Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI NGƯỜI MẸ TRONG GIỜ HỌC VẦN CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1A được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những mục đích học tập của trẻ khiếm thính khi đến trường là học tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh khiếm thính dần hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn rất hạn chế trước khi trẻ tới trường. Khi mới vào lớp 1 trẻ khiếm thính rất hạn chế về vốn từ; thiếu kỹ năng dùng ngôn ngữ do ít được lặp đi lặp lại, do giới hạn của trí nhớ, trẻ không được can thiệp sớm, thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ. Vì thế trẻ phải đồng thời ghi nhớ từ nói, từ viết, ý nghĩa của từ cũng như cách dùng từ, câu nên thời gian học tiếng Việt của trẻ khiếm thính chậm hơn và khó khăn hơn so với trẻ bình thường.
Học vần là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học của lớp 1. Muốn đọc được chữ đòi hỏi các em phải biết nhận diện vần, biết cách ráp vần, dấu thanh để tạo tiếng, từ. Hạn chế về thính lực đã gây cho trẻ khiếm thính rất nhều khó khăn trong việc nhận diện âm thanh, lời nói, cách phát âm vần, tiếng, từ, câu. Hiện nay, tại Trung tâm Nuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai thực hiện chương trình lớp 1 trong 2 năm; năm học thứ nhất các em sẽ được học phần vần gồm có 3 dạng cơ bản: làm quen với âm và chữ, dạy - học âm vần mới, ôn tập âm và vần; nửa học kì 1 của năm học thứ hai các em sẽ học phần vần tiếp theo của sách tập 2.
Phương pháp phản hồi người mẹ được giáo viên sử dụng phổ biến ở các trường dạy trẻ khiếm thính nhưng chủ yếu trong giờ học hội thoại, chưa được sử dụng nhiều trong quá trình dạy các môn học khác. Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong dạy học giúp trẻ nhận thức được giá trị của công cụ ngôn ngữ; tăng cường nhu cầu giao tiếp của trẻ; phát triển kỹ năng chú ý lắng nghe lẫn nhau, nói theo kinh nghiệm, hiểu được điều vừa nói. Thực tế dạy học cho thấy, các kỹ năng đó không những giúp trẻ khiếm thính khắc phục những hạn chế trong giao tiếp mà còn giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn “Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A” nhằm giúp học sinh khiếm thính hình thành và phát triển một số kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp để các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những mục đích học tập của trẻ khiếm thính khi đến trường là học tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh khiếm thính dần hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn rất hạn chế trước khi trẻ tới trường. Khi mới vào lớp 1 trẻ khiếm thính rất hạn chế về vốn từ; thiếu kỹ năng dùng ngôn ngữ do ít được lặp đi lặp lại, do giới hạn của trí nhớ, trẻ không được can thiệp sớm, thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ. Vì thế trẻ phải đồng thời ghi nhớ từ nói, từ viết, ý nghĩa của từ cũng như cách dùng từ, câu nên thời gian học tiếng Việt của trẻ khiếm thính chậm hơn và khó khăn hơn so với trẻ bình thường.
Học vần là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học của lớp 1. Muốn đọc được chữ đòi hỏi các em phải biết nhận diện vần, biết cách ráp vần, dấu thanh để tạo tiếng, từ. Hạn chế về thính lực đã gây cho trẻ khiếm thính rất nhều khó khăn trong việc nhận diện âm thanh, lời nói, cách phát âm vần, tiếng, từ, câu. Hiện nay, tại Trung tâm Nuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai thực hiện chương trình lớp 1 trong 2 năm; năm học thứ nhất các em sẽ được học phần vần gồm có 3 dạng cơ bản: làm quen với âm và chữ, dạy - học âm vần mới, ôn tập âm và vần; nửa học kì 1 của năm học thứ hai các em sẽ học phần vần tiếp theo của sách tập 2.
Phương pháp phản hồi người mẹ được giáo viên sử dụng phổ biến ở các trường dạy trẻ khiếm thính nhưng chủ yếu trong giờ học hội thoại, chưa được sử dụng nhiều trong quá trình dạy các môn học khác. Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong dạy học giúp trẻ nhận thức được giá trị của công cụ ngôn ngữ; tăng cường nhu cầu giao tiếp của trẻ; phát triển kỹ năng chú ý lắng nghe lẫn nhau, nói theo kinh nghiệm, hiểu được điều vừa nói. Thực tế dạy học cho thấy, các kỹ năng đó không những giúp trẻ khiếm thính khắc phục những hạn chế trong giao tiếp mà còn giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn “Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A” nhằm giúp học sinh khiếm thính hình thành và phát triển một số kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp để các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận