Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Hoạt đông trải nghiệm cho học sinh lớp 4 CTST CHỦ ĐỀ 7. GẮN KẾT GIA ĐÌNH - QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ được soạn dưới dạng file word ,pptx gồm 9 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 7. GẮN KẾT GIA ĐÌNH - QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ


YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, học sinh:


- Tạo được gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình bằng cách khác nhau

- Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ bản thân với các thành viên trong gia đình trong một số tình huống đơn giản

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Phẩm chất trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân và gia đình, yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác



TUẦN 24: CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Xác định được một số việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phóng to về gia đình, về người phụ nữ tiêu biểu và về những việc làm gắn kết yêu thương

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

- GV: Máy tính, tivi

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

III . CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
- GV giới thiệu về bài hát, đưa ra một số nội dung bài hát có liên quan tới sự gắn kết gia đình


- HS lắng nghe bài hát

- Trao đổi sau khi nghe hết bài hát:
+ Bài hát mô tả gì?
+ Theo em, hoạt động nào thể hiện sự gắn kết yêu thương với gia đình

- GV giới thiệu: Khác với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi tiểu học cho phép chúng ta đến trường vui học mỗi ngày, được gần thây cô, bạn bè, được tham gia vào các hoạt động ở trường. Mặc dù vậy, trong mỗi chúng ta, gia đình là mái ấm, là nơi để kết nối yêu thương vì vậy chúng ta cần yêu thương gia đình, yêu thương mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi ngày đi học về, em hãy làm một việc có ý nghĩa để nâng cao giá trị bản thân và gia đình


- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 1. Nhận diện những gắn kết yêu thương trong gia đình
1. Trò chơi “ gắn kết yêu thương”
- GV chia nhóm 4-6, đưa ra yêu cầu về trò chơi “ gắn kết yêu thương”
- HS được yêu cầu thực làm việc theo nhóm”
+ Một số bạn đóng vai “ cơn bão”, các bạn còn lại kết thành nhóm 3.
+ Quản trò hô “ Gia đình”, hai bạn trong nhóm 3 sẽ tạo hình mái nhà, còn 1 bạn đóng vai người con đứng trong nhà
+ Quản trò hô “ bão đến, bão đến” và các bạn đóng vai cơn bão sẽ đến các nhóm và tìm cách tách mái nhà
+ Các nhóm phải cùng nhau giữ “ Mái nhà”, “ Mái nhà” nào được giữ sẽ thắng.


- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. Mái nhà nào không bị cơn báo tách ra là mái nhà đó bền vững và đội đó thắng
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Trò chơi muốn chuyển đến chúng ta thông điệp gì?
+ Sự gắn kết mái nhà sẽ giúp mái nhà như thế nào,
+ Chi tiết nào trong trò chơi thể hiện sức mạnh của sự gắn kết?



Học sinh trả lời câu hỏi
2. Chia sẻ những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình
GV đưa ra gợi ý, nhân ngày 8.3, học sinh tự lựa chọn việc làm gắn kết gia đình mà em đã làm để chia sẻ
- GV đưa ra gợi ý:
+ Những việc làm của em với gia đình
+ Những việc làm của người thân với em
+ Những việc làm của em với người thân
- HS làm việc nhóm 4 đến 6, lựa chọn việc làm gắn kết gia đình mà em đã thực hiện và chia sẻ trước cả lớp
Dự kiến:
- Tên việc làm gắn kết gia đình mà em đã làm
- Mô tả việc làm đó
- Nhận xét của em về giá trị của những việc làm gắn kết gia đình đó
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm chia sẻ trước lớp.- Mỗi nhóm 1 đại diện trình bày về phần được phân công của nhóm mình
- Nhóm còn lại nghe và góp ý
- GV tổng kết hoạt động: Để rèn luyện bản thân biết yêu thương, chia sẻ, biết tôn trọng giá trị của gia đinh học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương. Thông qua sự rèn luyện đó, học sinh sẽ có thói quen chia sẻ, thói quen yêu thương giúp đỡ mọi người từ đó hình thành các năng lực giúp phát triển nhân cách cá nhân
Hoạt động 2. Xác định một số cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình
1 Trình bày cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình
- GV mời một vài HS đọc to yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 2 chủ đề 7, tuần 24 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của các HS trong lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm.
1. Trao đổi lựa chọn những tình huống tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
2. Thảo luận với các bạn trong nhóm về các tình huống tạo sự gắn kết yêu thương bên gia đình
- Nội dung tình huống
- Các việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình
- Cảm nhận của những người trong tình huống đó
- Xác định các cách tạo sự yêu thương khác






- HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2, tuần 24, chủ đề 7 trong trong SGK HĐTN4.

