- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG TRÌNH MỚI THEO CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm 9 file trang. Các bạn xem và tải giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 về ở dưới.
Ngày soạn: 30/02/2024
Ngày dạy:
Tiết 117,118,119,120,121:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 8)
- HS biết cách đọc hiểu một văn bản của truyện lịch sử và tiểu thuyết: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, ngôn ngữ, nhân vật,...) của truyện, nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện;...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.
- Mở rộng kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại ngoài sách giáo khoa.
2. Phẩm chất
- Yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo những tấm gương anh hùng dân tộc; sống lạc quan, có hoài bão, ước mơ... nhưng không được thiếu thực tế.
- Trân trọng những hành động và suy nghĩ nhân hậu, trong sáng; biết thông cảm và chia sẻ trước cảnh ngộ của người khác.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS huy động được tri thức, kinh nghiệm về chủ đề ôn tập.
2. Nội dung hoạt động: Trò chơi “Vòng quay văn học”
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Vòng quay văn học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 1: GV phổ biến luật chơi:
- GV mời 2 HS lên tham gia trò chơi.
- Có 9 ô câu hỏi và 1 vòng quay may mắn.Trong đó 8 ô chứa câu hỏi và 1 ô may mắn (không cần trả lời câu hỏi mà sẽ tham gia luôn quay vòng quay may mắn và nhận điểm)
- HS lần lượt chọn câu hỏi, trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn, quay vào số điểm nào, người chơi sẽ nhận được điểm số đó; nếu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về người chơi còn lại. Nếu người chơi còn lại trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn và nhận điểm.
- Cứ như vậy sau khi trả lời hết câu hỏi, người chơi nào nhiều điểm hơn thì sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV đọc từng câu hỏi; HS đứng vào vị trí GV hướng dẫn để tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 5s để suy nghĩ và chọn đáp án.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GV công bố kết quả.
Gợi ý nhóm câu hỏi:
=> Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Nối cột A (Một số đặc điểm của văn bản truyện) với cột B (dấu hiệu nhận biết):
Đáp án: 1-d; 2-a; 3-b; 4-c
Câu 2. Truyện lịch sử viết ra nhằm mục đích là:
Câu 3. Nhân vật chính của truyện lịch sử có đặc điểm gì?
A. Là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc.
B. Vua chúa
C. Anh hùng
D. Những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc.
Câu 4. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện lịch sử thường là:
Ngôn ngữ tùy theo ý nhà văn xây dựng
Ngôn ngữ phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện
Ngôn ngữ hiện đại, tự do
Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Thể loại của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?
Truyện cười
Truyện
Tiểu thuyết lịch sử
Hài kịch
Câu 6. Cốt truyện của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc loại gì?
A. Cốt truyện đơn tuyến
B. Cốt truyện đa tuyến
Câu 7. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét) được kể ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi kể không xác định
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 8. Đoạn văn: “Nói xong, lão nhiệt tình thành tâm niệm cầu mông nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho ngay trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt: gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa văng ra xa” nhân vật “lão” được khắc họa ở phương diện nào?
A. Hành động
B. Trang phục
C. Suy nghĩ
D. Lời nói
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động:
3. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn: 30/02/2024
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 9: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT
Thời lượng: 18 tiết
Thời lượng: 18 tiết
Tiết 117,118,119,120,121:
LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU MỚI –
TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT
TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 8)
- HS biết cách đọc hiểu một văn bản của truyện lịch sử và tiểu thuyết: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, ngôn ngữ, nhân vật,...) của truyện, nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện;...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.
- Mở rộng kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại ngoài sách giáo khoa.
2. Phẩm chất
- Yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo những tấm gương anh hùng dân tộc; sống lạc quan, có hoài bão, ước mơ... nhưng không được thiếu thực tế.
- Trân trọng những hành động và suy nghĩ nhân hậu, trong sáng; biết thông cảm và chia sẻ trước cảnh ngộ của người khác.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS huy động được tri thức, kinh nghiệm về chủ đề ôn tập.
2. Nội dung hoạt động: Trò chơi “Vòng quay văn học”
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Vòng quay văn học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 1: GV phổ biến luật chơi:
- GV mời 2 HS lên tham gia trò chơi.
- Có 9 ô câu hỏi và 1 vòng quay may mắn.Trong đó 8 ô chứa câu hỏi và 1 ô may mắn (không cần trả lời câu hỏi mà sẽ tham gia luôn quay vòng quay may mắn và nhận điểm)
- HS lần lượt chọn câu hỏi, trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn, quay vào số điểm nào, người chơi sẽ nhận được điểm số đó; nếu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về người chơi còn lại. Nếu người chơi còn lại trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn và nhận điểm.
