- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN HĐTN LỚP 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CẢ NĂM THEO CHỦ ĐỀ 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word, PPT gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án hđtn lớp 6 chân trời sáng tạo về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giới thiệu những nét nổi bật của trường trung học cơ sở.
- Nhận ra được sự thay đổi tích cực, đức tính đặc trưng và giá trị của bản thân trong giai đoạn đầu trung học cơ sở.
- Tự tin thể hiện một số khả năng, sở thích khác của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân,
+ Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
+ Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
+ Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm, tự chủ và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh, tư liệu giới thiệu về nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, các bộ Đoàn, Đội, các bộ phận nhân viên khác trong trường,…
- Hình ảnh SGK các môn học.
- Bảng tổng hợp khảo sát nhanh trên Excel.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (nếu có)
- Hoàn thiện sản phẩm giới thiệu về bản thân (nhiệm vụ 10).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của chủ đề này đối với bản thân.
b) Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa và nội dung của chủ đề
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho cả lớp hát “Em yêu trường em” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV hỏi đáp nhanh cảm xúc của HS về bài hát, về mái trường của em.
- GV cho HS quan sát tranh chủ đề, mô tả cảm xúc của các bạn trong tranh, chia sẻ ý nghĩa của thông điệp ở tranh chủ đề và đọc phần định hướng nội dung trong SGK.
- GV giới thiệu vào chủ đề: Các em đã gắn bó 5 năm dưới mái trường tiểu học, bước sang lớp 6 ở trường trung học cơ sở có gì khác biệt và đặc điểm tâm sinh lý của các em có sự thay đổi gì, để biết được điều này chúng ta tìm hiểu chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Khám phá trường trung học cơ sở của em
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được những thay đổi cơ bản trong môi trường học tập mới nhằm chuẩn bị sẵn sang về mặt tâm lý cho HS trước sự thay đổi.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu môi trường học tập mới.
- Chia sẻ băn khoăn của HS khi bước vào môi trường mới.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản thân
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp các em hiểu sự thay đổi của bản thân và của các bạn về hình dáng, nhu cầu, tính tình,... khi bước vào tuổi dậy thì. Từ đó, các em biết cách rèn luyện để phát triển bản thân và tôn trọng sự khác biệt.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng
- Tìm hiểu nhu cầu bản thân
- Gọi tên tính cách của em
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
CHỦ ĐỀ 1
KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
(4 tiết)
KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giới thiệu những nét nổi bật của trường trung học cơ sở.
- Nhận ra được sự thay đổi tích cực, đức tính đặc trưng và giá trị của bản thân trong giai đoạn đầu trung học cơ sở.
- Tự tin thể hiện một số khả năng, sở thích khác của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân,
+ Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
+ Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
+ Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm, tự chủ và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh, tư liệu giới thiệu về nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, các bộ Đoàn, Đội, các bộ phận nhân viên khác trong trường,…
- Hình ảnh SGK các môn học.
- Bảng tổng hợp khảo sát nhanh trên Excel.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (nếu có)
- Hoàn thiện sản phẩm giới thiệu về bản thân (nhiệm vụ 10).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của chủ đề này đối với bản thân.
b) Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa và nội dung của chủ đề
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho cả lớp hát “Em yêu trường em” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV hỏi đáp nhanh cảm xúc của HS về bài hát, về mái trường của em.
- GV cho HS quan sát tranh chủ đề, mô tả cảm xúc của các bạn trong tranh, chia sẻ ý nghĩa của thông điệp ở tranh chủ đề và đọc phần định hướng nội dung trong SGK.
- GV giới thiệu vào chủ đề: Các em đã gắn bó 5 năm dưới mái trường tiểu học, bước sang lớp 6 ở trường trung học cơ sở có gì khác biệt và đặc điểm tâm sinh lý của các em có sự thay đổi gì, để biết được điều này chúng ta tìm hiểu chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Khám phá trường trung học cơ sở của em
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được những thay đổi cơ bản trong môi trường học tập mới nhằm chuẩn bị sẵn sang về mặt tâm lý cho HS trước sự thay đổi.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu môi trường học tập mới.
