Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

xuandan22

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
23/2/21
Bài viết
98
Điểm
6
tác giả
WORD + Giáo án powerpoint gdcd 8 CÁNH DIỀU CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 2 thư mục trang. Các bạn xem và tải giáo án powerpoint gdcd 8 cánh diều về ở dưới.


KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 3. LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO ( TIẾT 1)

( Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về lao động cần cù, sáng tạo.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến lao động cần cù, sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân; Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

+ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.

3) Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số biểu hiện thường gặp của lao động cần cù và sáng tạo

Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Đừng giống buồm trong bão giông.
Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.
Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền
Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
Tấc đất tấc Vàng
Năm trước được cau, năm sau được lúa.
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.
Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.


d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Lao động cần cù, sáng tạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp con người không chỉ tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Mỗi người cần kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, lao động cần cù, sáng tạo không ngừng để góp phần xây dựng thành công đất nước giàu đẹp. văn minh.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động..

a) Mục tiêu.
HS nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo và những biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo.

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.


c) Sản phẩm.

a) Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện trong:

Thông tin 1: luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới.

Thông tin 2: là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ; tích cực trau dồi bản thân ngày một tốt đẹp và hoàn thiện hơn.


b) Những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;

+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;

+ Tiết kiệm (thời gian, vật liệu...) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.


d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.
b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm rõ khái niệm lao động cần cù, sáng tạo cũng như những biểu hiện của nó
Gv nhấn mạnh:
Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phần đầu hết mình vì công việc
Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ.
- Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
* Biểu hiện của cần cù trong lao động :
- Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
- Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
* Biểu hiện của sáng tạo trong lao động
- Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.
- Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. của cần cù, sáng tạo trong lao động
3. Hoạt động: Luyện tập

Bài tập 1:
Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động? Vì sao?

a) Mục tiêu. HS củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành xử lí tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung bài học, có ý thức rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập.

b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể

c) Sản phẩm.

- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động là:

+ Làm đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.

+ Lập bảng kế hoạch thực hiện việc nhà trong một tháng.

+ Học tiếng Anh qua các bài hát.

+ Trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp.

+ Tìm nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề giáo viên đưa ra.

+ Sử dụng túi vải thay túi ni-lông khi đi mua hàng.

- Giải thích: những việc làm này đã thể hiện:

+ Thái độ và quyết tâm nỗ lực vươn lên, không ngại khó khăn, gian khổ trọng học tập và lao động;

+ Sự suy nghĩ để tìm tòi ra cái mới, tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập


Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân

Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân

- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cần cù sáng tạo trong lao động và học tập.

Bài tập 2: Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi".

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến việc rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập.

b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, đọc suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho vấn đề đặt ra

c) Sản phẩm.

a) Lời của bạn A như vậy là không đúng. Bởi vì lời nói ấy thể hiện sự thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm trong công việc chung của nhóm, ỉ lại vào bạn H quá nhiều, thiếu đi sự cần cù, sáng tạo trong học tập.

b) Nếu là bạn B, em sẽ giải thích cho A hiểu về vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong công việc chung. Nếu A vẫn không nghe, em sẽ nêu ý kiến với trưởng nhóm đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên và cho điểm.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập


HS làm việc cá nhân, đọc tình huống, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho từng tình huống

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân

- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung

Kết luận, nhận đinh

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để hiểu rõ được sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cần cù sáng tạo trong lao động và học tập.

4. Hoạt động: Vận dụng

Bài tập 1:
Em hãy sưu tầm những bài báo, hình ảnh, tư liệu về những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp.

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc lao động cần cù, sáng tạo

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thuyết minh sản phẩm

- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn và tích cực rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo





KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 3. LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO ( TIẾT 2)

( Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân
2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về lao động cần cù, sáng tạo.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến lao động cần cù, sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân; Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

+ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.

3) Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra:

Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Cần cù bù thông mình

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Cái khó ló cái khôn

Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.


c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số biểu hiện thường gặp của lao động cần cù và sáng tạo

Ý nghĩa các câu tục ngữ:

- Cần cù bù thông mình: nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh.

