- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 8 (Theo cấu trúc mới) được soạn dưới dạng file word gồm 247 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Một lít nước mắt (Aya Kitou) và trả lời các câu hỏi.
"Một lít nước mắt" kể về cuộc đời của cô bé Aya Kitou. Aya Kitou chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn hơn 20 năm do bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quái ác mang tên “Thoái hóa tiểu não”. Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn. Thậm chí, việc tự mình bước đi, tự tay làm một điều gì đó cũng trở nên quá xa vời đối với cô gái nhỏ. Căn bệnh ngày càng phát triển khiến cô mất đi khả năng kiểm soát cơ thể mình, mới đầu chỉ là khó khăn trong việc đi lại, dần dần Aya phải ngồi xe lăn, không thể cầm đũa hay không phát âm theo ý muốn được nữa. Cuối cùng, cô bé phải nằm liệt giường.
Việc viết nhật ký mới đầu chỉ là phương pháp điều trị để Aya có thể phần nào điều khiển cơ thể mình và cũng để bác sĩ theo dõi tốc độ phát triển bệnh. Nhưng dần dần cuốn nhật ký lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Trong suốt 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn.
Đọc "Một lít nước mắt", ta thấy hình ảnh một cô bé tật nguyền về cơ thể nhưng lại có sự mạnh mẽ phi thường. Không phải cô cố gắng thể hiện mình như một anh hùng mà nghị lực của Aya chỉ đơn giản là sự cố gắng nhỏ bé nhằm chống chọi lại căn bệnh quái ác đang ngày ngày tàn phá cơ thể mình. Sự yêu đời, nâng niu cuộc sống trong Aya được thể hiện qua những sở thích bình dị nhất như ngắm nhìn bầu trời xanh, đọc sách hay ước mơ nhỏ nhoi được về nhà thăm gia đình… Dù cơ thể tật nguyền nhưng Aya chưa bao giờ từ bỏ con đường tìm kiếm giá trị bản thân.
Câu 1. (0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (1đ) Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Câu 3.(2đ) Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4: (2,5đ) Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản trên là gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (4.0 điểm) Qua văn bản ở Phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ gì về quan điểm sống: biết thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn?
Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ thấy tình người trong đó”.
Hãy khám phá “tình người” trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
(SGK Ngữ văn 8 – Tập 2).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Một lít nước mắt (Aya Kitou) và trả lời các câu hỏi.
"Một lít nước mắt" kể về cuộc đời của cô bé Aya Kitou. Aya Kitou chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn hơn 20 năm do bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quái ác mang tên “Thoái hóa tiểu não”. Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn. Thậm chí, việc tự mình bước đi, tự tay làm một điều gì đó cũng trở nên quá xa vời đối với cô gái nhỏ. Căn bệnh ngày càng phát triển khiến cô mất đi khả năng kiểm soát cơ thể mình, mới đầu chỉ là khó khăn trong việc đi lại, dần dần Aya phải ngồi xe lăn, không thể cầm đũa hay không phát âm theo ý muốn được nữa. Cuối cùng, cô bé phải nằm liệt giường.
Việc viết nhật ký mới đầu chỉ là phương pháp điều trị để Aya có thể phần nào điều khiển cơ thể mình và cũng để bác sĩ theo dõi tốc độ phát triển bệnh. Nhưng dần dần cuốn nhật ký lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Trong suốt 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn.
Đọc "Một lít nước mắt", ta thấy hình ảnh một cô bé tật nguyền về cơ thể nhưng lại có sự mạnh mẽ phi thường. Không phải cô cố gắng thể hiện mình như một anh hùng mà nghị lực của Aya chỉ đơn giản là sự cố gắng nhỏ bé nhằm chống chọi lại căn bệnh quái ác đang ngày ngày tàn phá cơ thể mình. Sự yêu đời, nâng niu cuộc sống trong Aya được thể hiện qua những sở thích bình dị nhất như ngắm nhìn bầu trời xanh, đọc sách hay ước mơ nhỏ nhoi được về nhà thăm gia đình… Dù cơ thể tật nguyền nhưng Aya chưa bao giờ từ bỏ con đường tìm kiếm giá trị bản thân.
"Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. (Theo Internet)
Câu 1. (0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (1đ) Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Câu 3.(2đ) Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4: (2,5đ) Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản trên là gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (4.0 điểm) Qua văn bản ở Phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ gì về quan điểm sống: biết thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn?
Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ thấy tình người trong đó”.
