Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN NHIỆM VỤ 6: GIỮ GÌN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, NHIỆM VỤ 7: GIÚP ĐỠ VÀ CHIA SẺ THI GIÁO VIÊN GIỎI, được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 2 File trang. Các bạn xem và tải CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN

(4 tiết)



Tuần 21 - Tiết PPCT: Tiết 62

Ngày dạy: Sáng, ngày 10/02/2023

Lớp dạy: 6.1 Tiết: Tiết 5




Tiết 3

NHIỆM VỤ 6: GIỮ GÌN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

NHIỆM VỤ 7: GIÚP ĐỠ VÀ CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI

NHIỆM VỤ 8: ỨNG XỬ TRƯỚC HÀNH VI THIẾU VĂN MINH



I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng.

- Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương nơi em sống.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:
Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

+ Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.

+ Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

-
Yêu cầu HS đọc trước SGK những nội dung nhiệm vụ 6, 7, 8.

- Phiếu học tập.

- Tranh ảnh nơi công cộng để chiếu trên Slide.

- Nhạc bài hát Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn sáng tác của nhạc sĩ Vũ Kim Dung và bài hát Lớp chúng ta đoàn kết sáng tác của nhạc sĩ Mộng Lân.

- Bông hoa sáng tạo.

- Thẻ hướng dẫn viên du lịch.

- Bút lông.

- Nam châm….

2. Chuẩn bị của HS:

-
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6.

- Vở trắng ghi bài, bút, viết.

- Đọc trước SGK những nội dung nhiệm vụ 6, 7, 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Khởi động: Hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích:
Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV: Các em học sinh thân mến!

Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu chủ đề 6 : Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện. Với 5 nhiệm vụ: Tìm hiểu ý nghĩa của nơi công cộng. Tìm hiểu quy tắc ứng xử nơi công cộng. Thực hiện nói, cười đủ nghe nơi công cộng. Xếp hàng trật tự nơi công cộng. Lựa chọn trang phục phù hợp nơi công cộng. Hôm nay cô trò mình tiếp tục tìm hiểu 3 nhiệm vụ tiếp theo: Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người. Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh.

Trước khi tìm hiểu các nhiệm vụ của tiết học hôm nay, cô mời các em quan sát các hình ảnh và cho biết: Hình ảnh dưới đây nói về điều gì?



3
2
1
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Hình 1: Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.

Hình 2: Giúp người qua đường.

Hình 3: Vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới:

Hình 1. Bỏ rác đúng nơi quy định là các em đã góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan thiên nhiên chính là cảnh quan được tạo thành từ các thành phần tự nhiên.

Hình 2. Hành động của bạn nhỏ giúp đỡ người khiếm thị qua đường rất được đáng khen. Giúp đỡ là hành động chỉ sự hỗ trợ của 1 cá nhân, tập thể dành cho một người nào đó.

Hình 3. Hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng thể hiện lối ứng xử thiếu văn minh. Ứng xử văn minh nơi công cộng là sự giao tiếp của con người với nhau và ý thức của mỗi con người với môi trường sống.

Vậy để trở thành người biết xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện nơi công cộng, chúng ta cần làm gì? Cô và các em sẽ vào nội dung bài học hôm nay.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2.Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 1: Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

a. Mục tiêu
: Thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hình thành ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường công cộng.

b. Nội dung:

- Tổ chức cho cả lớp cùng đi tham quan cảnh quan Bình Dương qua 2 hướng dẫn viên nhí của lớp 6.1

- Những việc làm phù hợp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Chia sẻ những việc em đã làm để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan ở địa phương.

- Phân công nhiệm vụ vệ sinh lớp học khi tiết học kết thúc

c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINHDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tổ chức cho cả lớp cùng đi tham quan cảnh quan Bình Dương qua 2 bức tranh.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho cả lớp cùng đi tham quan cảnh quan Bình Dương qua 2 hướng dẫn viên nhí của lớp 6.1

Khu du lịch Thủy Châu
(Bình An – Dĩ An – Bình Dương)

Làng tre Phú An
(Phú An – Bến Cát – Bình Dương)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện ( thuyết trình)
- GV quan sát HS, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- GV mời 2 học sinh lên thuyết trình qua tranh với vai trò hướng dẫn viên du lịch.
- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, kết luận: Các em thấy đấy, cảnh quan thiên nhiên của đất nước Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng vô cùng tươi đẹp biết bao. Vậy các em cần làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ấy.
Những việc làm phù hợp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi: Quan sát và chọn những hình ảnh góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

1
Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

2


3
Đổ rác xuống dòng sông

Tham gia chăm sóc và giữ gìn
các công trình công cộng​

4
Ngắt hoa, bẻ cành​

5
Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên​
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- HS trả lời: Hình 1, 3, 5 là hình ảnh góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- GV cùng cả lớp nhận xét về câu trả lời của học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.


