- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,189
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 2 lớp 7 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN GOM CHUNG 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 2 lớp 7 về ở dưới.
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6,0 ĐIỂM)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
Chọn câu trả lời đúng nhất ( từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào?
A. Truyện cổ tích. B. Truyện truyền thuyết.
C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.
Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A.Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa.
B. Tìm cách để cứu lấy con lừa.
C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa .
D. Đến bên giếng và nhìn nó.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu: “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…” sau có tác dụng gì ?
A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm…
D. Thể hiện sự bất ngờ.
Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì?
A. Kêu gào thảm thiết. B. Đứng im và chờ chết.
C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. D. Bình tĩnh tìm cách.
Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện "chú lừa thông minh" ?(1)Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm các cứu nó.(2) Con lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình.(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng.(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó.
A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (4) (2) (3).
C. (3) (1) (4) (2). D. (3) (2) (4) (1).
Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào?
A. Bình tĩnh, thông minh. B. Nhút nhát, sợ chết.
C. Nóng vội, dũng cảm. D. Chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì?
A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống.
B. Sự đoàn kết của con người và loài vật.
C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống.
D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?
Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao?
Câu 11: Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì?
PHẦN II: VIẾT (4,0 ĐIỂM)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.
-------- HẾT ------
Chú ý:
+ Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm/lỗi; toàn bài không trừ quá 0,5 điểm.
+ Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu không làm tr
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THUỶ
| ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 7 THCS Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề khảo sát gồm: 02 trang) |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6,0 ĐIỂM)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Chọn câu trả lời đúng nhất ( từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào?
A. Truyện cổ tích. B. Truyện truyền thuyết.
C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.
Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A.Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa.
B. Tìm cách để cứu lấy con lừa.
C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa .
D. Đến bên giếng và nhìn nó.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu: “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…” sau có tác dụng gì ?
A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm…
D. Thể hiện sự bất ngờ.
Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì?
A. Kêu gào thảm thiết. B. Đứng im và chờ chết.
C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. D. Bình tĩnh tìm cách.
Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện "chú lừa thông minh" ?(1)Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm các cứu nó.(2) Con lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình.(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng.(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó.
A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (4) (2) (3).
C. (3) (1) (4) (2). D. (3) (2) (4) (1).
Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào?
A. Bình tĩnh, thông minh. B. Nhút nhát, sợ chết.
C. Nóng vội, dũng cảm. D. Chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì?
A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống.
B. Sự đoàn kết của con người và loài vật.
C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống.
D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?
Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao?
Câu 11: Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì?
PHẦN II: VIẾT (4,0 ĐIỂM)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.
-------- HẾT ------
Họ và tên thí sinh:……………………………… | Họ tên, chữ ký GT 1: ………………………………. |
Số báo danh:………………………………………… | Họ tên, chữ ký GT 2: ……………………………….. |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THUỶ
| KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn Ngữ văn lớp 7 THCS HƯỚNG DẪN CHẤM | |||||||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |||||||
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0đ | |||||||
1 | C | 0,25đ | ||||||||
2 | A | 0,25đ | ||||||||
3 | B | 0,25đ | ||||||||
4 | A | 0,25đ | ||||||||
5 | D | 0,25đ | ||||||||
6 | B | 0,25đ | ||||||||
7 | A | 0,25đ | ||||||||
8 | C | 0,25đ | ||||||||
9 | Câu 9: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa? HS nêu được : - Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc. - Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng. | 2,0đ 1,0đ 1,0đ | ||||||||
10 | Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? -Từ câu chuyện " chú lừa thông minh", em không đồng tình với cách xử lí của bác nông dân. - Vì: + Con lừa là một con vật vốn đã gắn bó với bác nông dân. + Là tài sản quý giá mà không phải ai cũng có được. =>Vì vậy, chúng ta cần phải biết trân trọng, tìm ra hướng giải quyết thích hợp thay vì nản chí, bỏ cuộc. Lưu ý: Chấp nhận cách lí giải khác nhau khác nhưng đảm bảo đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa. | 1,0đ 0,25đ 0,75đ | ||||||||
11 | Câu 11: Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? Những bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện: + Khi gặp khó khăn, thử thách, ta chớ vội nản lòng, từ bỏ mà hãy suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. + Sự kiên trì, nỗ lực giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. + Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn bình tĩnh để xử lý tình huống…. * Cách cho điểm: - Học sinh trả lời được từ 2 ý trở lên cho 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý cho 0, 5 điểm. - Học sinh không trả lời được ý nào cho 0 điểm. - Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, giáo viên linh hoạt cho điểm theo thực tế bài làm của học sinh. | 1,0đ | ||||||||
II | | Viết | 4,0đ | |||||||
a. Bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài | 0,25đ | |||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. | 0,25đ | |||||||||
c. Nghị luận về vấn để đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 3,0đ | |||||||||
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó. 2. Thân bài: - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận. - Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: + Đội mũ bảo hiểm giúp giảm những hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra: giảm tỉ lệ tử vong, chấn thương sọ não,… (lí lẽ, bằng chứng) + Đội mũ bảo hiểm thể hiện người có văn hóa, văn minh, lịch sự, thể hiện ý thức công dân trong việc tôn trọng pháp luật. (lí lẽ, dẫn chứng) + Đội mũ bảo hiểm không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm với sự an toàn của bản thân mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình, xã hội và cả cộng đồng (lí lẽ, dẫn chứng) + Đội mũ bảo hiểm còn thể hiện giá trị thẩm mĩ (lí lẽ, dẫn chứng), +… - Thực trạng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hiện nay: + Nhiều người khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội chống đối: không cài quai, đội ngược mũ,… + Nhiều người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, đội mũ thời trang,… - Giải pháp: + Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu về ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường. + Tăng cuờng giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội. + Nghiên cứu và sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. + Tổ chức nhiều hoạt động và chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là lứa tuổi học sinh. (Lưu ý: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của HS.) 3. Kết bài: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó. * Cách cho điểm: - Điểm 2,5 - 3,0: Triển khai các ý hợp lí, đúng trọng tâm ( ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm), lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, . - Điểm 1,5-2,0: Triển khai khá hợp lí các ý, lí lẽ tương đối thuyết phục, có dẫn chứng. - Điểm 0,5 – 1,0: Triển khai ý rất sơ lược, chung chung, chưa làm nổi bật được vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc nội dung. | 0,25đ 0,25đ 1,25 đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ | |||||||||
| d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25đ | ||||||||
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25đ | ||||||||
+ Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm/lỗi; toàn bài không trừ quá 0,5 điểm.
+ Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu không làm tr
THẦY CÔ TẢI NHÉ!