- HS tự hoàn thành yêu cầu của giáo viên
- GV mời đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thực hiện yêu cầu của GV- Đại điện nhóm chia sẻ trước lớp
- Các nhóm khác chuẩn bị nhận xét nội dung bạn vừa trình bày.
2. Tổng hợp những việc em có thể thực hiện để tạo sự gắn kết yêu thương giữa người thân trong gia đình
- Việc làm 1: Lên kế hoạch chung cho các hoạt động;
- Việc làm 2: Chia sẻ với bố mẹ suy nghĩ của mình
- Việc làm 3: Cùng nhau tạo niềm vui cho người thân trong gia đình

- Học sinh làm việc theo nhóm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Viết ra những việc em có thể thực hiện để tạo sự gắn kết yêu thương giữa người thân trong gia đình
- GV mời đại diện một vài nhóm trình bày một số việc làm tạo sự gắn kết yêu thương giữa người thân trong gia đình- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- Các nhóm khác chuẩn bị nhận xét nội dung bạn vừa trình bày.
- GV tổng kết hoạt động:
+ Giá trị gia đình là một trong những giá trị truyền thống, tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình là góp phần phát triển giá trị truyền thống
- Học sinh cần xác định những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình, rèn luyện bản thân có thói quen thực hiện những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình là cần thiết thông qua đó, học sinh hiểu được giá trị của gia đình, có được năng lực hợp tác, năng lực lập kế hoạch và năng lực giải quyêt vấn đề

- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Yêu thương gia đình là một trong những phẩm chất đạo đưc tốt đẹp của con người Việt Nam. Học sinh tiểu học cần phải biết nhận diện những gắn kết yêu thương trong gia đình, biết xác định một số cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình.

- Chúng ta cùng nhau thực hiện tốt nền nếp ở trường và ở nhà, Xứng đáng trở thành những người con ngoan, những học trò giỏi






SINH HOẠT LỚP​

Tuần 24. CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3

(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Xác định được một số việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình

Góp phần hình thành và phát triển:

- Năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý thời gian, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần cũ và phương hướng hoạt động tuần mới
a. Sơ kết tuần 24
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 24.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét.
b. Phương hướng tuần 25
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Vẽ tranh về những việc làm tạo sự gắn kết giữa những người thân trong gia đình.
1. Lựa chọn việc em thích thực hiện nhất để tạo sự gắn kết với người thân trong gia đình
Giáo viên gợi ý:

+ Học sinh ghi lại việc mình thích thực hiện nhất để tạo sự gắn kết với người thân trong gia đình ra giấy.
+ Học sinh trình bày việc mình thích thực hiện nhất.


- Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
2. Vẽ và chia sẻ bức tranh về việc làm đó của em trước cả lớp.
- GV yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về việc làm em thích nhất để tạo sự gắn kết giữa người thân tron gia đình
Gợi ý:
-Tranh được vẽ thể hiện tình huống trong đó có việc làm tạo sự gắn kết giữ người thân trong gia đình mà em thích nhất
-Yêu cầu học sinh trình bày nội dung bức tranh và những việc làm gắn kết giữa người thân tron gia đình


- Học sinh trình bày nội dung được yêu cầu.
- Các bạn còn lại nhận xét nội dung nhóm vừa trình bày.
3. Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát những việc làm thể hiện rèn luyện thói quen tư duy khoa học
- Báo cáo việc thực hiện quy định nền nếp sinh hoạt ở trường,
- Tóm tắt kinh nghiệm của các em trong rèn thói quen tư duy khoa học.







