Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT BÁO CÁO Cài Đặt Thuật Toán Trên Đồ Thị bằng Cấu Trúc Dữ Liệu Động được soạn dưới dạng file word , ppt gồm 2 file + code trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Trường Đại Học Bình Dương

Khoa Tin Học

&



Môn: Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giải Thuật 2:

Đề Tài:
Cài Đặt Thuật Toán Trên Đồ Thị bằng Cấu Trúc Dữ Liệu Động

GVHD: Phạm Thi Vương











Tài Liệu Tham Khảo:


  • Graph Algorithms S.Even 1979
  • Data Structures And Algorithms A.Aho. Jhopcroft, J,Ullman 1982
  • Applied Combinatorice. A.Tucket 1984
  • A Primer Of Discrete Mathematics D. Finkbeiner II, W.Lindstrom 1987
  • Mathamatical Structures For Compurter Science J.L Gersting 1993






LỜI NÓI ĐẦU

Lời nói đầu tiên cho em gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phạm Thi Vương. Dưới sự hướng dân và soi sáng ý tưởng cho em về kiến thức chuyên môn cũng như sự hướng dẫn trong quá trình học tập của em để hoàn thành được đê tài mà thầy giao cho.

Nỗi dung chủ yếu của đề tài nói về các thuật toán cũng như những gợi ý để cho ra sự cách cài đặt thuật toán trên lý thuyết đồ thị. (bằng cấu trúc dự liệu động)

Tuy đề tài được biên soạn và thực hiện kĩ lưỡng nhưng đây là lần đầu tiên và cũng là đề tài đầu tiên em làm nên khó tránh khỏi những sai xót và non kém trong kinh nghiệm. nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và đành giá nơi thầy cùng các bạn đọc để cho em có thể hoàn thiện lại tốt hơn nữa cho các đê tài sau.. em xing chân thành cảm ơn!



Thành viên trong nhóm :

































MỤC LỤC:





Lý Thuyết Đồ Thị :

Bài 1 : Đại cương về đồ thị
Bài 2 : Một số tính chất về đồ thị
Bài 3 : Các thuật toán duyệt đồ thị
Bài 4 : Chu trình EULER Chu trình Hamilton
Bài 5: Bài toán đường đi ngắn nhất
Bài 6 : Bài cây bao trùm

________________

BÀI 01 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒ THỊ



1.1. Khái niệm đồ thị

1.1.1. Định nghĩa đồ thị


- Chúng ta đã nhìn thấy hoặc sử dụng bản đồ các tuyến đường giao thông của

một thành phố, sơ đồ tổ chức một cơ quan, sơ đồ khối tính toán của một thuật toán,

sơ đồ một mạng máy tính ... Đó là những ví dụ cụ thể về đồ thị.

Đồ thị (graph) là một mô hình toán học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

khoa học, kỹ thuật và được định nghĩa như sau.



Định nghĩa 1.1: Đồ thị là một cặp G = (V, E), trong đó:

1) V là tập hợp các đỉnh (vertex),

2) E ⊆ V × V là tập hợp các cạnh (edge).





Ví dụ 1.2:












Hình 1.1: Đồ thị hữu hạn







Đồ thị G cho ở hình vẽ trên với tập các đỉnh V = {a, b, c, d, e} và tập các cạnh

E = {(a, b), (a, c), (b, c), (d, b), (d, c), (e, a), (e, b), (e, d)}.

  • Nếu (a, b) là một cạnh của đồ thị thì ta nói rằng đỉnh b kề với đỉnh a và cả hai đỉnh a và b kề với cạnh (a, b).
  • Trong đồ thị ở Ví dụ 1.2 hai đỉnh b và c kề với đỉnh a, ba đỉnh a, b và d kề với đỉnh e. Do vậy, ta có thể định nghĩa đồ thị bằng ánh xạ kề như sau.
Định nghĩa 1.3: Đồ thị là một cặp G = (V, F), trong đó:

  • V là tập hợp các đỉnh,
  • F : V → 2V, được gọi là ánh xạ kề.
  • ánh xạ kề của đồ thị trong Ví dụ 1.2 được xác định như sau:
  • F(a) = {b, c} , F(b) = {c} , F(c) = ∅ , F(d) = {b, c} và F(e) = {a, b, d}.
Sự tương đương của hai định nghĩa của đồ thị được thể hiện bằng mệnh đề

sau đây:

∀ x, y ∈ V : (x, y) ∈ E ⇔ y ∈ F(x).

Về bản chất, đồ thị là một tập hợp các đối tượng được biểu diễn bằng các

đỉnh và giữa các đối tượng này có một quan hệ nhị nguyên biểu diễn bằng các

cạnh.

Cặp đỉnh (x, y) ∈ E không sắp thứ tự được gọi là cạnh vô hướng, còn nếu nó

có sắp thứ tự thì được gọi là cạnh có hướng. Vì thế, chúng ta thường phân các đồ

thị thành hai lớp.



Định Nghĩ 1.4:

  • Đồ thị chỉ chứa các cạnh vô hướng được gọi là đồ thị vô hướng, còn đồ thị chỉ chứa các cạnh có hướng được gọi là đồ thị có hướng.
  • Hiển nhiên, mỗi đồ thị vô hướng có thể biểu diễn bằng một đồ thị có hướng bằng cách thay mỗi cạnh vô hướng bằng hai cạnh có hướng tương ứng.
Định Nghĩa 1.5: Đồ thị G = (V, E) được gọi là đối xứng nếu:

  • ∀ x, y ∈ V : (x, y) ∈ E ⇔ (y, x) ∈ E.
  • Các đồ thị vô hướng là đối xứng.