- Có công mài sắt có ngày nên kim: Ta thấy câu tục ngữ có hai vế rõ ràng "có công mài sắt" và kết quả "có ngày nên kim". Để biến một thanh sắt khô cứng thành chiếc kim chỉ có một cách là kiên trì mài giũa không ngừng. Câu tục ngữ có ý nghĩa bất kì việc gì đều cần tới lòng kiên trì, ý chí, sức bền thì mới gặt hái được nhiều thành công

- Cái khó ló cái khôn: mới xuất hiện trong khoảng trên dưới nửa thế kỷ nay, khẳng định khả năng to lớn của trí tuệ con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn

Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật: Khuyên con người hãy làm việc bằng suy nghĩ, bằng đầu óc để làm việc sẽ hay hơn làm bằng chân tay. Thể hiện con người phải suy nghĩ, học hỏi thì mới có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ.


d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra:

Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Cần cù bù thông mình

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Cái khó ló cái khôn

Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.


Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Lao động cần cù, sáng tạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp con người không chỉ tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Mỗi người cần kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, lao động cần cù, sáng tạo không ngừng để góp phần xây dựng thành công đất nước giàu đẹp. văn minh.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

a) Mục tiêu.
Học sinh nêu được: Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

b) Nội dung.
HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo. Những việc làm đó mang lại kết quả gì?

b) Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?


c) Sản phẩm.

a) Những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo:

Năm 1949, theo tiếng gọi của Tổ quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về tham gia kháng chiến.

Trong phòng thí nghiệm đơn sơ bằng tre, nứa, lá giữa núi rừng Việt Bắc, ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công kháng sinh, nước lọc pê-ni-xi-lin chế từ giống nấm ông đem từ Nhật về, phục vụ kịp thời cho thương, bệnh binh trên các chiến trường, nhất là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

b) Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, và được mọi người yêu quý, tôn trọng.


d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy cho biết những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo. Những việc làm đó mang lại kết quả gì?
b) Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của lao động cần cù sáng tạo cũng như có ý thức rèn luyện phẩm chất này
Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người: Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống
2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, và được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Thực hiện lao động cần cù, sáng tạo.

a) Mục tiêu.
Học sinh nêu được: những việc cần làm nhằm rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo trong lao động.

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, bạn An đã thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập như thể nào?

b) Em hãy cho biết, bạn Minh đã thể hiện sự sáng tạo trong lao động như thế nào. Hãy kể thêm những cách sáng tạo trong lao động khác mà em biết.


c) Sản phẩm.

a) Bạn An đã thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập bằng việc chủ động trong học tập.

b) Bạn Minh đã thể hiện sự sáng tạo trong lao động bằng việc tái chế chai nhựa không sử dụng thành những chậu hoa.


d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi.
a) Theo em, bạn An đã thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập như thể nào?
b) Em hãy cho biết, bạn Minh đã thể hiện sự sáng tạo trong lao động như thế nào. Hãy kể thêm những cách sáng tạo trong lao động khác mà em biết.

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của lao động cần cù sáng tạo cũng như có ý thức rèn luyện phẩm chất này
Học sinh cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động phê phán những biểu hiện chảy lưỡi, thụ động trong lao động
3. Thực hiện lao động cần cù, sáng tạo.
Rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, công dân – học sinh cần:
- Chủ động học tập, lao động.
- Yêu quý lao động, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động.
- Phê phán những biểu hiện lười biếng ý lại trong học tập, lao động.
3. Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi 3: Em hãy đọc tình hướng và trả lời câu hỏi:

a) Mục tiêu.
HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo.

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để đưa ra câu trả lời cho từng tình huống.

Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T? Hãy kể thêm những việc làm thể hiện sự sáng tạo trong lao động mà em biết.

c) Sản phẩm.

Việc làm của anh T cực kì sáng tạo và thông minh, anh T làm như vậy sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng bởi những chương trình mới anh mang đến.

Những việc làm thể hiện sự sáng tạo trong lao động:

Tận dụng kỹ năng làm việc nhanh và hiệu quả

Sáng tạo các giải pháp phù hợp với nhu cầu của công việc

Đề xuất các ý tưởng để giải quyết vấn đề

Đưa ra các cải tiến để cải thiện thời gian và chi phí

Tạo ra các giải pháp hoàn thiện

Sử dụng các công nghệ, phương pháp và các công cụ mới để tối ưu hóa quy trình

Đề xuất các cách để tối ưu hóa các thủ tục

Thiết kế các giải pháp để giải quyết các vấn đề phức tạp

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để đưa ra câu trả lời cho từng tình huống.

Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo nhóm, đọc tình huống, liên hệ thực tế và đưa ra câu trả lời cho từng tình huống.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm tiến hành dàn dựng và biểu diễn

Kết luận, nhận đinh

- Giáo viên tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo

Câu 4. Bài tập 4: Ca dao Việt Nam có câu:

“Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”.​

Em hãy cùng bạn thảo luận và chia sẻ về ý nghĩa của câu ca dao trên.

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của việc thực hiện cần cù, sáng tạo

b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đánh ra được bản thân trong việc thực hiện cần cù sáng tạo sau đó chi sẻ với các bạn trong lớp

c) Sản phẩm.

Đời người ngắn tựa gang tay: đời người là hữu hạn và rất ngắn ngủi tựa hồ chỉ dài bằng một gang tay => biện pháp so sánh Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang: Những người lười biếng, không biết quý trong thời gian thì sẽ lãng phí cuộc đời mình => câu tục ngữ nói về sự hữu hạn của đời người.Từ đó khuyên chúng ta nên biết quý trọng thời gian.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân về câu ca dao trên

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ bài viết của mình

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo

4. Hoạt động: Vận dụng

Bài tập 2:
Em hãy chia sẻ một việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em với bạn bè, thầy cô trong lớp..

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một tấm gương cần cù và sáng tạo để thành công: Bài viết cần chỉ rõ người thật, việc thật và công việc thật

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một tấm gương cần cù và sáng tạo để thành công: Bài viết cần chỉ rõ người thật, việc thật và công việc thật

Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh giới thiệu nhân vật mà mình đã tìm hiểu

- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới..


1710478473407.png


1710478490519.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--GCD 8 KÌ 1.zip
    72.3 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN--GDCD 8 KÌ 2.zip
    141.9 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 11 công dân 8 giáo án bồi dưỡng hsg gdcd 8 giáo án gdcd 11 bài 8 chủ nghĩa xã hội giáo án gdcd 8 giáo án gdcd 8 bài 1 giáo án gdcd 8 bài 10 giáo án gdcd 8 bài 11 giáo án gdcd 8 bài 11 tiết 2 giáo án gdcd 8 bài 11 violet giáo án gdcd 8 bài 12 giáo án gdcd 8 bài 2 giáo án gdcd 8 bài 21 giáo án gdcd 8 bài 4 giáo án gdcd 8 bài 4 giữ chữ tín giáo án gdcd 8 bài 5 giáo án gdcd 8 bài 6 giáo án gdcd 8 bài 6 violet giáo án gdcd 8 bài 7 violet giáo án gdcd 8 bài 8 giáo án gdcd 8 bài 9 giáo án gdcd 8 bài liêm khiết giáo án gdcd 8 bài tôn trọng lẽ phải giáo án gdcd 8 bài tôn trọng người khác giáo an gdcd 8 cả năm giáo án gdcd 8 học kì 2 giáo án gdcd 8 kì 2 giáo án gdcd 8 mới nhất giáo an gdcd 8 powerpoint giáo án gdcd 8 soạn theo 5 bước giáo án gdcd 8 theo 5 bước giáo an gdcd 8 theo chủ de giáo án gdcd 8 theo công văn 3280 giáo án gdcd 8 theo công văn 4040 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 8 theo cv 4040 giáo án gdcd 8 theo cv 5512 giáo án gdcd 8 vietjack giáo an gdcd 8 violet giáo án gdcd 8 vnen giáo án gdcd 8 vnen violet giáo án gdcd bài 8 lớp 11 giáo án gdcd lớp 8 giáo án gdcd lớp 8 bài 1 giáo án gdcd lớp 8 bài 11 giáo án gdcd lớp 8 bài 12 giáo án gdcd lớp 8 bài 16 giáo án gdcd lớp 8 bài 5 giáo án gdcd lớp 8 bài 9 giáo án gdcd lớp 8 theo công văn 5512 giáo án ôn tập học kì 1 gdcd 8 giáo án điện tử môn gdcd lớp 8 soạn giáo án gdcd 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,152
    Bài viết
    37,621
    Thành viên
    139,853
    Thành viên mới nhất
    hihihhihihihi

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top