CHỦ ĐỀ 7. GẮN KẾT GIA ĐÌNH - QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ


YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, học sinh:


- Tạo được gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình bằng cách khác nhau

- Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ bản thân với các thành viên trong gia đình trong một số tình huống đơn giản

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Phẩm chất trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân và gia đình, yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác



TUẦN 25: CHƯƠNG TRÌNH “ LỜI NHẮN NHỦ YÊU THƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Xác định được một số việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phóng to về gia đình, về người phụ nữ tiêu biểu và về những việc làm gắn kết yêu thương

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

- GV: Máy tính, tivi

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

III . CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Mẹ ơi có biết con yêu mẹ nhiều”
- GV giới thiệu về bài hát, đưa ra một số nội dung bài hát có liên quan tới sự gắn kết gia đình, quý trọng phụ nữ


- HS lắng nghe bài hát

- Trao đổi sau khi nghe hết bài hát:
+ Bài hát nói về ai?
+ Theo em, “người con” trong bài hát thể sự gắn kết yêu thương với gia đình, với mẹ như thế nào

- GV giới thiệu: Trong gia đình, cha và mẹ là người đã dành cả cuộc đời để yêu thương che trở cho chúng ta, trong đó, mẹ là người luôn hy sinh, lo lắng cho chúng con. Mỗi khi con ốm đau, mệt mỏi, mỗi khi con cảm thấy cô đơn, con đều muốn tìm về bên mẹ. Gia đình như mái nhà trong đó cha mẹ là chỗ dựa vì vậy chúng ta phải biết yêu thương, tôn trọng gia đình, quý trọng người phụ nữ


- HS trả lời theo suy nghĩ và chia sẻ về tình cảm mà em dành cho mẹ​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 3. Lập kế hoạch thực hiện những việc làm để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
1. Xác định những việc em sẽ tiếp tục thực hiện để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
- HS được yêu cầu thực làm việc theo nhóm”
Gợi ý:
+ Ghi ra những mong muốn gắn kết yêu thương của em với người thân trong gia đình.
+ Ghi ra những việc em đã làm để gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
+ Xác định những việc em sẽ tiếp tục thực hiện để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình.


- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Gv yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm
  • Đại diện các nhóm trình bày
  • Các nhóm còn lại góp ý
2. Lập bản kế hoạch thực hiện những việc làm để tạo sự gắn kết yêu thương với
GV chia nhóm 4-6 học sinh, đưa ra gợi ý, học sinh được yêu cầu lập kế hoạch thực hiện những việc làm để tạo sự gắn kết yêu thương
- GV đưa ra gợi ý:
+ 4 cột, mỗi cột một thông tin: Tên việc làm, thời gian thực hiện, cách thực hiện, điều cần lưu ý
+Các hàng thể hiện tên việc làm
- HS làm việc nhóm 4 đến 6, lập kế hoạch thực hiện những việc làm để tạo sự gắn kết yêu thương
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm chia sẻ trước lớp.- Mỗi nhóm 1 đại diện trình bày về phần được phân công của nhóm mình
- Nhóm còn lại nghe và góp ý
- GV tổng kết hoạt động: Để rèn luyện bản thân biết yêu thương, chia sẻ, biết tôn trọng giá trị của gia đinh học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương. Lập kế hoạch thực hiện các việc gắn kết yêu thương giúp chúng ta có thói quen chia sẻ, thói quen tôn trọng gia đình, tôn trọng người phụ nữ. Đó là những thói quen tạo nên nhân cách tốt đẹp của một học sinh
Hoạt động 4. Thực hành thể hiện sự gắn kết yêu thương với người em yêu quý
1 Cùng bạn sắm vai xử lý các tình huống sau
- GV mời một vài HS đọc to yêu cầu của nhiệm vụ 2, hoạt động 4 chủ đề 7, tuần 25 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của các HS trong lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm.
1. Thảo luận với bạn trong nhóm vê tình huống
2. Sắm vai các nhân vật trong tình huống được đưa ra
- Nội dung tình huống
- Các việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình
- Xác định các cách tạo sự yêu thương
- Thể hiện sự gắn kết yêu thương






- HS đọc nhiệm vụ 2, hoạt động 4, tuần 25, chủ đề 7 trong trong SGK HĐTN4.

