Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
WORD GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 NGHỆ AN CHỦ ĐỀ 2: Tiết 5-6-7- 8 PHONG TỤC TẬP QUÁN Ở NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới
Ngày soạn: 28/9/2024

CHỦ ĐỀ 2: Tiết 5-6-7- 8 PHONG TỤC TẬP QUÁN Ở NGHỆ AN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực


– Nhớ được những phong tục, tập quán tiêu biểu ở Nghệ An,

– Trình bày được điểm chung và nét riêng của phong tục, tập quán Nghệ An với phong tục, tập quán của Việt Nam.

– Giới thiệu được ít nhất một phong tục, tập quán của Nghệ An

– Tham gia các hoạt động bảo tồn, phát triển phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của Nghệ An.

2. Phẩm chất

Luôn có tinh thần yêu quý, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của gia đình, địa phương ở Nghệ An

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


SGK, SGV GDĐP tỉnh Nghệ An

Máy tính, máy chiếu, ti vi.

Tranh ảnh về các phong tục tập quán, Đền, đình, chùa, nhà thờ ở Nghệ An.

2. Đối với học sinh

SGK,

Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu tìm hiểu các phong tục, tập ở Nghệ An.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Kể tên các phong tục ở địa phương em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phong tục tập quán, nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục tập quán.

Mục tiêu:


- Nêu được khái niệm của phong tục tập quán.

- Giới thiệu được nguồn gốc xuất hiện của của phong tục tập quán ở Nghệ An;

b. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm : Nêu khái niệm của phong tục, tập quán.
? Nêu nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục, tập quán.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trình bày Nêu khái niệm của phong tục tập quán.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về nguồn gốc xuất hiện của của phong tục tập quán ở Nghệ An.:
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận?
HS trình bày kết quả thảo luận

























Hoạt động 2:
Tìm hiểu đặc điểm của phong tục tập quán
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được các phong tục tập quán ở Nghệ An;
- Nhận xét được đặc điểm của phong tục tập quán ở Nghệ An
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm
Nêu được đặc điểm của phong tục tập quán ở Nghệ An.
Giới thiệu các phong tục tập quán ở Nghệ An và địa phương em?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK giới thiệu các đặc điểm của phong tục, tập quán ở Nghệ An.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về phong tục tập quán ở Nghệ An.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận HS trình bày kết quả thảo luận:
*Thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên…
