề xướng | 0,5 | |||||||||
* Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới | 1,0 điểm | |||||||||
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga | 1,0 | |||||||||
* Ý nghĩa | 1,0 điểm | |||||||||
- Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hổi và phát triển nhanh chóng. | 0,25 | |||||||||
- Năm 1925, sản xuất công-nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. | 0,25 | |||||||||
- Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước chiến tranh... | 0,25 | |||||||||
- Trên cơ sở thắng lợi của Chính sách kinh tế mới, khối liên minh công - nông được củng cố, các dân tộc đã liên minh với nhau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời | 0,25 | |||||||||
Câu 4 (5,0 điểm) | a. Nội dung cơ bản và hệ quả của bản hiệp ước bán nước đầu tiên mà triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp. | 2,5 điểm | ||||||||
- Bản hiệp ước bán nước đầu tiên mà triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp là Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) | 0,5 | |||||||||
- Nội dung cơ bản: Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.. | 1,25 | |||||||||
- Hệ quả: + Một phần lãnh thổ của nước ta đã rơi vào tay thực dân Pháp. + Tạo điều kiện để thực dân Pháp tiếp tục từng bước xâm lược Việt Nam... + Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục bùng nổ với nhiều hình thức phong phú... (với các điều khoản kí trong HƯ, đã làm suy giảm khả năng kháng chiến chống Pháp của nhân dân. Tạo đk cho thực dân P thực hiện âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta) | 0,75 | |||||||||
b. Làm rõ thái độ, hành động của triều đình Nguyễn và nhân dân ta sau bản hiệp ước đó. | 2,5 điểm | |||||||||
* Triều đìnhNguyễn | | |||||||||
- Triều Nguyễn tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì... | 0,5 | |||||||||
- Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. | 0,25 | |||||||||
* Nhân dân ta | | |||||||||
- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì, nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi | 0,25 | |||||||||
+ Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra...với những lãnh tụ nổi tiếng... | 0,25 | |||||||||
+ Nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc; có người dùng văn thơ để chiến đấu... | 0,25 | |||||||||
+ Nguyễn Hữu Huân hai lần bị giặc bắt; được thả ông vẫn tiếp tục chống giặc; bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ | 0,25 | |||||||||
+ Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ... | 0,25 | |||||||||
+ Cuộc khởi nghĩa của Trương Định vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi Trương Định tự sát... | 0,25 | |||||||||
+ Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì | 0,25 | |||||||||
Câu 5 (4,0 điểm) | a. Hoàn thành bảng kiến thức sau về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896): | | ||||||||
| 2,0 điểm | |||||||||
b. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) có thể tồn tại trong một thời gian dài? | 2,0 điểm | |||||||||
- Khái quát: cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm 3 giai đoạn: 1884-1892; 1893-1908; 1909-1913. Ở giai đoạn đầu thủ lĩnh có uy nhất là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (1892), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào... | 0,25 | |||||||||
- Địa bàn Yên Thế có nhiều lợi thế: Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40-50 km2. Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở...Với địa hình này, thuận lợi cho nghĩa quân áp dụng linh hoạt các cách đánh khác nhau, đi sang các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn... | 0,25 | |||||||||
- Cùng thời điểm với khởi nghĩa Yên Thế có nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp khác như: các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số (cuối thế kỉ XIX), hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục (đầu thế kỉ XX)... Bởi vậy, thực dân Pháp phải từng bước đối phó | 0,25 | |||||||||
- Trong những năm 1897 - 1914, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vì bận khai thác nên Pháp khó mà dốc toàn lực cho việc đàn áp khởi nghĩa Yên Thế... | 0,25 | |||||||||
- Phương thức tác chiến của nghĩa quân rất linh hoạt, khôn khéo, có hiệu quả, đặc biệt là lối đánh du kích, lấy ít đánh nhiều... | 0,25 | |||||||||
- Cuộc khởi nghĩa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, nhất là giai cấp nông dân | 0,25 | |||||||||
- Cuộc khởi nghĩa có nhiều chỉ huy giỏi như Đề Thám... | 0,25 | |||||||||
- Cuộc khởi nghĩa có sự liên hệ, phối hợp hành động với các phong trào yêu nước khác: vào những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã lên Yên Thế..., phối hợp với binh lính người Việt trong quân đội Pháp để thực hiện đầu độc binh lính Pháp tại HN | 0,25 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!