- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,219
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn lịch sử CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG THPT CẢ NƯỚC được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, ZIP trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn lịch sử về ở dưới.
I- Hướng dẫn chung:
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn, đáp án, thang điểm.
2) Thí sinh có cách trả lời khác nhưng đúng, thì vẫn cho đủ điểm.
3) Chỉ cho điểm tối đa từng câu khi bài làm của thí sinh lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
4) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của từng câu và của toàn bài thi.
5) Những thí sinh làm vượt đáp án nhưng đúng thì được thưởng điểm nhưng không vượt quá tổng điểm của từng câu và toàn bài.
II- Hướng dẫn chấm chi tiết và thang điểm:
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT- QUẢNG NGÃI
| KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XV- NĂM 2024 |
I- Hướng dẫn chung:
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn, đáp án, thang điểm.
2) Thí sinh có cách trả lời khác nhưng đúng, thì vẫn cho đủ điểm.
3) Chỉ cho điểm tối đa từng câu khi bài làm của thí sinh lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
4) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của từng câu và của toàn bài thi.
5) Những thí sinh làm vượt đáp án nhưng đúng thì được thưởng điểm nhưng không vượt quá tổng điểm của từng câu và toàn bài.
II- Hướng dẫn chấm chi tiết và thang điểm:
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||
1 | Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt (trong các thế kỉ X-XV). Em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần bảo vệ, phát huy và quảng bá những thành tựu này. | 2,5 | ||||||||||||||||||
* Thành tựu tiêu biểu: - Nghệ thuật kiến trúc: phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn. Tiêu biểu là Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, … Kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh. | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Nghệ thuật điêu khắc: đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc,… | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Tranh dân gian: - Gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết. Kĩ thuật chủ yếu là in trên giấy dó bằng nhiều ván khắc, sau đó có sửa lại bằng tay. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,…) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, …). Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình. Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình như chèo, tuồng, hát quan họ, … | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hàng năm với nhiều loại hình như hội mùa, tết Nguyên đán,… | 0.25 | |||||||||||||||||||
b. Một số biện pháp để góp phần bảo vệ, phát huy và quảng bá những thành tựu Thí sinh nêu một ý được 0,25 điểm, tối đa không vượt quá 1,0 điểm. Ví dụ để cán bộ chấm thi tham khảo: | 1,0 | |||||||||||||||||||
- Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cần có nhiều giải pháp được tiến hành đồng bộ với sự phối hợp thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng: | | |||||||||||||||||||
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng, như nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hóa. Đồng thời chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. | | |||||||||||||||||||
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hóa, như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tồn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn; bảo đảm tính xác thực, tính nguyên vẹn và giá tị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn; kết hợp chặt chẽ vai trò của Nhà nước với cộng đồng xã hội và cá nhân trong bao tồn; đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. | | |||||||||||||||||||
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa, như: nâng cao năng lực tổ chức, quản lí nhà nước về di sản; gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa phương giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa và hợp tác quốc tế về di sản;… | | |||||||||||||||||||
2 | Từ đoạn tư liệu trên và những kiến thức đã học, hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về trí tuệ nhân tạo (AI). Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay? | | ||||||||||||||||||
a) Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo (AI): | | |||||||||||||||||||
- Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, … | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Công nghệ AI được chia làm 4 loại chính: Công nghệ AI phản ứng; Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế; Lý thuyết trí tuệ nhân tạo; Tự nhận thức. | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,…Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống. | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Cùng với Internet vạn vật (IoT), Big Data và Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) tiếp tục là một trong những lĩnh vực đang nổi lên cho tất cả các ngành công nghiệp và có mặt ở khắp mọi nơi. Có thể nói, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI là điều tất yếu và cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay. | 0,5 | |||||||||||||||||||
b) Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải…: | | |||||||||||||||||||