Người Nghệ An rất kính cẩn thờ Thành hoàng. Thành hoàng là các phúc thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho cư dân làng xã. Thành hoàng của cư dân Nghệ An có thể là Nhiên thần, Thiên thần hay Nhân thần như các vị: Thượng Ngàn công chúa, Cao Sơn Cao Các, Tứ vị Thánh Nương, Liễu Hạnh công chúa, Tam Tòa đại vương Lý Nhật Quang, Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn… Nhiều danh nhân từ thế kỷ XVI - XVIII có công với dân làng như Đinh Bạt Tụy (1516-1590) ở Hưng Nguyên, Hồ Sĩ Dương (1621-1681) ở Quỳnh Lưu, 2 anh em Trần Hưng Học (1631-1673), Trần Hưng Nhượng (1635-1710) ở Thanh Chương, Trần Đăng Dinh (thế kỷ XVII - đầu t.k XVIII) ở Yên Thành… đều được dân làng quê hương thờ làm Thành hoàng. Các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với làng xóm tiếp tục được duy trì, củng cố. Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu; họ Ngô ở Lý Trai, Diễn Châu; họ Nguyễn Duy ở Cồn Lim - Kẻ Ó (xã Thanh Lương, Thanh Chương); họ Nguyễn Cảnh ở một số xã thuộc huyện Nam Đường (nay thuộc Đô Lương), Thanh Chương… nhiều lần được trùng tu. Nhiều danh sĩ còn được con cháu trong họ lập đền thờ riêng. Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở Nghi Lộc được xây dựng từ năm 1467; đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở Đô Lương được xây dựng từ năm 1602 và nhiều lần được tôn tạo sau đó…Một số vị thần Đạo Giáo, Đạo Mẫu còn được phối thờ ở các đền lớn như đền Cờn, đền Quả…
Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày – Thái, nhóm Mông – Dao; nhóm Hoa – Sán Dìu – Ngái; nhóm Chăm – Ê đê – GiaRai; nhóm Môn – Khmer.
Bên cạnh đó, một trong những tín ngưỡng lâu đời, phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng.
Có thể nói: “Tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt Nam. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu.” Từ thực tế cuộc sống, sự sùng bái, nhớ ơn người đã khuất đã sinh ra tín ngường thờ cúng tổ tiên phổ biến sâu rộng ở người Việt. Hoạt động thờ cúng tổ tiên thường diễn ra vào những ngày giỗ, lễ, tết để tưởng nhớ những người đã khuất thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính… và cầu mong được “phù hộ” cho mọi điều tốt lành. Người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm nền tảng đạo lý, là con cháu đều phải biết ơn những đấng sinh thành. Ngày giỗ của cha mẹ, ông bà… là kỷ niệm ngày mất, tạo nên cơ sở cho quan hệ gia đình. Có tồn tại linh hồn hay không thì không thể biết, nhưng có một điều chắc chắn là con cháu thì phải biết ơn tổ tiên.
Tổ tiên là những bậc tiền bối cùng huyết thống đã mất, hoặc là trực hệ sinh ra cháu, chắt, hoặc là bang hệ, thuộc hàng tổ bác, chú, cô, dì. Tổ tiên có bên nội, bên ngoại: “nội thân, ngoại thích”. Nhưng trách nhiệm thờ cúng bao giờ cũng thuộc về bên nội. Việc thờ phụng tổ tiên có thể chia ra làm năm bậc:
Bậc thứ nhất là thờ phụng ông bà thủy tổ họ và anh em đồng hàng, được thờ tự ở từ đường của họ.
Bậc thứ hai là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự ở ngôi nhà thờ phái.
Bậc thứ ba là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự trong nhà thờ chi.
Bậc thứ tư là tổ tiên nhà mình từ hàng ông bà cố đến ông bà nội và đồng hàng, được thờ tự ở nhà thờ của gia tộc.
Bậc thứ năm là thờ phụng cha mẹ mình, khi mất được thờ tự ở nhà riêng của mỗi người con trai, hoặc tại nhà trưởng nam hoặc quý nam (con út).