Định nghĩa 1.6:

  • Đồ thị G = (V, E) mà mỗi cặp đỉnh được nối với nhau bởi không quá một cạnh được gọi là đơn đồ thị (thường gọi tắt là đồ thị). Còn nếu đồ thị có những cặp đỉnh được nối với nhau nhiều hơn một cạnh thì được gọi là đa đồ thị.
  • Ta có thể biểu diễn hình học cho đồ thị như sau: Trên mặt phẳng biểu diễn đỉnh bằng các vòng tròn nhỏ, biểu diễn cạnh vô hướng bằng đoạn thẳng, biểu diễn cạnh có hướng bằng mũi tên nối hai đỉnh của đồ thị.
  • Trong giáo trình này chúng ta chỉ xét các đồ thị hữu hạn, nghĩa là các đồ thị có tập đỉnh là hữu hạn.








1.1.2 Đường Đi Và Chu Trình

Giả sử G = (V, E) là một đồ thị.



Định nghĩa 1.7:

  • Đường đi trong đồ thị là một dãy các đỉnh:
  • < x1, x2, ... , xi, xj+1, ... , xk-1 , xk > sao cho, mỗi đỉnh trong dãy (không kể đỉnh đầu tiên) kề với đỉnh trước nó bằng một cạnh nào đó, nghĩa là: ∀ i = 2, 3, ... , k-1, k : (xi-1, xi) ∈ E.
  • Ta nói rằng đường đi này đi từ đỉnh đầu x1 đến đỉnh cuối xk. Số cạnh của đường đi được gọi là độ dài của đường đi đó.
  • Đường đi đơn là đường đi mà các đỉnh trên nó khác nhau từng đôi.
Định nghĩa 1.8:

  • Chu trình là một đường đi khép kín (tức là đỉnh cuối của đường trùng với đỉnh đầu của đường). Ta thường ký hiệu chu trình là:
  • [x1, x2, ... , xi, xj+1, ... xk-1, xk] , trong đó x1 = xk.
  • Để cho gọn, trong ký hiệu của chu trình thường không viết đỉnh cuối:
  • [x1, x2, ... , xi, xj+1, ... xk-1] .
  • Khi nói đến một chu trình, ta cũng không cần xác định đỉnh đầu và đỉnh cuối của chu trình đó. Chu trình được gọi là chu trình đơn nếu các đỉnh trên nó khác nhau từng đôi. Trong một đồ thị, đỉnh nút là đỉnh kề với chính nó. Hai cạnh có ít nhất một đỉnh chung được gọi là hai cạnh kề nhau.
  • Để việc trình bày được ngắn gọn, trong suốt cuốn sách này ta ký hiệu n là số đỉnh, m là số cạnh của một đồ thị.



1.1.3. Đồ thị con và đồ thị riêng

Giả sử G = (V, E) là một đồ thị.



Định Nghĩa 1.9

  • Đồ thị G’ = (V’, E’) được gọi là đồ thị con của đồ thị G nếu: V’⊆ V và E’ = E ∩ (V’ × V’).
  • Đồ thị G” = (V, E”) với E” ⊆ E, được gọi là đồ thị riêng của đồ thị G.
Mỗi tập con các đỉnh V’ của đồ thị tương ứng duy nhất với một đồ thị con, do vậy để xác định một đồ thị con ta chỉ cần nêu tập đỉnh của nó. Còn đồ thị riêng là đồ thị giữ nguyên tập đỉnh và bỏ bớt một số cạnh.









1.1.4. Sự đẳng hình của các đồ thị

Sự đẳng hình của hai đồ thị dựa trên sự đẳng cấu của hai tập đỉnh sao cho sự đẳng cấu ấy bảo toàn được các cạnh của đồ thị.



Định nghĩa 1.10:

  • Hai đồ thị G1 = (V1, E1) và G2 = (V2, E2) được gọi là đẳng hình nếu tồn tại một song ánh trên các tập đỉnh, S : V1 → V2 bảo toàn các cạnh:
  • ∀ x, y ∈ V1 , (x, y) ∈ E1 ⇔ (S(x), S(y)) ∈ E2.
  • Chúng ta sẽ không phân biệt hai đồ thị đẳng hình với nhau vì về thực chất chúng chỉ khác nhau về tên gọi của các đỉnh và cách biểu diễn bằng hình vẽ.
Ví dụ 1.11: Hai đồ thị dưới đây là đẳng hình với song ánh:

S(ai) = xi, i = 1, 2, 3, 4.




























Hình 1.2. Hai đồ thị đẳng hình​



1.1.5. Các cách biểu diễn đồ thị trong máy tính

a. Biểu diễn đồ thị bằng ma trận kề :


Giả sử G = (V, E) là một đồ thị. Ta đánh số các đỉnh của đồ thị bằng các số

tự nhiên: 1, 2, ... , n. Xây dựng ma trận vuông biểu diễn đồ thị như sau:

Ma trận vuông An x n được gọi là ma trận kề của đồ thị G nếu:

∀ i, j ∈ V, A[i,j] = d , trong đó d là số cạnh nối đỉnh i với đỉnh j trong G.

Dễ thấy rằng, đồ thị G là đối xứng khi và chỉ khi ma trận kề A là đối xứng.



Ví dụ 1.12: Ma trận kề của đa đồ thị có hướng.


1707140683530.png


1707140709513.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---detai_11 Ly Thuyet Do Thi.zip
    264.6 KB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top