Khách xem bị hạn chế!

Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,128
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Tài liệu bồi dưỡng hsg môn ngữ văn lớp 12 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 được soạn dưới dạng file word, pdf gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải tài liệu bồi dưỡng hsg môn ngữ văn lớp 12 về ở dưới.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHUẨN CẤU TRÚC MỚI SỐ 01

(Đề có 02 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


Họ, tên thí sinh:........................................................................

Số báo danh:.............................................................................

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:


Cánh buồm trôi như một sự vô tình

Trên
dòng sông chiếc sà-lan chìm một nửa

Giàn mướp trước nhà đã đổ

Hoa
mướp vàng

Ngọn
rau sam trên gạch vỡ vẫn chua

Cây mào gà nhởn nhơ trước gió…

Và chúng tôi đi trên gạch vỡ

Không
khóc than như thể chẳng đau thương.



Chúng
tôi hiểu sâu xa về sự vật quanh mình

Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại

Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy

Rau sam chua cho đất biết đất đang còn…

Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương

Chúng tôi sống thay cho người đã chết.


Hải Phòng, 1-9-1972

(Trích Những sự vật còn sống, Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017)​

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở văn bản trên?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong ba dòng thơ sau:

Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại

Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy

Rau sam chua cho đất biết đất đang còn…


Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật tôi trong văn bản sau:

(Lược một đoạn: nhân vật xưng “tôi” – là một nhà văn – mời mấy người bạn văn về nhà mình chơi, rồi sau đó cứ buồn bực mãi vì đã để cho bạn bè thấy căn nhà tồi tàn như túp lều của mình. Từ lâu, nhân vật “tôi” đã có ý định làm một cái nhà mới, nhưng kinh tế eo hẹp, mà giá tre gỗ thì cứ vùn vụt tăng lên. Thế rồi một trận bão đến, căn nhà bị đổ sập. Trong cơn quẫn bách, nhân vật “tôi” cùng vợ quyết định đánh liều vay mượn để làm nhà mới)

Nhưng sau một trận bão, không thiếu gì người phải nghĩ liều như tôi. Cũng vì thế mà tôi đã mua được một cái nhà rẻ quá,…. Một cái nhà gỗ, có ba trăm bạc. Giá phải, thì năm trăm. May cho tôi lắm. Thì tôi tính: làm nhà tre bây giờ cũng tốn hai trăm đồng.

Kẻ
bán nhà là một kẻ nhiều công nợ. Anh ta goá vợ. Anh ta phải nuôi hai đứa con thơ dại. Anh ta lại mới thua xóc đĩa ba, bốn canh mất tất cả đến hai trăm đồng bạc. Nợ người ta đòi rát quá. Trông vào mấy sào mía để bán đi trang trải thì mía đã bị bão làm cho đi tong cả. Anh ta tìm tôi và bảo tôi thế này:

Tôi nghe nói: chú định làm nhà. Làm nhà tre bây giờ cũng phải hai trăm đồng bạc. Chú cố gắng lên chút nữa, tôi để cái nhà gỗ nhà tôi cho.

Bao nhiêu thì bác bán? – Ba trăm, đúng.

Cái giá này hời lắm. Thấy bảo hắn thật thà, tôi ái ngại. Tôi hỏi hắn: – Bác bán đi làm gì?

Chẳng làm gì sốt. Tôi trót thua cay quá, chết thì chết, tôi cũng còn phải gỡ. Trường vốn thì dễ gỡ. Tôi bán cái nhà, lấy vài trăm đồng để gỡ vài canh, xem thế nào.

À!
Nếu vậy thì tôi chưa lấy chi làm liều. Vay nợ lãi mà mua nhà là một cái liều bắt buộc. Bán nhà để gỡ bạc mới là một cái liều thục mạng. Đã liều thì phải chết. Chẳng chết vì tay tôi thì chết vì tay người khác. Dù vậy, tôi cũng chưa nỡ cầm dao đâm hắn. Thành thực hay giả trá? Tôi đã can kẻ liều lĩnh kia:

Tôi tưởng bác không muốn ở nhà, hoặc cần tiền buôn bán thì mới bán nhà, chứ nếu chỉ bán để đi đánh bạc thôi thì tôi can bác. Vào chiếu bạc, khó mà biết trước, tôi chỉ sợ gỡ ra chẳng được, bác lại bậm mãi vào thì sao?