Hoạt động 3: Giới thiệu một số tục lễ tiêu biểu của người Thái ở Con Cuông
a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được một số phong tục tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái ở Con Cuông
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận với nhiệm vụ sau: 4 nhóm
Mỗi nhóm giới thiệu được một phong tục tiêu biểu của địa phương mình
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK giới thiệu các phong tục tiêu biểu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An có những nghi lễ vòng đời mà ai cũng được trải nghiệm, đó là lễ làm vía. Người Thái thường tổ chức làm vía khi có trẻ chào đời, lúc con gái về nhà chồng, khi trong nhà có người thân bị mất, có người đi xa trở về, gặp tai nạn, ốm đau bệnh tật, phụ nữ sau khi sinh nở hay gọi vía về ăn tết.
Theo quan niệm của người Thái, từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi, một người Thái phải có ít nhất hai lần được làm vía. Vía trong tiếng Thái là "khoắn" (hồn vía). Nghi lễ "làm vía" hay "gọi vía" (họng khoắn) là gọi hồn vía trở về nhà bố mẹ, vợ con, trở về với thể xác, để vía không đi lang thang nơi đất người, nơi bờ suối, bờ sông, bờ vực hay tránh xa các loài vật nguy hiểm trong rừng...
Chủ trì buổi làm vía thường do thầy mo thực hiện. Trước khi chuẩn bị lễ làm vía, gia chủ phải chuẩn bị các lễ vật như xôi, thịt gà, rượu... bày trên mâm để giữa sàn nhà. Thầy mo ngồi phía trước làm lễ, xung quanh là con cháu và họ hàng thân thuộc.
Tùy từng nghi lễ làm vía mà sự chuẩn bị lễ vật và nghi lễ cúng sẽ khác nhau. Đối với trẻ nhỏ mới sinh được 3 ngày sẽ được gia đình tổ chức lễ làm vía để cầu khấn cho đứa trẻ luôn được khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhanh lớn... Người Thái gọi lễ này là “Vắn ọc họ”. Lễ vật và nghi thức của “Vắn ọc họ” gồm có 2 con gà hoặc lợn, các đồ trang sức như vòng tay hoặc vòng cổ và đồ mặc sơ sinh của cháu bé rồi bỏ vào 1 cái mâm. Trước khi chuẩn bị cúng, người nhà nấu 1 nồi thuốc Nam và rót ra 9 bát cho người mẹ sơ sinh lần lượt uống trong lúc thầy mo khấn cúng những điều tốt lành cho đứa trẻ.
Khi đứa trẻ đã được 5 - 6 tháng tuổi thì người Thái lại tiếp tục tổ chức cúng vía mừng vui và cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh chóng lớn, tránh được ốm đau, tai qua nạn khỏi. Lễ làm vía này người Thái gọi là “Vắn chôm” hay còn gọi là vía mừng sự đầu thai.
Trong khi lao động hay đi đường nhiều lúc chẳng may gặp tai nạn, gặp phải thú dữ làm cho con người khiếp sợ (mất hồn, mất vía), dẫn đến yếu bóng vía hay giật mình, người Thái lại tổ chức làm vía để gọi hồn về. Lễ vía này gọi là “Vắn sên ” hay “Vắn òn".
Trong lễ cưới, khi đôi vợ chồng mới dắt tay nhau bước cầu thang lên nhà chồng thì mẹ chồng cùng các chị dâu và các bà mễ đón 2 vợ chồng vào trong buồng làm vía mừng dâu mới gọi là “Vắn pớ mở”. Lễ vật gồm có váy áo, khăn piêu, dây thắt lưng, vòng, dây, nhẫn, hoa tai và gối nệm, các đồ trang sức sẵn theo tục lễ. Tất cả lễ vật được đặt trong khu vực mâm lễ.
Khi có người thân chuẩn bị đi xa lâu ngày mới về hoặc người thân trong gia đình phải chia tay ra đi. Người ta cũng làm vía để người ra đi được mạnh khoẻ, may mắn, phấn khởi. Lễ này gọi là “Vắn chầu”. Bố mẹ hay các cụ già, nội, ngoại ở xa đến thăm con cháu, cũng được con cháu trả ơn bằng cách làm vía cho bố mẹ hoặc ông bà, để bày tỏ lòng cảm ơn và cầu chúc cho bố mẹ ông bà mạnh khoẻ sống lâu muôn tuổi. Lễ vía này người Thái gọi là “Vắn huổm ”
Khi có ông bà, cha mẹ hay người già trong nhà bị ốm đau dài ngày, để cầu mong cho người ốm chóng khỏi bệnh, mạnh khỏe, ngoài việc chăm sóc thuốc thang, người Thái không quên làm vía. Lễ vía này gọi là “Hiếc khoăn’’. Nghi thức và lễ vật gồm có chiếc áo của người già bị đau ốm, một gói gạo trắng, một cái giỏ bên trong đựng một con gà nhỏ và một thanh củi đang cháy đưa cho thầy mo. Thầy mo đến ngoài nhà bên đường hay đi rẫy, đi nương và đọc bài cúng khấn để đi tìm hỏi hồn vía người thân (ông bà tổ tiên) ở mường Trời hay ở nơi đâu thì về phù hộ, giúp đỡ hồn người ốm đau…