Hãy khám phá “tình người” trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
(SGK Ngữ văn 8 – Tập 2).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh | 0.5 |
2 | Hành động nói: điều khiển (cầu khiến) | 1.0 |
3 | Biện pháp nghệ thuật: So sánh: Căn bệnh đã khiến tương lai của cô / là / một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn -> Tác dụng: giúp câu văn tăng tính hàm súc, gợi cảm, gợi hình, giúp người đọc hình dung rõ về tương lai ngày càng bị bó chặt, giam hãm trong căn bệnh hiểm nghèo của Aya Kitou. | 2.0 |
4 | HS có thể trình bày theo ý kiến cá nhân dựa trên hiểu biết của mình về ý nghĩa vấn đề (sự thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn): Hãy biết quan tâm, yêu thương người khác và trân trọng những gì mình đang có để có cuộc sống tốt đẹp. | 2.5 |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 |
1 | I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm đoạn văn nghị luận. - Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận. - Diễn đạt chính xác, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | 0.25 |
II. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể sắp xếp, kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm đoạn văn nghị luận, sau đây là gợi ý mang tính định hướng: | 0.25 | |
a. Giải thích - Giải thích: + Thấu hiểu, cảm thông: đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết, hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc, hoàn cảnh của người đó. + Nhìn lại bản thân mình: đánh giá lại bản thân (để biết mình đã sống như thế nào, đã làm được gì, có gì...). + Sống có ý nghĩa: sống có đam mê, hoài bão, có nghị lực, làm được những điều tốt đẹp... - Ý nghĩa vấn đề (sự thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn): Hãy biết quan tâm, yêu thương người khác và trân trọng những gì mình đang có để có cuộc sống tốt đẹp. b. Bàn luận vấn đề Xung quanh chúng ta có rất nhiều người kém may mắn, vì vậy, chúng ta cần có sự thấu hiểu, chia sẻ. - Ý nghĩa của sự thấu hiểu, chia sẻ: + Đối với người không may mắn: có thêm động lực, nguồn lực để vượt qua khó khăn. + Đối với chúng ta: được mọi người yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội nhân văn, gắn kết. - Thấu hiểu, chia sẻ không chỉ trong nhận thức mà còn bằng hành động. - Cần thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, từ đó có nghị lực, bản lĩnh, vươn lên vượt qua hoàn cảnh cũng như trân trọng những gì đang có, biết yêu cuộc sống, nhiệt tình học tập, làm việc và cống hiến. => Khẳng định đây là quan điểm đúng đắn. c. Mở rộng: Phê phán một bộ phận sống thờ ơ vô cảm trước những khó khăn, thiệt thòi của người khác. d. Bài học nhận thức và hành động + Biết đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng xung quanh, không nên sống vô cảm, ích kỉ. + Biết trân trọng bản thân, sống có ích, có ý nghĩa, góp phần làm đẹp thêm cho cuộc đời, cho quê hương đất nước | 1.0 1.5 1.0 | |
2 | a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận, Có bố cục 3 phần: Mở bài giới thiệu vấn đề nhị luận, Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. | 0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự nhân thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lâp luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: | 9,0 | |
1. Giải thích và bình luận: a. Giải thích và bàn luận: - “Câu thơ hay”: Câu thơ là sản phẩm sáng tạo của nhà thơ, có sức lay động cảm xúc người đoc, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc gả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. - “Đọc” là hình thức tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. - “Tình người” là nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm, tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Ý nghĩa câu nói: Giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận. Giá tị của thơ là gá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. b. Bàn luận: - “Thơ là tiếng nói của tình cảm”, do vậy, tất cả những suy nghĩ, trăn trở, cảm xúc, rung động… đều trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ ca. - Với người làm thơ, câu thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Cảm xúc càng tràn đầy, mãnh liệt thì thơ càng có sức lay động trái tim người đọc. - Người đọc đến với thơ là để tìm kiếm sự tri âm, là tìm kiếm “tiếng nói của tâm hồn” mình trong đó. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của văn bản. Khi đó, ngừơi đọc “quên” cả hình thức của bài thơ, mà chỉ đắm mình trong thứ cảm xúc chân thành, mãnh liệt đó. -> Thơ hay là thơ lay động tâm hồn, cảm xúc con người bởi nó được viết nên bởi sự tăng hoa trong tình cảm mãnh liệt chân thành, sấu sắc cảu tác giả và bằng quá trình lao động nghệ thuật say mê và nghiêm túc của người nghệ sĩ. 2. Làm sáng tỏ nhận định qua bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới. thơ ông mang nặng lòng thưng người và niềm hoài cổ. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về “lũy tre xưa”, “thành quách cũ” và “những người muôn năm cũ”… - “Ông đồ” là bài thơ hay nhất của ông. Bài thơ đã khắc họa thành công hoàn ảnh ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người đã đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả. b. Chứng minh: Vũ Đình Liên đã thể hiện “tình người” tha thiết bằng tình cảm chân thành, sâu sắc khiến trái tim bạn đọc rung động và ám ảnh về tình cảnh ông đồ qua một hình thức nghệ thuật đặc sắc.. Lđ1. Trước hết, “tình người” của bài thơ đó là niềm cảm xúc hân hoan, vui sướng của nhà thơ trước thời huy hoàng, thịnh trị của ông đồ. - Mỗi độ tết đến xuân về, trên phố đông vui tấp nập, ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ” góp mặt vào sự đông vui tấp nập của phố phường, vào sắc màu tươi tắn của mùa xuân (phân tích dẫn chứng). - Bao nhiêu người thuê viết, xúm xít ngưỡng mộ tài năng viết chữ của ông đồ (phân tích dẫn chứng). => Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, ông như người nghệ sĩ tài hoa được bao người mến mộ. Lđ2: “Tình người” trong bài thơ không chỉ biểu hiện ở niềm hân hoan vui sướng trước hình ảnh ông đồ thời thịnh trị mà còn là niềm xót thương đồng cảm với ông đồ thời tàn. - Vào dịp tết đến xuân về, vẫn là ông đồ xuất hiện nhưng tất cả đã đổi thay: không còn người thuê viết, giấy đỏ buồn, nghiên sầu. (phân tích dẫn chứng). Nghệ thuật nhân hóa: nỗi buồn thấm cả vào những vật vô tri. - Không ai để ý đến ông đồ -> Ông đã bị gạt ra khỏi lề cuộc sống. Nỗi buồn thấm vào cảnh vật, lan tỏa trong không gian: lá vàng rơi, mưa bụi… gợi không khí lạnh lẽo, u ám -> nỗi buồn trong lòng người -> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. (Phân tích dẫn chứng) => Sự thổn thức của nhà thơ trước những tàn phai rơi rụng, trước sự nóng lanh của thế thái nhân tình, ông đò giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”(Vũ Đình Liên). Lđ3: Tình người ây còn là nỗi niềm hài cổ, và tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trước một lớp người đã trôi vào quá vãng. - Năm nay đào vẫn nở nhưng không còn thấy hình ảnh ông đồ, cảnh vẫn còn mà người thì đã vắng -> nỗi niềm cảnh cũ người đâu? - Câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” như lời tự vấn cính mình, như một niềm hoài niệm, nhớ tiếc, xót xa…, để lại dư ba trong lòng người đọc. -> Khổ thơ được viết bằng nỗi cảm khái trức thời thế ấm lạnh nhân tình, nỗi tiecs thương một nền Nho học đã bị lụi tàn, một lớp người đã bị bỏ rơi bên lề phố rêu phong… => Bài thơ chan chứa một “tình người” lớn lao, bao trùm cả không gian và thời gian, tình người ba la ấy được cất lên từ trái tim nhân hậu, nhạy cảm, giàu tình yêu thương của Vũ Đình Liên. Lđ4: “Tình người” trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo: -Mạch cảm xúc trữ tình chủ yếu là nỗi buồn xót xa day dứt khôn nguôi khiến người đọc hiểu được cái tình của thi nhân. -Thể thơ ngũ ngôn và ngôn ngữ gợi cảm, giàu sức tạo hình đã làm cho tá phẩ có dáng dấp như một câu chuyện kể về cuộc đời ông đồ từ khi được trọng vọng cho tới lúc bị lãng quên, qua đó nhà thơ bày tỏ “Lòng thương người và niềm hoài cổ của mình”. -Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn du, câu hỏi tu từ tao nên sức lay động, ám ảnh sâu sắc trong lòng ngườì đọc. Kết cấu đầu cuối tương ứng nhưng lại kết hợp tứ thơ “cảnh cũ người đâu” càng mang nặng nỗi niềm tâm sự về tình đời, tình người tha thiết. c. Đánh giá, mở rộng - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: thơ hay là thơ lay động hồn người, bài thơ hay là kết tinh của sự thăng hoa trong cảm xúc và quá trình lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc của nhà thơ. Vũ Đình Liên là trí thức Tây học nhưng lại tổn thức trước những tàn phai, rơi rugj của một kiếp người, của một nền văn hóa truyền thống bị thất truyền và rơi vào quên lãng -> bài thơ thấm đẫm “tình người”. - Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận: + Đối với nhà thơ: Bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm cần có sự độc đáo, sáng tạo trong hình thức nghệ thuật. + Đối với người đọc: Qua tác phẩm cần khơi dậy những tình cảm chân thành, cao đẹp với những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc bồi dưỡng tình cảm cao đẹp, trân trọng những giá trị của cuộc sống. | 1.5 6.5 1.0 5.5 1.5 1.5 1.5 1.0 1.0 | |
d. Sáng tạo: Bài viết có cảm xúc, sáng tạo, có những suy nghĩ, phát hiện riêng về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.25 |
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của
THẦY CÔ TẢI NHÉ!