Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TUYỂN TẬP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THPT được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Tố Hữu: “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”.
- Phan Ngọc: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này".
- “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (“Từ điển thuật ngữ văn học”, Nxb ĐHQG, 1999). Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.
- Theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ cách luật (viết theo luật đã định trước, ví dụ các loại thơ Đường, lục bát, song thất lục bát,…), thơ tự do (không theo niêm luật có sẵn), thơ văn xuôi (câu thơ giống như câu văn xuôi, nhưng giàu nhịp điệu hơn).
- Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, một số nhà nghiên cứu còn dựa vào thời gian xuất hiện để chia thơ thành các loại:
+ Thơ trữ tình dân gian: Ca dao - những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết). Trong ca dao, những tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của các kiểu nhân vật này đều mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Bất cứ ai, nếu thấy ca dao phù hợp, đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì thế, ca dao được coi là" thơ của vạn nhà", là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc. Tuy nhiên, trong cái chung đó mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo.
+ Thơ trữ tình trung đại: do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặng tính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã. Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể”. Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng về tỏ chí và truyền tải đạo lí.
+ Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ.
Ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan niệm dựa vào nội dung để chia thơ thành các loại: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng, thơ cách mạng (có nội dung tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu bảo vệ đất nước).
Nhìn chung, mọi cách phân chia trên đây đều mang tính chất tương đối. Bởi thơ nào mà chẳng trữ tình, dù ít dù nhiều loại thơ nào cũng theo thi luật nhất định (theo đặc trưng của thơ, của ngôn ngữ, dung lượng,…). Mặt khác, những bài thơ trữ tình biểu lộ tình cảm trước thiên nhiên đất trời, giang sơn gấm vóc cũng là một “kênh” thể hiện lòng yêu nước,… Tuy vậy, việc phân chia thơ thành các loại khác nhau là cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu, đọc – hiểu và thẩm bình tác phẩm một cách thuận lợi hơn.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VĂN HỌC
1 ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ, TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VÀ KỊCH
1.1 Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ trong nhà trường
1.1.1 Quan niệm về thơ và một số cách phân loại thơ
1.1.1.1 Quan niệm về thơ
- Nhóm Xuân thu nhã tập: “Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu”.- Tố Hữu: “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”.
- Phan Ngọc: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này".
- “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (“Từ điển thuật ngữ văn học”, Nxb ĐHQG, 1999). Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.
1.1.1.2 Một số cách phân loại thơ
- Theo nội dung biểu hiện có thơ trữ tình (đi vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời - “Tự tình” của Hồ Xuân Hương), thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện - “Hầu Trời” của Tản Đà), thơ trào phúng (phê phán, phủ nhận cái xấu theo lối mỉa mai, đùa cợt - “Vịnh Khoa thi Hương” của Tú Xương).- Theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ cách luật (viết theo luật đã định trước, ví dụ các loại thơ Đường, lục bát, song thất lục bát,…), thơ tự do (không theo niêm luật có sẵn), thơ văn xuôi (câu thơ giống như câu văn xuôi, nhưng giàu nhịp điệu hơn).
- Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, một số nhà nghiên cứu còn dựa vào thời gian xuất hiện để chia thơ thành các loại:
+ Thơ trữ tình dân gian: Ca dao - những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết). Trong ca dao, những tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của các kiểu nhân vật này đều mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Bất cứ ai, nếu thấy ca dao phù hợp, đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì thế, ca dao được coi là" thơ của vạn nhà", là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc. Tuy nhiên, trong cái chung đó mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo.
+ Thơ trữ tình trung đại: do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặng tính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã. Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể”. Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng về tỏ chí và truyền tải đạo lí.
+ Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ.
Ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan niệm dựa vào nội dung để chia thơ thành các loại: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng, thơ cách mạng (có nội dung tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu bảo vệ đất nước).
Nhìn chung, mọi cách phân chia trên đây đều mang tính chất tương đối. Bởi thơ nào mà chẳng trữ tình, dù ít dù nhiều loại thơ nào cũng theo thi luật nhất định (theo đặc trưng của thơ, của ngôn ngữ, dung lượng,…). Mặt khác, những bài thơ trữ tình biểu lộ tình cảm trước thiên nhiên đất trời, giang sơn gấm vóc cũng là một “kênh” thể hiện lòng yêu nước,… Tuy vậy, việc phân chia thơ thành các loại khác nhau là cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu, đọc – hiểu và thẩm bình tác phẩm một cách thuận lợi hơn.