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. Khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục tập quán:
Khái niệm

a. Phong tục: Phong tục được hiểu cơ bản chính là những hoạt động sống của con người, phong tục sẽ được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của con người và phong tục là những thứ đã ổn định thành nề nếp, phong tục sẽ được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện. Chúng ta thấy rằng, từ phân tích được nêu trên thì phong tục có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định.
b. Tập quán: Hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó.
c. Phong tục tập quán: Phong tục tập quán được hiểu là những nếp sống, tục lệ do những người sống trong một xã hội đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm pháp luật. Phong tục tập quán cũng có thể dần bị thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ..
2. Nguồn gốc của phong tục tập quán
Các phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ lâu đời và mỗi một phong tục tập quán lại có những lịch sử hình thành khác nhau. Tất cả các phong tục tập quán đều luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp cụ thể. Tính ổn định, bền vững của phong tục tập quán được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử. Các phong tục tập quán chính là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong một nhóm. Phong tục tập quán sẽ xuất hiện và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng các con đường như là: truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân. Các phong tục tập quán đều có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người
3. Ý nghĩa, vai trò của phong tục tập quán: Phong tục, tập quán có những ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội, cụ thể như:
Phong tục giúp cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn, từ đó chúng ta có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, nước này với nước khác,…Có thể nói rằng, phong tục chính là nét đặc trưng của một quốc gia, dân tộc.
Phong tục giúp duy trì những giá trị tốt đẹp trong nhân dân, hình thành những thói quen tốt được lưu giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Thông qua các phong tục trong cộng đồng, mỗi cá nhân sẽ có sự điều chỉnh hành vi và lối sống của mình để hình thành nên một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
Việc duy trì các phong tục tập quán tốt đẹp mang ý nghĩa cả về ý thức lẫn tâm linh. Các phong tục như xin chữ đầu năm, thờ cúng tổ tiên,… là những niềm tin của người dân dành cho tín ngưỡng đã được lưu truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Việc duy trì những phong tục này giúp con người có niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có ý chí vươn lên và không để bản thân vướng vào những điều xấu.
Phong tục cũng góp phần tạo nên sự ổn định trong trật tự xã hội và góp phần quản lý, quán triệt đời sống xã hội. Việc hình thành phong tục là yếu tố quan trọng để mọi người trong một cộng đồng thống nhất về tư tưởng, suy nghĩ từ đó hành động thống nhất và tạo sự ổn định trong đời sống. Những người đứng đầu trong cộng đồng có thể dựa vào các phong tục để đưa ra quyết định phù hợp được mọi người ủng hộ và làm theo.
II. Đặc điểm của phong tục tập quán
a. Đặc điểm:

Thứ nhất, phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ lâu đời, được hình thành trong những thói quen có từ xa xưa của nhân dân và được đa số người dân công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác một cách tự nguyện.
Thứ hai, có thể thấy rằng, phong tục bao gồm cả những tập tục tốt đẹp và hủ tục. Ngày nay, có một số phong tục đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thời đại mới hoặc chỉ còn được lưu giữ ở một số vùng miền nhất định.
Thứ ba, phong tục tập quán là những cơ chế bên trong, điều khiển, điều chỉnh hành vi và lối sống của một nhóm người hay cả xã hội. Thông thường, phong tục tập quán sẽ bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo và tục lệ địa phương.
Thứ tư, phong tục tập quán luôn có tính ổn định, bền vững và có tính bảo thủ nhưng tác động mạnh mẽ đến tâm lý và tinh thần con người.
b. Các phong tục tập quán tiêu biểu:

(Tục ăn trầu)

(Lễ ăn hỏi)

(Lễ cưới)

3. Giới thiệu một số tục lễ tiêu biểu của người Thái ở Con Cuông

1. Tục làm vía:

- Làm vía sau khi kết hôn

- Làm vía sau khi sinh con

- Làm vía khi ốm đau…

-



2. Tục cúng cơm mới


Lễ mừng cơm mới của người vùng cao xứ Nghệ thường diễn ra vào cuối mùa Thu, khi lúa trên rẫy bắt đầu chín. Vào ngày đã định, thường là ngày chẵn trong tháng, người phụ nữ trong gia đình lên rẫy cắt những bông lúa đầu tiên để dâng lên tổ tiên. Sau khi luộc chín, lúa được xông trên gác bếp cho khô rồi đem giã, hoặc xay bằng máy xay xát. Sau đó người ta đem đồ xôi. Trong lễ này, hông xôi có 2 phần màu trắng là gạo cũ và phần sẫm màu hơn là xôi mới nấu từ gạo cốm. Mâm cũng lễ mừng cơm mới còn có nhiều món truyền thống khác như “moọc”, cá nướng để dâng lên tổ tiên. Lễ mừng cơm mới cũng là dịp vui của cộng đồng khi bà con chòm xóm đến chung vui cùng gia chủ để mối cố kết cộng đồng thêm bền chặt

(Tục cưới hỏi người Thái)


(Tục gói bánh chưng ngày tết)







Tục làm vía của người thái.