1
Bỏ rác đúng nơi quy định,
tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng​

3
Tham gia chăm sóc và giữ gìn
các công trình công cộng​
5

Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên​
GV chốt, chuyển ý: Vậy bản thân em đã làm gì để góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi các em sinh sống và học tập.
Chia sẻ những việc em đã làm để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan ở địa phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh chia sẻ những việc đã làm để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan ở địa phương trong thời gian 2 phút.
Phiếu học tập số 1
Những việc em đã làm để bảo vệ và giữa gìn cảnh quan ở địa phươngCảm xúc của em khi thực hiện những việc đó
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
GV phân công nhiệm vụ vệ sinh lớp học khi tiết học kết thúc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện sau khi kết thúc tiết học.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét về câu trả lời của học sinh.
- HS vệ sinh lớp học sau khi kết thúc tiết học.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Phân công nhiệm vụ vệ sinh lớp học khi tiết học kết thúc:
Tổ 1. Lau bàn ghế dãy 1,2
Tổ 2. Lau bàn ghế dãy 3,4
Tổ 3. Lau cửa chính, cửa sổ
Tổ 4. Quét lớp, lau bảng
- GV nhận xét, kết luận, chuyển ý: Để xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện, không chỉ là việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nơi các em sống mà còn là thái độ sống, ứng xử của các em với những người xung quanh. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy chúng ta vào nhiệm vụ 7: Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người.
Nhiệm vụ 6: Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên




































1. Thực hiện những việc làm phù hợp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên





























































































2. Chia sẻ về những việc em đã làm để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan ở địa phương
2.2 Hoạt động 2: Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người

a. Mục tiêu
: Phân biệt được các tình huống nào nên giúp đỡ và chia sẻ với mọi người nơi công cộng; cảm nhận được ý nghĩa của những hành vi giúp đỡ, chia sẻ của mình với mọi người.

b. Nội dung:

- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi trò chơi “ Tiếp sức”: Kể những việc mình đã giúp đỡ và chia sẻ với mọi người ở nơi công cộng.

- Chia sẻ cảm xúc khi chia sẻ và giúp đỡ người khác.

c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tổ chức cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Tiếp sức”: Kể những việc mình đã giúp đỡ và chia sẻ với mọi người ở nơi công cộng.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp mình làm hai đội:
+ Dãy 1, 2 là đội 1.
+ Dãy 3,4 là đội 2.
- Mỗi đội cử một bạn làm đội trưởng.
- Đội trưởng mời các bạn trong đội nhanh chóng lên bảng viết các việc làm thể hiện giúp đỡ mọi người nơi công cộng, bạn này viết xong về chỗ, bạn khác lên tiếp sức viết việc làm tiếp theo.
- Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều việc làm đúng trong thời gian 2 phút và sẽ nhận được một phần quà từ ban tổ chức.
- Giám khảo là cô Thanh Nga.
- CH: Quan sát hình và kể những việc làm cụ thể giúp đỡ mọi người nơi công cộng.

1
Giúp người qua đường

2

Nhường chỗ trên xe buýt

3
Xách giúp đồ

4
Hỗ trợ người gặp sự cố
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện.
- GV quan sát HS, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- Học sinh tham gia trò chơi tiếp sức: Kể những việc mình đã giúp đỡ và chia sẻ với mọi người ở nơi công cộng.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Đối tượng mà các bạn trong hình giúp đỡ là ai? Tình huống cần giúp đỡ là gì?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chấm kết quả cho 2 đội chơi và trao phần thưởng.
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời của học sinh.
Hình 1. Đối tượng cần được giúp đỡ là người khuyết tật. Tình huống cần giúp đỡ là giúp người khiếm thị qua đường.
Hình 2. Đối tượng cần được giúp đỡ là người già. Tình huống cần giúp đỡ là nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
Hình 3. Đối tượng cần được giúp đỡ là phụ nữ mang thai. Tình huống cần giúp đỡ là xách giúp đồ.
Hình 4. Đối tượng cần được giúp đỡ là người gặp sự cố trên đường. Tình huống cần giúp đỡ là hỗ trợ người gặp sự cố.
Chia sẻ cảm xúc của em khi giúp đỡ mọi người nơi công cộng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Thảo luận nhóm 4 HS ( 2 phút)
Bông hoa sáng tạo: Mỗi nhóm được phát 1 bông hoa, nhụy hoa là câu hỏi, trong thời gian 2 phút các em hãy ghi đáp án của mình vào những cánh hoa.
CH: Cảm xúc của em khi giúp đỡ mọi người

