- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,703
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 01:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VĂN HỌC
- Văn học hay ngữ văn (thường gọi tắt là văn) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản.
- Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực đời sống bằng cách sáng tạo ra hình tượng văn học, thể hiện tư tưởng, cảm xúc của người viết về cuộc đời.
2. Đặc trưng của văn học
- Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống. Ngôn từ trong văn học không phải là ngôn ngữ của đời sống hàng ngày mà đó là thứ ngôn ngữ của quần chúng nhưng đã được cách điệu hóa nhằm tạo ra ý nghĩa thẩm mỹ. Đặc điểm của ngôn từ văn học:
+ Tính chính xác và tinh luyện: Ngôn từ phải gợi ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lẫn người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.
+ Tính hàm súc, đa nghĩa: Ngôn từ trong văn học (đặc biệt là trong thơ) tạo ra dư vang, nén chặt ý, tạo ra sức chứa lớn về ngữ nghĩa – “ý tại ngôn ngoại”; thường sử dụng các biện pháp tu từ và sự chuyển nghĩa để tạo ra tính đa nghĩa cho ngôn ngữ văn học.
+ Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn học có khả năng làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng thái, truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra nó còn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ nhất, mong manh vô hình nhất chứ không chỉ dừng lại ở những cái hữu hình.
+ Tính biểu cảm: Nghệ thuật là tiếng nói của cảm xúc. Khi sáng tác, người nghệ sỹ giãi bày cảm xúc của mình nên ngôn ngữ văn học có tính biểu cảm.
=> Vũ khí của nhà văn là ngôn từ, văn chương quan trọng nhất là chữ nghĩa, từ ngôn từ nghệ thuật ta nhận ra hiện thực, tài năng, thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
- Đối tượng phản ánh của văn học là hiện thực đời sống. Văn học phản ánh đời sống trên một phạm vi rộng lớn và đa dạng. Nhưng tất cả các sự vật và hiện tượng ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật hiện tượưng để tìm ra bản chất, quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâm và khám phá mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
+ Đối tượng chủ yếu của văn học là con người. Văn học quan tâm trước hết đến bản chất xã hội của con người. Con người tồn tại như một thực thể khép kín với bản chất nội tại của nó, bản chất của con người chỉ bộc lộ qua những mối quan hệ hiện thực của nó.
+ Xem xét con người qua mối quan hệ xã hội không làm mờ đi bản chất riêng của nó mà ngược lại, qua các mối quan hệ, con người càng thể hiện bản chất của mình, hiện lên với những tính cách độc đáo, số phận cụ thể.
+ Nhà văn thông qua việc phản ánh thế giới khách quan để biểu hiện thế giới chủ quan của mình. Tác phẩm nghệ thuật là khát vọng thể hiện một quan niệm về chân lí đời sống, về cái "chân", "thiện", "mĩ" trong tự nhiên, xã hội, trong quan hệ giữa người với người và trong mỗi con người.
- Văn học phản ánh đời sống thông qua các hình tượng văn học. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật” (Từ điển văn học). Đặc điểm cơ bản của hình tượng văn học:
+ Gắn liền với đời sống;
+ Có sự thống nhất giữa hai mặt: khách quan và chủ quan; lý trí và tình cảm;
+ Vừa khái quát vừa cụ thể.
- Văn học cần phải có sự sáng tạo. Một tác phẩm văn học có đứng vững được trong lòng người hay không chính là nhờ tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao động của nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật.
Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học
a. Nội dung của tác phẩm văn học
Khái niệm: Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi tư tưởng của tác giả.
Các vấn đề thuộc về nội dung tác phẩm văn học:
- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
+ Phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm rất đa dạng, có thể là chuyện con người, thú vật, cây cỏ, chim muông, đồ vật, thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng v.v.
+ Đề tài của tác phẩm nghệ thuật không chỉ nhằm giới thiệu các hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng, mà ở phương diện nhất định, bao giờ đề tài cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.
+ Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống
+ Ví dụ: Chủ đề “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ của văn bản. Có những văn bản khuôn khổ nhỏ nhưng mang chủ đề lớn (Sông núi nước Nam thời Lý chỉ có 28 chữ nhưng là một bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc lập).
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô cũng như ý định của tác giả.
+ Có những văn bản, đề tài có thể đồng nhất với chủ đề.