- Thí sinh trình bày một hoặc một số việc làm của thế hệ trẻ Việt Nam trước sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay. Nêu và giải thích mỗi ý đúng, phù hợp được 0,50 điểm, chỉ nêu được 0,25 điểm. - Một số ví dụ (để tham khảo): 1- Tích cực học tập, trau dồi tri thức, đặc biệt là tri thức về trí tuệ nhân tạo (AI); 2- Tích cực tham gia các cuộc vận động chuyển đổi số của Đảng, Nhà nước hiện nay; 3- Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành những công dân số trong tương lai gần; 4- Vận động người thân, bạn bè nghiên cứu công cuộc chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI),... | 1,0 | |||||||||||||||||||
3 | a) Làm rõ vai trò của Liên Xô từ sau Cách mạng tháng Mười đến năm 1945. b) Sự ra đời và hoạt động của Liên Xô đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam từ 1919 - 1945? | 3,0 | ||||||||||||||||||
a) Làm rõ vai trò của Liên Xô từ sau Cách mạng tháng Mười đến năm 1945. | 1,5 | |||||||||||||||||||
- Sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên này đã phá vỡ một trận tuyến hoàn chỉnh của CNTB, CNTB không còn là chủ nghĩa duy nhất và hoàn chỉnh nữa, bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, trước hết là phong trào công nhân quốc tế, phong trào GPDT | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Đã làm xuất hiện một khuynh hướng đấu tranh mới, một khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào GPDT, khung hướng CMVS. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản này làm cho CM ở một số nước ở Á, Phi, Mỹ Latinh nổ ra và giành thắng lợi. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là lực lượng đi đầu, chủ chốt trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Việc Liên Xô bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội mặc dù mới chỉ là giai đoạn đầu nhưng những thành quả Liên Xô đạt được đã chứng minh được tính ưu việt của CNXH trong thực tiễn. Tạo ra những cơ sở, lý do để sau chiến tranh các nước quyết định đi theo. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một trật tự thế giới mới. Liên Xô trở thành 1 cực trong trật tự thế giới mới, khác hẳn so với Vecxai-Oasinhtơn (đa cực) | 0,25 | |||||||||||||||||||
b) Sự ra đời và hoạt động của Liên Xô đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam từ 1919 - 1945? | 1,5 | |||||||||||||||||||
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng lớn đến hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, giúp Người tìm ra được con đường cứu nước năm 1920, mở ra thời kì bước đầu giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước cho cách mạng Việt Nam. | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Dưới tác động của Cách mạng tháng Mười và Quốc tế cộng sản, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam đã xuất hiện khuynh hướng cách mạng vô sản, đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930... | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Việc Liên Xô tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm tính chất cộc chiến thay đổi, đã tác động lớn đến việc chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh thế giới hai với Liên Xô là trụ cột đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi để Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân Việt Nam chớp thời cơ tiến hành cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa... | 0,5 | |||||||||||||||||||
4 | Về kinh tế nông nghiệp từ thế kỉ XI - XV, em hãy: a) Vì sao nông nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X - XV có bước phát triển? b) Sự phát triển kinh tế nông nghiệp thời kì này có ý nghĩa gì? c) Rút ra bài học kinh nghiệm đối với kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay. | 3,0 | ||||||||||||||||||
a. Vì sao nông nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X - XV có bước phát triển? | | |||||||||||||||||||
- Nhà nước phong kiến quan tâm chăm lo đến sự phát triển kinh tế, ban hành nhiều chính sách, biện pháp khuyến nông tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển: khuyến khích nhân dân tích cực khai hoang, giải quyết tốt vấn đề ruộng đất canh tác; quan tâm đến vấn đề thủy lợi, bảo vệ sức kéo, đảm bảo sức sản xuất (ngụ binh ư nông, hạn điền, hạn nô…); hàng năm tổ chức lễ “cày tịch điền”. | 0.5 | |||||||||||||||||||
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, độc lập tự chủ được duy trì, đất nước hòa bình nên nhân dân Đại Việt yên tâm sản xuất. | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai, khí hậu, nguồn nước…), có công cụ sản xuất được cải tiến, kĩ thuật sản xuất có nhiều tiến bộ… tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống cần cù trong lao động và chinh phục thiên nhiên, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng…; hăng hái và sáng tạo trong sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. | 0.25 | |||||||||||||||||||
- Sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng tác động đến sự phát triển của nông nghiệp. | 0.25 | |||||||||||||||||||
b) Sự phát triển kinh tế nông nghiệp thời kì này có ý nghĩa gì? | | |||||||||||||||||||
- Sự phát triển của nông nghiệp tạo cơ sở cho thủ công nghiệp phát triển, từ đó góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh quốc phòng, đảm bảo vật chất cho sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc. | 0,25 | |||||||||||||||||||
c) Rút ra bài học kinh nghiệm đối với kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay. | 1,0 | |||||||||||||||||||