- Cứ như vậy sau khi trả lời hết câu hỏi, người chơi nào nhiều điểm hơn thì sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV đọc từng câu hỏi; HS đứng vào vị trí GV hướng dẫn để tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 5s để suy nghĩ và chọn đáp án.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GV công bố kết quả.
Gợi ý nhóm câu hỏi:
=> Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Nối cột A (Một số đặc điểm của văn bản truyện) với cột B (dấu hiệu nhận biết):
Cột A | | Cột B |
1. Truyện lịch sử | a. Là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. | |
2. Tiểu thuyết | b. Tác giả tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện thường có dung lượng nhỏ, vừa; thường là truyện ngắn, truyện vừa, có cả tiểu thuyết | |
3. Cốt truyện đơn tuyến | c. Tác giả trình bày lại một chuối sự kiện, phản ánh nhiều bình diện của đời sống, tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật; có dung lượng lớn. Chuỗi sự kiện trong cốt truyện thường chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến, gắn liền với số phận các nhân vật chính tác phẩm có nhiều chủ đề. | |
4. Cốt truyện đa tuyến | d. là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động. |
Câu 2. Truyện lịch sử viết ra nhằm mục đích là:
- Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc.
Câu 3. Nhân vật chính của truyện lịch sử có đặc điểm gì?
A. Là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc.
B. Vua chúa
C. Anh hùng
D. Những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc.
Câu 4. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện lịch sử thường là:
Ngôn ngữ tùy theo ý nhà văn xây dựng
Ngôn ngữ phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện
Ngôn ngữ hiện đại, tự do
Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Thể loại của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?
Truyện cười
Truyện
Tiểu thuyết lịch sử
Hài kịch
Câu 6. Cốt truyện của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc loại gì?
A. Cốt truyện đơn tuyến
B. Cốt truyện đa tuyến
Câu 7. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét) được kể ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi kể không xác định
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 8. Đoạn văn: “Nói xong, lão nhiệt tình thành tâm niệm cầu mông nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho ngay trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt: gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa văng ra xa” nhân vật “lão” được khắc họa ở phương diện nào?
A. Hành động
B. Trang phục
C. Suy nghĩ
D. Lời nói
HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
NV1: Hướng dẫn HS ôn tập kĩ năng đọc hiểu truyện HÌNH THỨC: HOẠT ĐỘNG NHÓM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm. - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học. Nhóm 1: Nhắc lại khái niệm của truyện lịch sử và đặc điểm của truyện lịch sử. Nhóm 2: Nhắc lại khái niệm tiểu thuyết. Nêu đặc điểm về tính cách nhân vật, bối cảnh trong tiểu thuyết? Nhóm 3: Phân biệt cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Lấy ví dụ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét GV nhận xét, chốt kiến thức. * GV nêu câu hỏi cho HS nhắc lại các kiến thức lí thuyết về đặc trưng thể loại truyện. | I. KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT 1. Truyện lịch sử a. Khái niệm: Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động. b. Đặc điểm: - Cốt truyện: là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. – Bối cảnh: là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. - Nhân vật chính thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. - Ngôn ngữ: phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động 2. Tiểu thuyết a. Khái niệm: Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Ví dụ : Tắt Đèn (Ngô Tất Tố) Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) b. Tính cách nhân vật, bối cảnh + Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác. - Bối cảnh : + Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử + Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện. |
3. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
So sánh | Cốt truyện đơn tuyến | Cốt truyện đa tuyến |
1.Sự kiện | Tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính | Trình bày lại một chuối sự kiện, phản ánh nhiều bình diện của đời sống, tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật. |
2. Dung lượng cốt truyện | Dung lượng nhỏ, vừa; thường là truyện ngắn, truyện vừa, có cả tiểu thuyết | Dung lượng lớn, cốt truyện chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến, - Tác phẩm có nhiều chủ đề |
Ví dụ | Truyện Lão Hạc của Nam Cao, chỉ tập trung xoay quanh số phận nhân vật lão Hạc, các sự kiện đều liên quan đến nhân vật chính này. | Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm có hai tuyến nhân vật: - Tuyến nhân vật và sự kiện phản ánh sự suy tàn của chế phong kiến tiêu biểu là nhân vật Lê Chiêu Thống - Tuyến nhân vật và sự kiện phản ánh hào khí dân tộc tiêu biểu là nhân vật Quang Trung và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!