- Tư tưởng của văn bản văn học là sự lí giải với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản.
+ Ví dụ: Tư tưởng của tiểu thuyết “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là tố cáo quyết liệt cái chế độ thống trị đen tối, thối nát phi nhân đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, nhất là nông dân nghèo; đồng cảm, trân trọng yêu thương đối với người nông dân bị áp bức.
- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung.
Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất
* Các khái niệm về hình thức của tác phẩm văn học:
- Kết cấu: “là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm để tạo dựng được thế giới hình tượng giàu ý nghĩa thẩm mĩ, có khả năng khái quát đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn” (Lê Lưu Oanh). Hà Minh Đức cho rằng: “Nhìn bên ngoài thì kết cấu như một cái sườn cấu tạo bao gồm các bộ phận và biện pháp thuần túy hình thức của tác phẩm. Nhưng thực ra nhiệm vụ trọng yếu và sâu xa hơn của kết cấu là sự tổ chức nội dung mà trực tiếp nhất là việc xây dựng tính cách và hoàn cảnh”. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu được quan niệm là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục tác phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.
- Ngôn từ nghệ thuật chính là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa chọn lựa nhằm phục vụ cho hoạt động giao tiếp, mang dấu ấn cá nhân, thể hiện phong cách, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Nó vừa là công cụ tư duy, vừa là phương tiện chuyển tải hình tượng nghệ thuật chủ quan của người nghệ sĩ.
Ngôn từ ít nhiều mang dấu ấn của tác giả: Ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân, ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam
- Thể loại văn học là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. (Hoặc là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản). Gồm:
+ Tác phẩm trữ tình: loại tác phẩm văn học ưu tiên hàng đầu việc bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình, bao gồm nhiều loại như thơ, ca dao, truyện thơ, trường ca.
+ Tác phẩm tự sự: loại tác phẩm văn học sử dụng lời kể để kể một câu chuyện, bao gồm nhiều loại như sử thi, truyện cổ dân gian, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, …
+ Kịch bản văn học: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
+ Thể loại khác: Kí, nghị luận văn học…
Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức bao giờ cũng thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau. Nói như Bi-ê-lin-xki: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo chứa đựng tài năng và tâm huyết của nhà văn. Càng những tác phẩm văn học có giá trị lớn thì càng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.
4. Con người trong văn học
* Đối tượng phản ánh của văn học:
FULL FILE
DEMO
CHUYÊN ĐỀ 1
CHUYÊN ĐỀ 2
YOPO.VN--02. CHUYÊN ĐỀ 2- MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9....
YOPO.VN--03. CHUYÊN ĐỀ 03 _ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 1
Nội dung | Trang | |||||
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ............................................................................................................. | 2 | |||||
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA VĂN HỌC ................................................. | 2 | |||||
1. Khái niệm văn học ................................................................................................................ | 2 | |||||
2. Đặc trưng của văn học............................................................................................................. | 2 | |||||
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học .................................................. | 4 | |||||
4. Con người trong văn học......................................................................................................... | 6 | |||||
5. Chức năng của văn học........................................................................................................... | 7 | |||||
6. Giá trị của văn học.................................................................................................................. | 9 | |||||
7. Nhà văn và phong cách văn học.............................................................................................. | 10 | |||||
8. Quá trình văn học.................................................................................................................... | 11 | |||||
9. Tiếp nhận văn học................................................................................................................... | 11 | |||||
B. MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG............................................................................. | 14 | |||||
I. KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý ...................................................................... | 14 | |||||
II. KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI HAY....................................................................... | 16 | |||||
III. KĨ NĂNG SỬ DỤNG KIẾN THỨC LÍ LUẬN HIỆU QUẢ TRONG BÀI VĂN......... | 18 | |||||
C. THỰC HÀNH ĐỀ ................................................................................................................ | 24 | |||||
I. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC ........................................................................................................................... | 24 | |||||
Đề | Trang | Đề | Trang | | ||
Đề 1...................... | 24 | Đề 5 ........................ | 45 | | ||
Đề 2...................... | 33 | Đề 6 ........................ | 47 | | ||
Đề 3...................... | 36 | Đề 7 ........................ | 53 | | ||
Đề 4...................... | 42 | Đề 8 ........................ | 56 | | ||
II. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC | | |||||
Đề 9 ............................................................................................................................................ | 64 | |||||
Đề 10 ............................................................................................................................................ | 66 | |||||
Đề 11 ............................................................................................................................................ | 70 | |||||
Đề 12 ............................................................................................................................................ | 72 | |||||
III. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM, PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ | | |||||
Đề | Trang | Đề | Trang | | ||
Đề 13 ................... | 74 | Đề 17 ............... | 86 | | ||
Đề 14 .................. | 76 | Đề 18 ............... | 89 | | ||
Đề 15 ................. | 80 | Đề 19 ............... | 91 | | ||
Đề 16 ............... | 83 | Đề 20 …………….. | 93 | | ||
CHUYÊN ĐỀ 01:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VĂN HỌC
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : - Nắm được kiến thức cơ bản về văn học: khái niệm, đặc trưng, chức năng, giá trị... của văn học. - Nắm vững những kĩ năng cơ bản, biết cách vận dụng vào bài văn nghị luận văn học. |
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA VĂN HỌC
- Khái niệm văn học
- Văn học hay ngữ văn (thường gọi tắt là văn) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản.
- Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực đời sống bằng cách sáng tạo ra hình tượng văn học, thể hiện tư tưởng, cảm xúc của người viết về cuộc đời.
2. Đặc trưng của văn học
- Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống. Ngôn từ trong văn học không phải là ngôn ngữ của đời sống hàng ngày mà đó là thứ ngôn ngữ của quần chúng nhưng đã được cách điệu hóa nhằm tạo ra ý nghĩa thẩm mỹ. Đặc điểm của ngôn từ văn học:
+ Tính chính xác và tinh luyện: Ngôn từ phải gợi ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lẫn người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.
+ Tính hàm súc, đa nghĩa: Ngôn từ trong văn học (đặc biệt là trong thơ) tạo ra dư vang, nén chặt ý, tạo ra sức chứa lớn về ngữ nghĩa – “ý tại ngôn ngoại”; thường sử dụng các biện pháp tu từ và sự chuyển nghĩa để tạo ra tính đa nghĩa cho ngôn ngữ văn học.
+ Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn học có khả năng làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng thái, truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra nó còn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ nhất, mong manh vô hình nhất chứ không chỉ dừng lại ở những cái hữu hình.
+ Tính biểu cảm: Nghệ thuật là tiếng nói của cảm xúc. Khi sáng tác, người nghệ sỹ giãi bày cảm xúc của mình nên ngôn ngữ văn học có tính biểu cảm.
=> Vũ khí của nhà văn là ngôn từ, văn chương quan trọng nhất là chữ nghĩa, từ ngôn từ nghệ thuật ta nhận ra hiện thực, tài năng, thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
- Đối tượng phản ánh của văn học là hiện thực đời sống. Văn học phản ánh đời sống trên một phạm vi rộng lớn và đa dạng. Nhưng tất cả các sự vật và hiện tượng ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật hiện tượưng để tìm ra bản chất, quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâm và khám phá mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
+ Đối tượng chủ yếu của văn học là con người. Văn học quan tâm trước hết đến bản chất xã hội của con người. Con người tồn tại như một thực thể khép kín với bản chất nội tại của nó, bản chất của con người chỉ bộc lộ qua những mối quan hệ hiện thực của nó.
+ Xem xét con người qua mối quan hệ xã hội không làm mờ đi bản chất riêng của nó mà ngược lại, qua các mối quan hệ, con người càng thể hiện bản chất của mình, hiện lên với những tính cách độc đáo, số phận cụ thể.
+ Nhà văn thông qua việc phản ánh thế giới khách quan để biểu hiện thế giới chủ quan của mình. Tác phẩm nghệ thuật là khát vọng thể hiện một quan niệm về chân lí đời sống, về cái "chân", "thiện", "mĩ" trong tự nhiên, xã hội, trong quan hệ giữa người với người và trong mỗi con người.
- Văn học phản ánh đời sống thông qua các hình tượng văn học. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật” (Từ điển văn học). Đặc điểm cơ bản của hình tượng văn học:
+ Gắn liền với đời sống;
+ Có sự thống nhất giữa hai mặt: khách quan và chủ quan; lý trí và tình cảm;
+ Vừa khái quát vừa cụ thể.
