- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ 10 Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp tiểu học ĐÃ GOM được soạn dưới dạng file word gồm 10 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp tiểu học về ở dưới.
MỤC LỤC TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…… …………………………………………………….….....…….……....2
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………….….……...3
1/ Đối tượng nghiên cứu…… …………………………………....…………….…....……..…....3
2/ Phạm vi nghiên cứu…… ………………………...…………………………..…….....….…....3
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……………………………………..............…3
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU……………...……………….…….…..………………….….....…4
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......……………….……...…….……………...…..............4
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI… ……………..............4
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC…… ……………………………………………......…………..……….............4
1/ Cơ sở lý luận ………………………………………………………….....………..……….……....4
2/ Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………….....…..………..…...….5
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC NGỮ ÂM Ở TRƯƠNG TIỂU HỌC HIỆN NAY …… …………………………………………………….…......…................................6
1/ Các số liệu điều tra…………………………………………………....…….………...…………6
2/ Nhận định, đánh giá hiện trạng……………………...……..…….………….....…....…...…6
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM …………...………….……………...................................7
1/ Qui trình của bài dạy ngữ âm …………...………….………………....................................7
Presentation…………...…….……………….............................................................................8
Practice …………...………….……………….............................................................................8
Production …………...………….……………….....................................................................9
2/ Bài dạy áp dụng…………...………….………………................................................................12
Bài dạy 1 …………...………….……………….....................................................................12
Bài dạy 2 …………...………….……………….....................................................................15
IV. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP, RÚT RA KẾT LUẬN KHOA HỌC………....…...17
C. PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………….……….…………18
D. KIẾN NGHỊ……………………………….....………………..………….……………………..……19
A. PhẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng. Nó là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác của nhân loại. Bởi vậy, nó là ngôn ngữ thứ hai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Theo dự báo của các nhà phân tích, vào cuối thập kỷ này, hơn 1/3 dân số thế giới sẽ tham gia vào việc học tiếng Anh. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính toàn cầu này đã cho thấy Tiếng Anh vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Từ yêu cầu thực tế đó, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khóa của mọi cấp học ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học Tiếng Anh là học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngôn ngữ. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là ngữ âm (pronunciation).
Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói.
Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học ngữ âm đã được đưa vào trong chương trình Tiếng Anh cấp tiểu học. Tuy nhiên đa số học sinh còn ngỡ ngàng và gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ các âm đã học, trong khi đó việc khai thác và sử dụng các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập ngữ âm của học sinh còn hạn chế.
So với chương trình Tiếng Anh cấp trung học phổ thông và cấp THCS thì môn Tiếng Anh với học sinh tiểu học còn rất mới lạ, đặc biệt là ngữ âm. Mặc dù trong mỗi Unit đều có dành 1 tiết để dạy ngữ âm. Tuy nhiên thời lượng 35 phút là quá ít ỏi mà phương pháp giảng dạy còn chưa cụ thể điều đó giải thích tại sao hiệu quả của việc dạy và học ngữ âm chưa cao.
Từ thực tế những năm tôi trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học, ngoài những phương pháp dạy ngữ âm tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng, tôi luôn trăn trở tìm tòi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em không còn cảm thấy khó khăn, nặng nề khi phát âm Tiếng Anh. .
Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về “Phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
- Các em học sinh tiểu học lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học tôi công tác.
- Các bước tiến hành trong bài dạy ngữ âm Tiếng Anh.
2/ Phạm vi nghiên cứu.
Trong điều kiện thời gian cho phép, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong các mặt sau:
- Thực trạng phát âm Tiếng Anh của học sinh tiểu học.
- Phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh
- Bài dạy ngữ âm làm ví dụ.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu phương pháp dạy ngữ âm cho học sinh tiểu học là để nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của người giáo viên Tiếng Anh, đồng thời góp phần giúp học sinh tiếp thu ngữ âm dễ dàng hơn.
Do đó nhiệm vụ nghiên cứu cần thiết phải được đặt ra là:
1. Phát hiện thực trạng phát âm Tiếng Anh của học sinh trường tiểu học.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phát âm Tiếng Anh chưa đạt chuẩn.
3. Phương pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên.
4. Các bài dạy ngữ âm làm ví dụ.
5. Các ý kiến đề xuất nhằm xây dựng và nâng cao năng lực phát âm Tiếng Anh.
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Tôi xin giả định rằng những phương pháp dạy ngữ âm của giáo viên còn chưa đổi mới, mang tính rập khuôn, nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nếu phương pháp mới này được các giáo viên áp dụng một cách sáng tạo cho từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh cụ thể thì sẽ góp phần nâng cao năng lực phát âm cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dự giờ thăm lớp, học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.
- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Khảo sát năng lực phát âm của học sinh.
- Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm và các nguồn tài liệu về phương pháp giảng dạy từ Internet.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy và học ngữ âm Tiếng Anh hiện nay.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã cung cấp một số phương pháp dạy ngữ âm phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, góp phần hoàn thiện phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh nói chung.
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1/ Cơ sở lý luận
Hiện nay ở Việt Nam học thêm một hay nhiều ngoại ngữ khác để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc đã trở nên rất quan trọng, đặc biệt là Tiếng Anh. Tiếng Anh được sử dụng khắp mọi nơi, mọi lúc. Từ những trẻ em chuyên bán sách báo cho khách du lịch cũng biết quảng cáo về những mặt hàng của mình bằng tiếng Anh đến những chuyên gia, những phiên dịch viên sử dụng tiếng Anh thành thạo. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là vì sao có nhiều người học Tiếng Anh trong thời gian dài nhưng khi giao tiếp với người bản xứ thì họ lại không hiểu hoặc hiểu nhầm những gì chúng ta đang nói. Câu trả lời chính là do Ngữ Âm trong Tiếng Anh.
Ngữ âm trong Tiếng Anh có thể hiểu bao gồm các yếu tố: phát âm (phonology), trọng âm (stress), nhịp điệu (rhythm) và ngữ điệu (intonation). Theo nghiên cứu về ngữ âm cho thấy để quá trình giao tiếp thành công nhất thì cần đạt 4 tiêu chí: Phát âm tốt (Good pronunciation); Tốc độ tự nhiên (natural speech); Nhịp điệu tự nhiên (Natural Rhythm); Và Ngữ điệu tự nhiên (natural Intonation). Đạt được 4 tiêu chí chuẩn này là tham vọng của tất cả những người học Tiếng Anh. Tuy nhiên điều này nằm ngoài khả năng của người Việt Nam. Mặc dù chúng ta không thể nói Tiếng Anh như người bản ngữ nhưng chúng ta có thể luyện tập để nói được một Tiếng Anh chấp nhận được: phát âm rõ ràng (clear pronunciation) nghĩa là khi chúng ta phát âm người nghe hiểu và phân biệt được với các âm khác.
Xác định được tầm quan trọng của ngữ âm nói riêng và môn Tiếng Anh nói chung, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008) nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên Tiếng Anh trong cả nước.
2/ Cơ sở thực tiễn
Việc tổ chức dạy học Tiếng Anh ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu được học ngoại ngữ của học sinh tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục. Mặt khác, giúp học sinh có được lượng kiến thức Tiếng Anh nhất định để có thể học tốt Tiếng Anh khi lên cấp 2.
Tuy nhiên khi mới bắt đầu dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học, qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh của học sinh tôi nhận thấy lực học của các em yếu quá nhiều, các em ngại nói tiếng Anh, ngại phát âm, không tập trung trong quá trình học ngữ âm, cũng như quá khó khăn trong việc viết hay miêu tả một vấn đề nào đó cho dù vấn đề đó rất đơn giản. Bên cạnh đó số lượng lớp học lại đông nên trong quá trình dạy giáo viên không thể bao quát và hỗ trợ kịp thời các em. Cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa được đầu tư đầy đủ như tự điển, sách báo, băng đĩa, đài cát sét, máy chiếu v.v. Hầu như các em không được tiếp xúc với người bản xứ nên cũng gây ít nhiều hạn chế trong việc phản ứng với Tiếng Anh, các em gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm cũng như phân biệt các âm gần giống nhau khi nghe giáo viên nói.
Từ thực tế trên bản thân tôi thiết nghĩ có một phương pháp giúp học sinh của mình học ngữ âm nhanh và dễ dàng hơn là vô cùng cần thiết, nên tôi đã học hỏi, sưu tầm và sáng tạo ra phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
II. THỰC TRẠNG PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC.
1/ Các số liệu điều tra.
Để có biện pháp, phương pháp dạy học sinh cách phát âm tốt, khắc phục sai sót tôi đã tiến hành khảo sát năng lực phát âm của các em lớp 4 và lớp 5 từ đầu năm học 2012 - 2013 và thu được kết quả như sau:
2/ Nhận định đánh giá hiện trạng
Ưu điểm:
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì học ngoại ngữ ở lứa tuổi càng sớm thì hiệu quả càng cao. Vì vậy, lứa tuổi học sinh tiểu học là đối tượng có lợi thế khi học Tiếng Anh so với THCS và THPT đặc biệt là ngữ âm.
