- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Kế hoạch bài dạy môn GDĐP 8 TỈNH NGHỆ AN CHỦ ĐỀ 5 Tiết 19,20,21,22 GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ Ở NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được quy mô dân số của Nghệ An;
- Trình bày được sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số của Nghệ An;
- Nêu được một số tác động của gia tăng dân số, cơ cấu dân số Nghệ An đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Tìm hiểu và giới thiệu được một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lao động ở một số ngành nghề cơ bản của Nghệ An.
2. Phẩm chất: Tìm hiểu và phát huy những giá trị vốn có của quê hương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Ti vi
- Bản đồ gia tăng dân số, các số liệu gia tăng và cơ cấu dân số Nghệ An
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu các phong trào yêu nước ở Nghệ An.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS Nêu hiểu biết của em về dân số và sự gia tăng dân số? Theo em sự gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào về chất lượng cuộc sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Dân số là tổng số dân sống của một nước. Quy mô dân số bị quy định bởi tỷ suất sinh, tỉ suất tử và sự di cư trong quá khứ và hiện tại. Trong các nền kinh tế cổ truyền, dân số ổn định mặc dù tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cũng cao và không có các luồng di cư lớn. Khi các nước bước vào giai đoạn phát triển tốt hơn thì mức sống tăng nhanh, điều kiện sinh hoạt, y tế cũng phát triển dẫn tới tỷ suất tử giảm và dân số tăng nhanh. Đây là hiện tượng bùng nổ dân số.
Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề gia tăng dân số đang là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và nhận được nhiều quan tâm. Thực tế, dân số thế giới đã tăng rất nhanh và đột ngột từ thật niên 1950, khi các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi và Mĩ Latin giành được độc lập, đời sống được cải thiện và sự tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn tăng cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỷ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%. Dân số tăng nhanh vượt qua khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,... đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.
Tác hại:
- Thứ nhất, sự gia tăng dân số quá nhanh là một mối nguy hại đối với môi trường
- Thứ hai, tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
- Thứ ba, tác động tiêu cực đến y tế, giáo dục.
- Thứ tư, tác động tiêu cực đến an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác.
- Thứ năm, gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến gây áp lực cho nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái quát dân số và sự gia tăng dân số ở Nghệ An.
Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân của sự gia tăng dân số
- Nêu được tác động của việc giảm nhịp gia tăng dân số
b. Tổ chức hoạt động:
GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ Ở NGHỆ AN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được quy mô dân số của Nghệ An;
- Trình bày được sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số của Nghệ An;
- Nêu được một số tác động của gia tăng dân số, cơ cấu dân số Nghệ An đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Tìm hiểu và giới thiệu được một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lao động ở một số ngành nghề cơ bản của Nghệ An.
2. Phẩm chất: Tìm hiểu và phát huy những giá trị vốn có của quê hương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Ti vi
- Bản đồ gia tăng dân số, các số liệu gia tăng và cơ cấu dân số Nghệ An
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu các phong trào yêu nước ở Nghệ An.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS Nêu hiểu biết của em về dân số và sự gia tăng dân số? Theo em sự gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào về chất lượng cuộc sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Dân số là tổng số dân sống của một nước. Quy mô dân số bị quy định bởi tỷ suất sinh, tỉ suất tử và sự di cư trong quá khứ và hiện tại. Trong các nền kinh tế cổ truyền, dân số ổn định mặc dù tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cũng cao và không có các luồng di cư lớn. Khi các nước bước vào giai đoạn phát triển tốt hơn thì mức sống tăng nhanh, điều kiện sinh hoạt, y tế cũng phát triển dẫn tới tỷ suất tử giảm và dân số tăng nhanh. Đây là hiện tượng bùng nổ dân số.
Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề gia tăng dân số đang là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và nhận được nhiều quan tâm. Thực tế, dân số thế giới đã tăng rất nhanh và đột ngột từ thật niên 1950, khi các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi và Mĩ Latin giành được độc lập, đời sống được cải thiện và sự tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn tăng cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỷ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%. Dân số tăng nhanh vượt qua khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,... đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.
Tác hại:
- Thứ nhất, sự gia tăng dân số quá nhanh là một mối nguy hại đối với môi trường
- Thứ hai, tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
- Thứ ba, tác động tiêu cực đến y tế, giáo dục.
- Thứ tư, tác động tiêu cực đến an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác.
- Thứ năm, gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến gây áp lực cho nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái quát dân số và sự gia tăng dân số ở Nghệ An.
Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân của sự gia tăng dân số
- Nêu được tác động của việc giảm nhịp gia tăng dân số
b. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Khái quát dân số và sự gia tăng dân số ở Nghệ An. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau: ? So sánh diện tích, dân số của tỉnh Nghệ An với tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. ? Nghệ An đã làm gì để giảm nhịp gia tăng dân số? Sự giảm nhịp ấy có tác động như thế nào? ? Nhận xét tình hình gia tăng dân số gia đoạn 2002 – 2007. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận. Hoạt động 2: Khái quát Cơ cấu dân số ở Nghệ An. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau: ? Lao động chưa qua đào tạo Nghê An chiếm tỉ lệ cao đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ? Hãy giới thiệu kinh nghiệm sản xuất, phong tục, tập quán hoặc lễ hội văn hóa của một dân tộc thiểu số Nghệ An. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của dân số và gia tăng dân số ở Nghệ An. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau: - Nêu những tác động tích cực, tiêu cực? - Nêu tác động của cơ cấu dân số? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận. | I. Dân số và gia tăng dân số: - Tính đến tháng 12/2007, dân số Nghệ An là 3.122.405 người, đứng hàng thứ 4 trong số 64 tỉnh, thành của cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Hà Nội). Huyện có số dân đông nhất là Quỳnh Lưu với 368.660 người và ít nhất là thị xã Cửa Lò với 50.395 người. - Nhờ làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện rõ rệt nên tốc độ gia tăng dân số trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số toàn tỉnh năm 2007 là 1,3%. - Việc giảm nhịp độ gia tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt giữa vùng núi và vùng đông bằng ven biển; giữa thành thị với nông thôn. Các huyện vùng đông bằng và thành phố Vinh có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên dưới 1%, ngược lại, các huyện miền núi cao (Tương Dương, Kì Sơn,..) gia tăng tự nhiên của dân số vẫn trên 1,3%. - Bảng 2. Tỉ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên
1. Kết cấu dân số theo độ tuổi. Nguồn lao động của Nghệ An dồi dào và tăng nhanh do kết cấu dân số trẻ. Năm 2005,sô người trong độ tuổi lao động chiếm 49,7% dân số toàn tỉnh. Tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 13% tổng dân số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. 2. Kết cấu dân số theo dân tộc. - Trong cơ cấu thành phần dân tộc, người Kinh chiếm đến gần 90%, các dân tộc thiểu số bao gồm người Thái, H’Mông, Thổ, Khơ Mú, Đan Lai, Ơ đu,... chỉ chiếm trên 10% dân số toàn tỉnh. - Trong các dân tộc thiểu số của tỉnh, người Thái chiếm khoảng 70%, người Khơ Mú 7,3%, người H’Mông 7,1%, các dân tộc khác chiếm khoảng 15% dân số. III. Tác động của dân số và gia tăng dân số ở Nghệ An. 1. Tác động gia tăng dân số. a. Tích cực: - Dân số ở Nghệ An tăng nhanh, đây là nguồn lực lớn cho tỉnh phát triển kinh tế. - Dân số đông gia tăng nhanh tạo nên thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế. - Sự gia tăng dân số thu hút vốn đầu tư của trong nước, nước ngoài đến đầu tư trong tỉnh. b.Tiêu cực. - Gây sức ép đến kinh tế + Kìm hãm sự phát triển kinh tế + Tiêu dùng lớn nên đầu tư phát triển kinh tế giảm + Bình quân lương thực theo đầu người ít - Vấn đề hội xã + Các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa xã hội không đáp ứng kịp + Thiếu việc làm, không gian sinh sống + Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội -Vấn đề tài nguyên, môi trường + tài nguyên bị khai thác cạn kiệt như: Khoáng sản, rừng, đất… + Môi trường bị ô nhiệm: nước, không khí, tiếng ồn… 2. Tác động của cơ cấu dân số * Cơ cấu theo nhóm tuổi - Cơ cấu dân số Nghệ An trẻ nên Nghệ An có nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế. Nguồn lao động bổ sung hàng năm dồi dào. Tuy nhiên cũng gây áp lực tới vấn đề giải quyết việc làm trong tỉnh * Cơ cấu thành phần dân tộc - Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên đa dạng về văn hóa thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Bên cạnh đó sự chênh lệch về trình độ văn hóa và trình độ phát triển kinh tế cũng là thách thức lớn cho Nghệ An. |