- Văn học cần phải có sự sáng tạo. Một tác phẩm văn học có đứng vững được trong lòng người hay không chính là nhờ tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao động của nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật.
Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học
a. Nội dung của tác phẩm văn học
Khái niệm: Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi tư tưởng của tác giả.
Các vấn đề thuộc về nội dung tác phẩm văn học:
- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
+ Phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm rất đa dạng, có thể là chuyện con người, thú vật, cây cỏ, chim muông, đồ vật, thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng v.v.
+ Đề tài của tác phẩm nghệ thuật không chỉ nhằm giới thiệu các hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng, mà ở phương diện nhất định, bao giờ đề tài cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.
+ Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống
+ Ví dụ: Chủ đề “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ của văn bản. Có những văn bản khuôn khổ nhỏ nhưng mang chủ đề lớn (Sông núi nước Nam thời Lý chỉ có 28 chữ nhưng là một bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc lập).
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô cũng như ý định của tác giả.
+ Có những văn bản, đề tài có thể đồng nhất với chủ đề.
- Tư tưởng của văn bản văn học là sự lí giải với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản.
+ Ví dụ: Tư tưởng của tiểu thuyết “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là tố cáo quyết liệt cái chế độ thống trị đen tối, thối nát phi nhân đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, nhất là nông dân nghèo; đồng cảm, trân trọng yêu thương đối với người nông dân bị áp bức.
- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
b. Hình thức của tác phẩm văn học
* Khái niệm:Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung.
Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất
* Các khái niệm về hình thức của tác phẩm văn học:
- Kết cấu: “là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm để tạo dựng được thế giới hình tượng giàu ý nghĩa thẩm mĩ, có khả năng khái quát đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn” (Lê Lưu Oanh). Hà Minh Đức cho rằng: “Nhìn bên ngoài thì kết cấu như một cái sườn cấu tạo bao gồm các bộ phận và biện pháp thuần túy hình thức của tác phẩm. Nhưng thực ra nhiệm vụ trọng yếu và sâu xa hơn của kết cấu là sự tổ chức nội dung mà trực tiếp nhất là việc xây dựng tính cách và hoàn cảnh”. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu được quan niệm là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục tác phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.
- Ngôn từ nghệ thuật chính là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa chọn lựa nhằm phục vụ cho hoạt động giao tiếp, mang dấu ấn cá nhân, thể hiện phong cách, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Nó vừa là công cụ tư duy, vừa là phương tiện chuyển tải hình tượng nghệ thuật chủ quan của người nghệ sĩ.
Ngôn từ ít nhiều mang dấu ấn của tác giả: Ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân, ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam
- Thể loại văn học là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. (Hoặc là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản). Gồm:
+ Tác phẩm trữ tình: loại tác phẩm văn học ưu tiên hàng đầu việc bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình, bao gồm nhiều loại như thơ, ca dao, truyện thơ, trường ca.
+ Tác phẩm tự sự: loại tác phẩm văn học sử dụng lời kể để kể một câu chuyện, bao gồm nhiều loại như sử thi, truyện cổ dân gian, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, …
+ Kịch bản văn học: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
+ Thể loại khác: Kí, nghị luận văn học…
c. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
Trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất và khăng khít với nhau. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiện ở 2 mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung.Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức bao giờ cũng thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau. Nói như Bi-ê-lin-xki: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo chứa đựng tài năng và tâm huyết của nhà văn. Càng những tác phẩm văn học có giá trị lớn thì càng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.
4. Con người trong văn học
* Đối tượng phản ánh của văn học:
FULL FILE
DEMO
CHUYÊN ĐỀ 1
CHUYÊN ĐỀ 2
YOPO.VN--02. CHUYÊN ĐỀ 2- MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9....
YOPO.VN--03. CHUYÊN ĐỀ 03 _ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- YOPO.VN--03. CHUYÊN ĐỀ 03 _ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.docx218.4 KB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN--02. CHUYÊN ĐỀ 2- MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9.....docx935.6 KB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN--- 01. CHUYÊN ĐỀ 01 _ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HỌC.docx320 KB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN---Trình chiếu đọc hiểu ngoài chương trình THCS.pptx7.3 MB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---Đọc hiểu ngoài chương trình THCS.docx26.7 MB · Lượt tải : 0