- HS tự hoàn thành yêu cầu của giáo viên
- GV mời đại diện một vài nhóm sắm vai thực hiện tình huống- Các nhóm diễn tập tình huống
- Các nhóm khác chuẩn bị nhận xét nội dung nhóm bạn vừa trình bày.
2. Chia sẻ những điều em đã học được sau khi sắm vai trong các tình huống
Gợi ý

- Giới thiệu về tình huống
- Hoạt động nào của nhân vật thể hiện sự gắn kết yêu thương
- Cảm nhận của em khi là nhân vật trong tình huống trên

- Học sinh làm việc theo nhóm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Viết ra những việc điều em đã học được sau các tình huống trên
- GV mời một số em trình bày- Học sinh trình bày, các học sinh khác lắng nghe góp ý
- GV tổng kết hoạt động:
+ Giá trị gia đình là một trong những giá trị truyền thống, tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình là góp phần phát triển giá trị truyền thống
- Học sinh cần xác định những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình, rèn luyện bản thân có thói quen thực hiện những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình.
- Lập kế hoạch để thực hiện những việc làm gắn kết yêu thương sẽ giúp ta luôn có trách nhiệm với gia đình, người thân

- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Yêu thương gia đình là một trong những phẩm chất đạo đưc tốt đẹp của con người Việt Nam. Học sinh tiểu học cần phải biết nhận diện những gắn kết yêu thương trong gia đình, biết xác định một số cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình.

- Chúng ta cùng nhau thực hiện tốt nền nếp ở trường và ở nhà, Xứng đáng trở thành những người con ngoan, những học trò giỏi






SINH HOẠT LỚP​

Tuần 25. CHƯƠNG TRÌNH “ LỜI NHẮN NHỦ YÊU THƯƠNG”

(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Xác định được một số việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình

- Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương

- Biết chia sẻ, biết nói những lời yêu thương với người thân

Góp phần hình thành và phát triển:

- Năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý thời gian, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần cũ và phương hướng hoạt động tuần mới
a. Sơ kết tuần 25
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 25.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét.
b. Phương hướng tuần 26
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Báo cáo kết quả những việc làm để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
1. Viết tên những việc em đã làm để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình vào bảng theo dõi của em
Giáo viên gợi ý:

- Học sinh ghi lại việc mình đã làm để tạo sự gắn kết với người thân trong gia đình vào bảng theo dõi cá nhân.


- Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
2. Trao đổi với bạn về việc em đã làm để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
Gợi ý:
- Tình huống mà em làm việc thể hiện sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình.
-Em đã thể hiện như thế nào, thể hiện với ai
- Em cảm nhận gì sau khi mình đã làm những việc đó


- Học sinh trình bày nội dung được yêu cầu.
- Các bạn còn lại nhận xét nội dung nhóm vừa trình bày.
3. Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát những việc làm thể hiện rèn luyện gắn kết yêu thương với gia đình
- Nhận xét về việc lập kế hoạch thể hiện sự gắn kết yêu thương của học sinh
- Đưa ra những gợi ý, nhưng yêu cầu để học sinh chủ động thực hiện những việc làm gắn kết yêu thương với gia đình.














TUẦN 26: GIAO LƯU VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những nét đẹp nhân cách của người tiêu biểu

- Xác định được một số việc làm để chia sẻ yêu thương với mọi người

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phóng to về gia đình, về người phụ nữ tiêu biểu và về những việc làm gắn kết yêu thương

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

- GV: Máy tính, tivi

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

III . CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”
- GV giới thiệu về ý nghĩa trò chơi,
- Tổ chức trò chơi
Gợi ý
  • GV chia hai đội chơi, xếp hàng thẳng
  • Mỗi đội sẽ được phát một “vật truyền tay” cho người đứng đầu hàng
  • Khi phát lệnh, người đứng đầu hàng sẽ chạy vòng qua bục sau đó chạy lại đưa “vật truyền tay” cho người đứng đầu hàng mình và đứng ra ngoài cổ vũ đội
  • Đội nào kết thúc trước sẽ chiến thắng


- HS lắng nghe hướng dẫn và thực hiện trò chơi
- Trò chơi diễn ra trong 7-10 phút

- GV đưa ra câu hỏi
+ Em thấy điềm gì đặc biệt cần lưu ý ở người chơi
+ Theo em, làm thế nào để đội mình chiến thắng
+ Kĩ năng nào là kĩ năng quan trọng nhất khi tham gia trò chơi?