Thí sinh nêu một ý được 0,25 điểm, tối đa không vượt quá 1,0 điểm. Ví dụ để cán bộ chấm thi tham khảo: 1/Có những chính sách chăm lo đời sống người nông dân như ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vay vốn, cung cấp cây, con giống chất lượng cao; 2/ Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; 3/ Xây dựng thương hiệu các nông sản sạch của Việt Nam, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; 4/ Xây dựng chiến lược tam nông bền vững: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. | | |||||||||||||||||||
5 | So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) với cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần thế kỉ XIII theo nội dung: hoàn cảnh lịch sử, so sánh lực lượng, nghệ thuật quân sự, người chỉ huy, chiến thắng tiêu biểu. | 3,0 | ||||||||||||||||||
|
| | ||||||||||||||||||
6 | Về cải cách của vua Minh Mạng thế kỉ XIX, em hãy: a) Trình bày nội dung cải cách của vua Minh Mạng (1830 - 1832), b) Giải thích vì sao cải cách của vua Minh Mạng được gọi là cải cách hành chính. c) Rút ra những kinh nghiệm cho cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. | | ||||||||||||||||||
a. Nội dung cải cách của vua Minh Mạng | | |||||||||||||||||||
- Ở trung ương: Tổ chức lại lục bộ, các cơ quan chuyên trách… | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Ở địa phương: Xóa bỏ tổng, trấn; thành lập 31 tỉnh thành và phủ Thừa Thiên… | 0,5 | |||||||||||||||||||
- Ở miền núi: Tiếp tục dựa vào tầng lớp lang đạo, phìa đạo để quản lý đất đai, thu thuế | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Đánh giá ảnh hưởng cải cách của vua Minh Mạng đối với vương quốc Đại Nam trên các phương diện: Chính trị, kinh tế, xã hội… | 0,25 | |||||||||||||||||||
b. Cải cách của vua Minh Mạng được gọi là cải cách hành chính. | | |||||||||||||||||||
- Bối cảnh lịch sử thực hiện cải cách của vua Minh Mạng là cẩn hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương và thống nhất các đơn vị hành chính địa phương | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Nội dung chính của cải cách là tập trung vào bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương. | 0,25 | |||||||||||||||||||
c. Rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay | 1,0 | |||||||||||||||||||
Thí sinh nêu một ý được 0,25 điểm, tối đa không vượt quá 1,0 điểm. Ví dụ để cán bộ chấm thi tham khảo: 1 - Cải cách phải triệt để, đúng lúc, giải quyết đúng yêu cầu lịch sử…, 2 - Tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương…; 3 - bài học về quản lí nhà nước bằng pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật...; 4 - bài học về xây dựng đội ngũ quản lí các cấp có thực tài, cần kiệm, liêm chính...; 5 - Chế độ hồi tỵ giúp hạn chế tình trạng cấu kết bè phái, địa phương cục bộ...; 6 - bài học về sự phối hợp hiệu quả công tác thanh tra, giám sát trong hoạt động của bộ máy nhà nước. | | |||||||||||||||||||
7 | a) Chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì? b) Hãy làm sáng tỏ những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được phản ánh qua đoạn tư liệu trên. | 3,0 | ||||||||||||||||||
a. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì? | | |||||||||||||||||||
Là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của chính trị của Nhà nước tư sản. | 0,5 | |||||||||||||||||||
b. Hãy làm sáng tỏ những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại | | |||||||||||||||||||
* Tiềm năng | | |||||||||||||||||||
- Có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới, tạo nên cuộc Cách mạng 4.0 với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ na-nô, khoa học về vật liệu tiên tiến,... | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Các nước tư bản phát triển (G7) trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh; đã kế thừa và phát triển hệ thống chính trị, kinh nghiệm và phương pháp quản lí ngày càng thuần thục của toàn bộ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển. | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. | 0,25 | |||||||||||||||||||
* Thách thức | | |||||||||||||||||||
- Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lý. “ Chiếm lấy phố Wall”hay còn gọi là phong trào “ 99 chống 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mĩ vào đầu năm 2011 | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn, trên thực tế nền dân chủ đó chỉ dành cho một số người trong xã hội... Tình trạng bất an trong xã hội Mĩ là điều đáng lo ngại, tội ác bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc... | 0,25 | |||||||||||||||||||
- Chủ nghĩa tư bản phải đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu, như khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng môi trường....Khủng hoảng dầu mỏ 1973 đến nay, khủng hoảng năng lượng…Năm 2019 ở Anh diễn ra phong trào đấu tranh chống biến đổi khí hậu..... | 0,25 | |||||||||||||||||||
| - Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đang có nhiều thành tựu, tuy vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân loại. Với bản chất và những mâu thuẫn nội tại vốn có, hiện hữu, trong lòng chủ nghĩa tư bản đang ủ chứa những giới hạn mà tự bản thân phương thức sản xuất này không thể khắc phục được, việc nhân loại tiến lên trình độ phát triển mới, thay thế chủ nghĩa tư bản là tất yếu khách quan. | 0,25 |
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
THẦY CÔ TẢI NHÉ!