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
GV chốt, chuyển ý: Bên cạnh những hình ảnh ứng xử văn minh, lịch sự góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện. Đâu đó xung quanh chúng ta vẫn còn những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Vậy các em sẽ làm gì trước lối ứng xử thiếu văn minh ấy. Chúng ta vào nhiệm vụ 8: Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh.
Nhiệm vụ 7: Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người
1. Những việc làm cụ thể giúp đỡ mọi người nơi công cộng




































































2. Chia sẻ cảm xúc của em khi giúp đỡ mọi người nơi công cộng




























2.3 Hoạt động 3: Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh

a. Mục tiêu
: Thể hiện cách ứng xử hành vi thiếu văn minh nơi công cộng. Từ đó, giúp HS vận dụng đế nhắc nhở bản thân và mọi người xung quanh về việc ứng xử văn minh nơi công cộng.

b. Nội dung:

- Nhận biết hành vi đúng sai qua hình ảnh

- Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh nơi công cộng

c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1


2
Chen lấn, không xếp hàng


3
Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe buýt

Vứt rác bừa bãi nơi công cộng

4
Nói chuyện to trong rạp chiếu phim
- CH: Quan sát hình và cho biết: Hình ảnh trên cho các em biết điều gì?
CH: Em hãy cho biết hành vi trên là đúng hay sai? Nếu em gặp trường hợp như vậy thì em sẽ làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện.
- GV quan sát HS, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời của học sinh.
Hình 1. Hành vi trên là sai. Nếu em gặp trường hợp như vậy thì em sẽ khuyên bạn cần xếp hàng theo thứ tự khi mua vé để thể hiện thái độ ứng xử văn minh nơi công cộng.
Giáo viên liên hệ văn hóa xếp hàng ở Việt Nam và Nhật Bản.
Hình 2. Hành vi trên là sai. Nếu em gặp trường hợp như vậy thì em sẽ nhắc nhở bạn nên nhường chỗ cho bà để thể hiện mình là người văn minh, thân thiện.
Hình 3. Hành vi trên là sai. Nếu em gặp trường hợp như vậy thì em sẽ nhắc nhở bạn không nên vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Vì như vậy thể hiện con người thiếu văn minh.
Hình 4. Hành vi trên là sai. Nếu em gặp trường hợp như vậy thì em sẽ nhắc nhở hai bạn nói vừa đủ nghe hoặc im lặng để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh khi xem phim.
GV mở rộng: Ngày nay rất nhiều bạn trẻ thể hiện hành vi thiếu văn minh trong các rạp chiếu phim bằng những việc làm phản cảm, gây bất bình trong dư luận. Các em cần phê phán và nói không với những hành vi trên để thể hiện là con người có lối ứng xử văn minh nơi công cộng.
Nhiệm vụ 8: Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh
























































2.4 Hoạt động 4: Luyện tập

Nhanh tay lẹ mắt







Quan sát hình ảnh và ghi vào nháp những hình ảnh phù hợp với nội dung yêu cầu:

1. Những hình ảnh thể hiện giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

2. Những hình ảnh thể hiện giúp đỡ và chia sẻ với mọi người.

3. Những hình ảnh thể hiện hành vi thiếu văn minh

2.5 Hoạt động 5: Vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Những hình ảnh thể hiện giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​
Những hình ảnh thể hiện giúp đỡ và chia sẻ với mọi người
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​
Những hình ảnh thể hiện
hành vi thiếu văn minh
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​


Hát tập thể bài hát: Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn

Qua bài hát cô muốn nhắn gửi đến các em học sinh thông điệp: “ Xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, an toàn, thân thiện và văn minh”. Đó chính là điều cô mong muốn các em thực hiện được sau bài học hôm nay.

IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….





Duyệt của Hiệu trưởng




Giáo viên dự thi




Phạm Thị Thanh Nga
PHIẾU HỌC TẬP

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN

Tiết 3

NHIỆM VỤ 6: GIỮ GÌN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

NHIỆM VỤ 7: GIÚP ĐỠ VÀ CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI

NHIỆM VỤ 8: ỨNG XỬ TRƯỚC HÀNH VI THIẾU VĂN MINH



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những việc em đã làm để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan ở địa phương.Cảm xúc của em khi thực hiện những việc làm đó.
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………
…………………………………………………………………………


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Những hình ảnh thể hiện giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​
Những hình ảnh thể hiện giúp đỡ và chia sẻ với mọi người
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​
Những hình ảnh thể hiện
hành vi thiếu văn minh
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………​