Không lí nào như vậy. Trước tôi thua, chỉ vì ít vốn, không dám đuổi. Trường vốn, không đời nào thua. Chú lấy giùm được là phần nhất, bởi vì tôi biết tiền chú sẵn, có thể xếp cho tôi chóng vánh. Nếu như không muốn lấy thì tôi để cho người khác.

Tôi ngẫm nghĩ: hắn đã muốn chết thì cho hắn chết. Tôi có quyền gì mà cấm hắn? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp tốt là tôi ngu. Vậy thì tôi mua cái nhà.

Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng quá, tám phân cũng lấy liều. Chỉ hôm sau là tôi đã có đủ ba trăm bạc. Đôi bên làm giấy má xong xuôi. Tôi trao tiền cho hắn. Vợ tôi đi mượn thợ để ngày mai dỡ nhà.

Chưa
thợ. Sau ngày bão, thợ làm nhà bận lắm. Cái nhà ba bốn hôm sau vẫn chưa dỡ được. Một người bà con với tôi, một buổi tối đến nhà ông nhạc tôi mà bảo tôi:

Anh nên liệu dỡ phắt về. Ba trăm bạc của anh, nó nướng hết cả rồi. Vừa ở nhà ra, chúng nó biết nó có một số tiền to, chúng nó đã thịt cu cậu hơn trăm bạc. Cu cậu còn nhiều nợ lắm. Vườn cũng cố mất rồi. Nếu anh không dỡ nhà ngay, nó thua quá, đi đâu mất sợ lôi thôi cho mình.

thể. Nếu tôi chậm dỡ, sợ người khác hớt tay trên. Đã đành rằng mình mua bán có làm văn tự. Nhưng tiền tôi đã cạn. Không lẽ lúc ấy còn kiện nhau. Vậy tôi phải cố thuê cho được thợ. Chỉ ngày mai là dỡ luôn.

Ngày
hôm sau, chúng tôi đến nhà hắn thì thấy hắn đang nằm thườn trên một cái giường tre, chiếu rách và bẩn thỉu. Đứa bé ngồi ngay dưới đất ôm lấy cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu vừa đấm lưng em thùm thụp. Tôi chào hắn. Hắn khẽ hé môi đáp lại. Chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu như hai kẻ thù nhìn nhau. Sao lại thế? Tôi không dám nhìn lâu hai đứa con của hắn. Hình như tôi thẹn với lòng tôi thế nào…

Tôi nhìn xuống đất mà bảo hắn:

Bác làm ơn cho tôi dọn đồ đạc để cho người ta dỡ… Hắn cười chua chát:

Đồ đạc thì có gì mà dọn? Chỉ có một cái giường này. Cứ quăng bố nó ra ngoài kia cho tôi, rồi dỡ đi.

Hắn
đứng dậy bảo con:

Chúng mày cũng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ.

Con
chị phải quát, gắt gỏng với em một lúc, hai đứa mới lếch thếch cõng được nhau sang nhà bác Vi. Vẫn một đứa lạu bà lạu bạu, một đứa oằn oại rên la. Thợ trèo lên mái, dỡ tranh quăng xuống. Tôi ngồi ở sân, trông họ.

Một lúc sau, chẳng biết đã gửi em cho ai được, đứa con gái lân la gần tôi, xem dỡ nhà. […] Những mè, rui đã xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát.

Những
tiếng rắn chắc vang lên, lộng óc. Tôi thấy con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy? Lòng tôi thắc mắc nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ:

Mẹ ơi!…

Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi…

Phải, tôi ác quá…. Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tặc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá!… Nhưng mà thôi…! Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!…


(Trích Mua nhà, Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)​

Câu 2. (4,0 điểm)

Đọc câu chuyện dưới đây:

LỒNG ĐÈN CỦA NGƯỜI MÙ

Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:

- Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?

Người mù liền mỉm cười trả lời:

- Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.


(Trích Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ, NXB Thế giới, 2018)

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung ý nghĩa câu chuyện trên.

---------------- HẾT ----------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
1719331460029.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Hướng dẫn Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo chương trình GDPT 2018 @thptqg2025.pdf
    85.3 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN---TAILIEU BDHSG NGUVANTHPT @thptqg2025.pdf
    5.8 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn----2. Ngữ văn.zip
    531.9 KB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn----Hướng dẫn Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo chương trình GDPT 2018 @thptqg2025.pdf
    85.3 MB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,119
    Bài viết
    38,583
    Thành viên
    145,468
    Thành viên mới nhất
    luonghoanggiang
    Top