- Chia sẻ băn khoăn của HS khi bước vào môi trường mới.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu môi trường học tập mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh nhà trường, thầy cô,... (như yêu cầu trong phần chuẩn bị) và trao đổi với HS xem các em đã biết gì, biết ai; sau đó GV giới thiệu lại cho HS. - GV phỏng vấn nhanh HS về tên các môn học được học ở lớp 6 và tên GV dạy môn học đó ở lớp mình. - GV mời một số HS chia sẻ: Theo em, điểm khác nhau khi học ở trường trung học cơ sở và trường tiểu học là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại những điểm khác biệt cơ bản khi học trung học cơ sở (nhiều môn học hơn; nhiều GV dạy hơn; phương pháp học tập đa dạng hơn;...) và căn dặn HS cố gắng làm quen với sự thay đổi này để học tập tốt hơn. - GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức. - HS ghi bài. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ băn khoăn của HS khi bước vào môi trường mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS trao đổi nhóm về các băn khoăn của bản thân khi bước vào môi trường học tập mới và những người mà các em nên chia sẻ để tháo gỡ khó khăn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập- HS thực hiện yêu cầu. - GV đến các nhóm quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV quan sát và mời đại diện một số em chia sẻ trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV căn dặn HS nên cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ người thân, thầy cô hay bạn bè (GV có thể lấy ví dụ cho phần này). - GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức. - HS ghi bài. | 1. Tìm hiểu môi trường học tập mới - Nhiều môn học hơn; - Nhiều GV dạy hơn; - Phương pháp học tập đa dạng hơn;... => HS cần cố gắng làm quen với sự thay đổi này để học tập tốt hơn. 2. Chia sẻ băn khoăn của HS trước khi vào môi trường mới - Nên cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hồ trợ kịp thời từ người thân, thầy cô hay bạn bè. Ví dụ: Em không nhớ tên thầy cô của các môn học thì em chia sẻ với thầy cô, bạn bè để biết và nhớ tên các thầy cô các bộ môn. |
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp các em hiểu sự thay đổi của bản thân và của các bạn về hình dáng, nhu cầu, tính tình,... khi bước vào tuổi dậy thì. Từ đó, các em biết cách rèn luyện để phát triển bản thân và tôn trọng sự khác biệt.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng
- Tìm hiểu nhu cầu bản thân
- Gọi tên tính cách của em
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng 1.1. Quan sát hình dáng của các bạn trong lớp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho một số HS lên giới thiệu trước lớp về mình thời điểm hiện tại và cách đây 1 năm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bản thân em đã thay đổi như thế nào so với một năm trước? - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận: Các em đang được vào tuổi thiếu niên, là giai đoạn phát triển đặc biệt và sẽ phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Mỗi người có sự phát triển riêng theo hoàn cảnh và mong muốn của bản thân. Chúng ta hãy biết yêu thương và tôn trọng sự khác biệt. - HS ghi bài. 1.2. Chia sẻ về nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác biệt về vóc dáng mỗi người Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về dáng vóc giữa các bạn và mời đại diện các nhóm chia sẻ. Gợi ý: Nguyên nhân có thể là: dậy thì sớm hoặc muộn, di truyền, chế độ ăn uống, độ ngủ nghỉ, tập thể dục, thể thao,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV trao đổi với cả lớp: Sự khác biệt về vóc dáng giữa các bạn trong lớp mang lại ý nghĩa gì đối với chúng ta? Gợi ý: Sự khác biệt tạo nên bức tranh sinh động, chúng ta có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân; cần biết tôn trọng sự khác biệt; hình thức không tạo nên giá trị thực của nhân cách. - GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức. - HS ghi bài. 1.3. Đề xuất và thực hành một số biện pháp rèn luyện thân thể Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời HS đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khoẻ ở tuổi mới lớn của HS, sau đó tổng hợp đề xuất của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV có thể bổ sung một số biện pháp rèn luyện sức khoẻ phù hợp. - GV cho HS cả lớp thực hiện một hoạt động vận động tại chỗ giúp HS đỡ mệt mỏi và điều chỉnh tư thế đúng để không bị cong, vẹo cột sống. - GV mời 1 HS khái quát các biện pháp rèn luyện thân thế. - GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức. - HS ghi bài. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhu cầu bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chuẩn bị thẻ Bingo theo mẫu sau: - GV hướng dẫn cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, các bạn chia sẻ với nhau về mong muốn của mình ở lớp học , trường học mới. Sau đóGV sẽ mời một bạn bất kì trong nhóm đứng dậy chia sẻ lại trước lớp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - Nếu còn thời gian, GV có thể cho HS chơi lần thứ hai. Lần này tìm hiểu thêm các bạn khác, không trùng tên các bạn đã lựa chọn trong lần thứ nhất. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương cả lớp và ghi nhận những bạn về nhất, nhì,... - GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức. - HS ghi bài. Nhiệm vụ 3: Gọi tên tính cách của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu một số tính cách và yêu cầu HS phân loại các tính cách thành: những tính cách tạo thuận lợi và những tính cách gây cản trở cho em trong sinh hoạt hằng ngày. - GV cho học sinh vẽ một cái cây, vẽ 3 quả và ghi vào đó 3 tính cách tốt, vẽ 3 con sâu và ghi vào đó 3 tính cách chưa tốt của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Em cần làm gì để rèn luyện những tính cách tốt? - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại ý nghĩa của việc rèn luyện để có những tính cách tốt. - HS ghi bài. | 1. Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng - Các em đang bước vào tuổi thiếu niên, là giai đoạn phát triển đặc biệt và sẽ phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Mỗi người có sự phát triến riêng theo hoàn cảnh và mong muốn cùa bản thân, chúng ta hãy biết yêu thương bản thân và tôn trọng sự khác biệt. - Nguyên nhân có thể là: dậy thì sớm hoặc muộn, di truyền, chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ, tập thể dục, thể thao,... - Sự khác biệt tạo nên bức tranh sinh động: chúng ta có thế hỗ trợ, giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân; cần biết tôn trọng sự khác biệt, hình thức không tạo nên giá trị thực của nhân cách... 2. Tìm hiểu nhu cầu bản thân - Chúng ta có những nhu cầu khác nhau nhưng cũng có rất nhiêu nhu cầu giống nhau. Ai cũng truốn nược yêu thưởng, vậy chúng ta nên luôn yêu thương nhau để tất cả đều được hạnh phúc. Ví dụ : Bạn A + Muốn được yêu thương + Mong mình và các bạn luôn giúp đỡ và chơi với nhau + Mong muốn được đối xử công bằng + Mong được ghi nhận khi có sự tiến bộ + Mong mình và các bạn đều học giỏi,... => Mỗi người có nhu cầu của mình. Hãy cố gắng chia sẻ điều mình muốn để bạn có thể hiểu mình hơn, từ đó chúng ta có mối quan hệ thân thiện với nhau hơn. 3. Gọi tên tính cách của em - Tính cách tạo thuận lợi: + Vui vẻ + Tự tin + Thân thiện + Thông minh + Nhanh nhẹn + Cẩn thận,... - Tính cách tạo khó khăn: + Khó tính + Lầm lì, ít nói + Chậm chạp,... - Cần rèn luyện mỗi ngày các tính cách tốt, cải thiện tính cách xấu sẽ giúp cho mọi việc trong cuộc sống hằng ngày diễn ra thuận lợi, vui vẻ,...(luôn suy nghĩ tích cực, mở lòng chia sẻ cùng mọi người,...) |
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn----CHU DE 1 -LỚP 6.pptx7.7 MB · Lượt tải : 4
- yopo.vn----CHU DE 2 -LỚP 6.pptx37.5 MB · Lượt tải : 5
- yopo.vn----CHỦ ĐỀ 3 -LỚP 6.pptx96.2 MB · Lượt tải : 6
- yopo.vn----CHU DE 4 - LỚP 6.pptx16.2 MB · Lượt tải : 6
- yopo.vn----CHU DE 5 -LỚP 6.pptx4.3 MB · Lượt tải : 4
- yopo.vn----CHU DE 6 -LỚP 6.pptx161 MB · Lượt tải : 5
- yopo.vn----CHU DE 7 -LỚP 6.pptx905.4 MB · Lượt tải : 3
- yopo.vn----CHU DE 8 -LỚP 6.pptx76.2 MB · Lượt tải : 3
- yopo.vn----CHU DE 9 -LỚP 6.pptx4.3 MB · Lượt tải : 2
- yopo.vn----HĐTN 6 - WORD.zip7.5 MB · Lượt tải : 8