1687098232498.png



THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---THANH NGA - GVCNL GIỎI.doc
    33.3 MB · Lượt tải : 1
  • YOPO.VN---THANH NGA.GIAO AN.pptx
    48.5 MB · Lượt tải : 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải hđtn 6 chân trời sáng tạo giải hđtn 6 kết nối tri thức giải hđtn lớp 6 giải hđtn lớp 6 cánh diều giải hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo giải hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 3 giải hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 4 giải hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 5 giải hđtn lớp 6 kết nối tri thức giải sách hđtn lớp 6 kết nối tri thức giải sgk hđtn 6 giải sgk hđtn 6 chân trời sáng tạo giáo án hđtn 6 cánh diều giáo án hđtn 6 chân trời sáng tạo giáo án hđtn 6 kết nối tri thức giáo an hđtn 6 kết nối tri thức violet giáo án hđtn lớp 6 kết nối tri thức giáo án hđtt lớp 6 giáo án điện tử hđtn 6 kết nối tri thức hdtn 6 cánh diều hđtn 6 hđtn 6 chân trời sáng tạo hđtn 6 chân trời sáng tạo chủ đề 2 hđtn 6 chân trời sáng tạo chủ đề 3 hđtn 6 chân trời sáng tạo chủ đề 4 hđtn 6 chân trời sáng tạo chủ đề 5 hđtn 6 chân trời sáng tạo chủ đề 6 hđtn 6 chủ đề 3 hđtn 6 chủ đề 3 chân trời sáng tạo hđtn 6 kết nối tri thức hđtn 6 kết nối tri thức chủ đề 4 hđtn 6 kết nối tri thức chủ đề 6 hđtn hn lớp 6 hđtn hn lớp 6 cánh diều hđtn hn lớp 6 chân trời sáng tạo hđtn hn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 3 hđtn hn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 4 hđtn hn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 6 hđtn hn lớp 6 chủ đề 2 hđtn hn lớp 6 chủ đề 3 hđtn hn lớp 6 chủ đề 4 hđtn hn lớp 6 chủ đề 5 hđtn hn lớp 6 chủ đề 6 hđtn hn lớp 6 kết nối tri thức hđtn lớp 6 hđtn lớp 6 bài rèn luyện bản thân hđtn lớp 6 cánh diều hđtn lớp 6 cánh diều chủ đề 5 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo bài 4 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 2 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 3 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 3 trang 29 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 4 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 5 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 6 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo chủ đề 7 hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo pdf hđtn lớp 6 chủ đề 1 hđtn lớp 6 chủ đề 2 hđtn lớp 6 chủ đề 3 hđtn lớp 6 chủ đề 3 chân trời sáng tạo hđtn lớp 6 chủ đề 3 nhiệm vụ 7 hđtn lớp 6 chủ đề 4 hđtn lớp 6 chủ đề 4 chân trời sáng tạo hđtn lớp 6 chủ đề 4 nuôi dưỡng quan hệ gia đình hđtn lớp 6 chủ đề 4 rèn luyện bản thân hđtn lớp 6 chủ đề 5 hđtn lớp 6 chủ đề 5 chân trời sáng tạo hđtn lớp 6 chủ đề 5 em với gia đình hđtn lớp 6 chủ đề 5 kiểm soát chi tiêu hđtn lớp 6 giao tiếp phù hợp hđtn lớp 6 kết nối tri thức hđtn lớp 6 kết nối tri thức chủ đề 3 hđtn lớp 6 kết nối tri thức chủ đề 4 hđtn lớp 6 kết nối tri thức chủ đề 6 hđtn lớp 6 kết nối tri thức với cuộc sống hđtn lớp 6 là môn gì hđtn lớp 6 trang 20 hđtn lớp 6 trang 21 hđtn lớp 6 trang 27 hđtn lớp 6 trang 28 hđtn lớp 6 trang 29 hđtn lớp 6 trang 30 hđtn lớp 6 trang 32 hđtn lớp 6 trang 39 hđtn lớp 6 việc tốt lời hay môn hđtn lớp 6 ppct hđtn 6 ppct hđtn 6 kết nối tri thức ppct môn hđtn lớp 6 sách hđtn lớp 6 sách hđtn lớp 6 cánh diều sách hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo sbt hđtn 6 sbt hđtn lớp 6 sbt hđtn lớp 6 kết nối tri thức sgk hđtn 6 sgk hđtn 6 chân trời sáng tạo sgk hđtn 6 kết nối tri thức sgk hđtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống đề thi môn hđtn lớp 6
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top