Tục ma chay



(Tục cúng cơm mới)



(Tục làm vía của người thái)


(Tục thờ cúng tổ tiên)

(Cúng tổ tiên của người thái)

















(Tục làm bánh chưng ngày tết)​

(Cúng cơm mới – Dân tộc Thái)


( Cúng tổ tiên- Dân tộc Thổ)




( Cúng tổ tiên – Dân tộc Mông)


( Tết – dân tộc Khơ Mú)


1730472418350.png

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--CHỦ ĐỀ 2 CTĐP 8.docx
    7.6 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 8 gdcd 11 giáo án chương trình giáo dục địa phương lớp 7 dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 gdcd 11 bài 9 giáo án giáo án bài 9 gdcd 11 violet giáo án bài 9 môn gdcd lớp 10 giáo án bảo vệ hòa bình gdcd 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 9 giáo án chủ đề môn gdcd 9 giáo án công dân 9 bài 10 giáo án công dân 9 bài 5 giáo án công dân 9 bài 7 giáo án dạy gdcd 9 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 1 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 11 bài 10 giáo án gdcd 11 bài 6 giáo án gdcd 11 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 9 giáo án gdcd 9 bài 1 giáo án gdcd 9 bài 10 giáo án gdcd 9 bài 10 violet giáo án gdcd 9 bài 11 giáo án gdcd 9 bài 12 giáo án gdcd 9 bài 12 tiết 1 giáo án gdcd 9 bài 13 giáo án gdcd 9 bài 14 giáo án gdcd 9 bài 15 giáo án gdcd 9 bài 16 giáo án gdcd 9 bài 2 giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ violet giáo án gdcd 9 bài 3 giáo án gdcd 9 bài 4 giáo án gdcd 9 bài 5 giáo án gdcd 9 bài 5 violet giáo án gdcd 9 bài 6 giáo án gdcd 9 bài 6 violet giáo án gdcd 9 bài 7 giáo án gdcd 9 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 9 bài 7 violet giáo án gdcd 9 bài 8 giáo án gdcd 9 bài 8 violet giáo án gdcd 9 bài 9 giáo án gdcd 9 bài 9 violet giáo án gdcd 9 bài hợp tác cùng phát triển giáo án gdcd 9 bài tự chủ giáo án gdcd 9 cả năm giáo án gdcd 9 học kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 mới nhất giáo án gdcd 9 powerpoint giáo án gdcd 9 soạn theo chủ đề giáo án gdcd 9 theo 4040 giáo án gdcd 9 theo 5 bước giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 9 trọn bộ giáo án gdcd 9 violet giáo án gdcd 9 vnen giáo án gdcd bài 6 lớp 11 giáo án gdcd bài 7 lớp 9 giáo án gdcd bài 9 lớp 10 giáo án gdcd bài 9 lớp 11 giáo án gdcd bài 9 lớp 12 giáo án gdcd lớp 11 giáo án gdcd lớp 11 bài 7 giáo án gdcd lớp 11 bài 8 giáo án gdcd lớp 11 bài 9 giáo án gdcd lớp 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd lớp 9 giáo án gdcd lớp 9 bài 14 giáo án gdcd lớp 9 bài 2 giáo án gdcd lớp 9 bài 5 giáo án gdcd lớp 9 bài 6 giáo án gdcd lớp 9 bài 8 giáo án gdcd lớp 9 bài 9 giáo án môn gdcd lớp 12 bài 9 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo môn gdcd 9 violet giáo án điện tử bài 5 gdcd 9 giáo án điện tử gdcd 10 bài 9 giáo án điện tử gdcd 9 bài 1 giáo án điện tử gdcd 9 bài 12 giáo án điện tử gdcd 9 bài 6 giáo án điện tử gdcd 9 bài 7 giáo án điện tử gdcd 9 bài 8 giáo án điện tử môn gdcd 9 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 7 cao bằng giáo dục địa phương lớp 7 chủ de 4 giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai kế hoạch giáo dục địa phương lớp 7 hà nội kế hoạch giáo dục địa phương trường thcs nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương lớp 7 sách giáo dục địa phương lớp 7 pdf sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi soạn giáo án gdcd 10 bài 9 tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top