- Trên thực tế giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rất nhiều em học sinh có khả năng phát âm tốt, có niềm hăng say với học Tiế
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…… …………………………………………………….….....…….……....2
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………….….……...3
1/ Đối tượng nghiên cứu…… …………………………………....…………….…....……..…....3
2/ Phạm vi nghiên cứu…… ………………………...…………………………..…….....….…....3
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……………………………………..............…3
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU……………...……………….…….…..………………….….....…4
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......……………….……...…….……………...…..............4
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI… ……………..............4
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC…… ……………………………………………......…………..……….............4
1/ Cơ sở lý luận ………………………………………………………….....………..……….……....4
2/ Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………….....…..………..…...….5
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC NGỮ ÂM Ở TRƯƠNG TIỂU HỌC HIỆN NAY …… …………………………………………………….…......…................................6
1/ Các số liệu điều tra…………………………………………………....…….………...…………6
2/ Nhận định, đánh giá hiện trạng……………………...……..…….………….....…....…...…6
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM …………...………….……………...................................7
1/ Qui trình của bài dạy ngữ âm …………...………….………………....................................7
Presentation…………...…….……………….............................................................................8
Practice …………...………….……………….............................................................................8
Production …………...………….……………….....................................................................9
2/ Bài dạy áp dụng…………...………….………………................................................................12
Bài dạy 1 …………...………….……………….....................................................................12
Bài dạy 2 …………...………….……………….....................................................................15
IV. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP, RÚT RA KẾT LUẬN KHOA HỌC………....…...17
C. PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………….……….…………18
D. KIẾN NGHỊ……………………………….....………………..………….……………………..……19
A. PhẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng. Nó là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác của nhân loại. Bởi vậy, nó là ngôn ngữ thứ hai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Theo dự báo của các nhà phân tích, vào cuối thập kỷ này, hơn 1/3 dân số thế giới sẽ tham gia vào việc học tiếng Anh. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính toàn cầu này đã cho thấy Tiếng Anh vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Từ yêu cầu thực tế đó, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khóa của mọi cấp học ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học Tiếng Anh là học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngôn ngữ. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là ngữ âm (pronunciation).
Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói.
Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học ngữ âm đã được đưa vào trong chương trình Tiếng Anh cấp tiểu học. Tuy nhiên đa số học sinh còn ngỡ ngàng và gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ các âm đã học, trong khi đó việc khai thác và sử dụng các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập ngữ âm của học sinh còn hạn chế.
So với chương trình Tiếng Anh cấp trung học phổ thông và cấp THCS thì môn Tiếng Anh với học sinh tiểu học còn rất mới lạ, đặc biệt là ngữ âm. Mặc dù trong mỗi Unit đều có dành 1 tiết để dạy ngữ âm. Tuy nhiên thời lượng 35 phút là quá ít ỏi mà phương pháp giảng dạy còn chưa cụ thể điều đó giải thích tại sao hiệu quả của việc dạy và học ngữ âm chưa cao.
Từ thực tế những năm tôi trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học, ngoài những phương pháp dạy ngữ âm tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng, tôi luôn trăn trở tìm tòi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em không còn cảm thấy khó khăn, nặng nề khi phát âm Tiếng Anh. .
Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về “Phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
- Các em học sinh tiểu học lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học tôi công tác.
- Các bước tiến hành trong bài dạy ngữ âm Tiếng Anh.
2/ Phạm vi nghiên cứu.
Trong điều kiện thời gian cho phép, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong các mặt sau:
- Thực trạng phát âm Tiếng Anh của học sinh tiểu học.
- Phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh
- Bài dạy ngữ âm làm ví dụ.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu phương pháp dạy ngữ âm cho học sinh tiểu học là để nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của người giáo viên Tiếng Anh, đồng thời góp phần giúp học sinh tiếp thu ngữ âm dễ dàng hơn.
Do đó nhiệm vụ nghiên cứu cần thiết phải được đặt ra là:
1. Phát hiện thực trạng phát âm Tiếng Anh của học sinh trường tiểu học.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phát âm Tiếng Anh chưa đạt chuẩn.
3. Phương pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên.
4. Các bài dạy ngữ âm làm ví dụ.
5. Các ý kiến đề xuất nhằm xây dựng và nâng cao năng lực phát âm Tiếng Anh.
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Tôi xin giả định rằng những phương pháp dạy ngữ âm của giáo viên còn chưa đổi mới, mang tính rập khuôn, nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nếu phương pháp mới này được các giáo viên áp dụng một cách sáng tạo cho từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh cụ thể thì sẽ góp phần nâng cao năng lực phát âm cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dự giờ thăm lớp, học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.
- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Khảo sát năng lực phát âm của học sinh.
- Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm và các nguồn tài liệu về phương pháp giảng dạy từ Internet.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy và học ngữ âm Tiếng Anh hiện nay.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã cung cấp một số phương pháp dạy ngữ âm phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, góp phần hoàn thiện phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh nói chung.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1/ Cơ sở lý luận
Hiện nay ở Việt Nam học thêm một hay nhiều ngoại ngữ khác để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc đã trở nên rất quan trọng, đặc biệt là Tiếng Anh. Tiếng Anh được sử dụng khắp mọi nơi, mọi lúc. Từ những trẻ em chuyên bán sách báo cho khách du lịch cũng biết quảng cáo về những mặt hàng của mình bằng tiếng Anh đến những chuyên gia, những phiên dịch viên sử dụng tiếng Anh thành thạo. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là vì sao có nhiều người học Tiếng Anh trong thời gian dài nhưng khi giao tiếp với người bản xứ thì họ lại không hiểu hoặc hiểu nhầm những gì chúng ta đang nói. Câu trả lời chính là do Ngữ Âm trong Tiếng Anh.
Ngữ âm trong Tiếng Anh có thể hiểu bao gồm các yếu tố: phát âm (phonology), trọng âm (stress), nhịp điệu (rhythm) và ngữ điệu (intonation). Theo nghiên cứu về ngữ âm cho thấy để quá trình giao tiếp thành công nhất thì cần đạt 4 tiêu chí: Phát âm tốt (Good pronunciation); Tốc độ tự nhiên (natural speech); Nhịp điệu tự nhiên (Natural Rhythm); Và Ngữ điệu tự nhiên (natural Intonation). Đạt được 4 tiêu chí chuẩn này là tham vọng của tất cả những người học Tiếng Anh. Tuy nhiên điều này nằm ngoài khả năng của người Việt Nam. Mặc dù chúng ta không thể nói Tiếng Anh như người bản ngữ nhưng chúng ta có thể luyện tập để nói được một Tiếng Anh chấp nhận được: phát âm rõ ràng (clear pronunciation) nghĩa là khi chúng ta phát âm người nghe hiểu và phân biệt được với các âm khác.
Xác định được tầm quan trọng của ngữ âm nói riêng và môn Tiếng Anh nói chung, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008) nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên Tiếng Anh trong cả nước.
2/ Cơ sở thực tiễn
Việc tổ chức dạy học Tiếng Anh ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu được học ngoại ngữ của học sinh tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục. Mặt khác, giúp học sinh có được lượng kiến thức Tiếng Anh nhất định để có thể học tốt Tiếng Anh khi lên cấp 2.
Tuy nhiên khi mới bắt đầu dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học, qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh của học sinh tôi nhận thấy lực học của các em yếu quá nhiều, các em ngại nói tiếng Anh, ngại phát âm, không tập trung trong quá trình học ngữ âm, cũng như quá khó khăn trong việc viết hay miêu tả một vấn đề nào đó cho dù vấn đề đó rất đơn giản. Bên cạnh đó số lượng lớp học lại đông nên trong quá trình dạy giáo viên không thể bao quát và hỗ trợ kịp thời các em. Cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa được đầu tư đầy đủ như tự điển, sách báo, băng đĩa, đài cát sét, máy chiếu v.v. Hầu như các em không được tiếp xúc với người bản xứ nên cũng gây ít nhiều hạn chế trong việc phản ứng với Tiếng Anh, các em gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm cũng như phân biệt các âm gần giống nhau khi nghe giáo viên nói.
Từ thực tế trên bản thân tôi thiết nghĩ có một phương pháp giúp học sinh của mình học ngữ âm nhanh và dễ dàng hơn là vô cùng cần thiết, nên tôi đã học hỏi, sưu tầm và sáng tạo ra phương pháp dạy ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
II. THỰC TRẠNG PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC.
1/ Các số liệu điều tra.
Để có biện pháp, phương pháp dạy học sinh cách phát âm tốt, khắc phục sai sót tôi đã tiến hành khảo sát năng lực phát âm của các em lớp 4 và lớp 5 từ đầu năm học 2012 - 2013 và thu được kết quả như sau:
Khối | Tổng số HS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
4 | 20 | 2 | 10 | 4 | 20 | 9 | 45 | 5 | 25 |
5 | 27 | 2 | 7 | 8 | 30 | 10 | 37 | 7 | 26 |
2/ Nhận định đánh giá hiện trạng
Ưu điểm:
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì học ngoại ngữ ở lứa tuổi càng sớm thì hiệu quả càng cao. Vì vậy, lứa tuổi học sinh tiểu học là đối tượng có lợi thế khi học Tiếng Anh so với THCS và THPT đặc biệt là ngữ âm.
- Trên thực tế giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rất nhiều em học sinh có khả năng phát âm tốt, có niềm hăng say với học Tiế
THẦY CÔ TẢI NHÉ!