- HS trả lời theo yêu của giáo viên​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 5. Chia sẻ cảm xúc trong ứng xử với các thành viên trong gia đình
1. Kể lại một tình huống em đã thể hiện cảm xúc, suy nghĩ trong ứng xử với thành viên trong gia đình
- HS được yêu cầu thực làm việc cá nhân
Gợi ý:
+ Chọn thẻ cảm xúc (vui, buồn, xấu hổ, tức giận…)
+ Kể lại tình huống làm em có cảm xúc đó
+ Nêu suy nghĩ và cách ứng xử của em khi đó.
+ Trao đổi kinh nghiệm em rút ra từ tình huống đó


- Học sinh được gọi lên theo thẻ cảm xúc
- Học sinh trình bày tình huống làm em có cảm xúc
- Trao đổi kinh nghiệm của em rút ra từ tình huống đó
Gv yêu cầu một số học sinh lên trình bảyHọc sinh trình bày, các bạn khác góp ý
2. Nêu suy nghĩ của em về tình huống mà bạn chia sẻ
Gợi ý:
- Nêu suy nghĩ và cách ứng xử của em khi gặp tình huống giống bạn chia sẻ.
- Kinh nghiệm rút ra từ tình huống bạn chia sẻ


Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- GV tổng kết hoạt động: Để rèn luyện bản thân biết yêu thương, chia sẻ, biết tôn trọng giá trị của gia đinh học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương. Lập kế hoạch thực hiện các việc gắn kết yêu thương giúp chúng ta có thói quen chia sẻ, thói quen tôn trọng gia đình, tôn trọng người phụ nữ. Đó là những thói quen tạo nên nhân cách tốt đẹp của một học sinh
Hoạt động 6. Tìm hiểu khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình
1 Nhận xét về cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mỗi thành viên trong gia đình các bạn qua mỗi câu chuyện sau
Giáo viên đưa ra hai câu chuyện, yêu cầu học sinh nghe và thảo luận.
- Nhận xét về suy nghĩ, cảm xúc của mỗi thành viên trong gia đình rồi ghi ra giấy
- GV yêu cầu học sinh nhận xét về cách thể hiện cảm xúc của mỗi thành viên trong gia đình qua câu chuyện trên


- HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 6, tuần 26, chủ đề 7 trong trong SGK HĐTN4.

- HS tự hoàn thành yêu cầu của giáo viên
- GV mời một số bạn trình bàyHS trình bày, các bạn còn lại nghe và bổ sung
2. Nếu là các bạn trong mỗi câu chuyện em sẽ điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào? Vì sao?
Gợi ý

- Chia sẻ cảm nghĩ của em về câu chuyện
- Nhận xét những việc làm của nhân vật chính trong chuyện
- Chia sẻ những việc em sẽ làm nếu là em trong câu chuyện trên

- Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Viết ra những việc điều em đã học được sau các tình huống trên
- GV tổng kết hoạt động:
+ Giá trị gia đình là một trong những giá trị truyền thống, tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình là góp phần phát triển giá trị truyền thống
- Học sinh cần xác định những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình, rèn luyện bản thân có thói quen thực hiện những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình.

- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Yêu thương gia đình là một trong những phẩm chất đạo đưc tốt đẹp của con người Việt Nam. Học sinh tiểu học cần phải biết nhận diện những gắn kết yêu thương trong gia đình, biết xác định một số cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình.

- Chúng ta cùng nhau thực hiện tốt nền nếp ở trường và ở nhà, Xứng đáng trở thành những người con ngoan, những học trò giỏi






SINH HOẠT LỚP​

Tuần 26. GIAO LƯU VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG

(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Cảm nhận được cảm xúc khi gắn kết yêu thương trong gia đình

- Nhận diện được cảm xúc của mỗi thành viên trong gia đình

Góp phần hình thành và phát triển:

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần cũ và phương hướng hoạt động tuần mới
a. Sơ kết tuần 26
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 26.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét.
b. Phương hướng tuần 27
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn”
1. Tham gia trò chơi theo nhóm
Giáo viên chia nhóm để tổ chức trò chơi
Giáo viên gợi ý:
-
Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép bất kỳ có nội dung điều chỉnh cảm xúc với người thân trong gia đình.
- Trả lời được câu hỏi thì mảnh ghép sẽ mở ra.
- Nhóm nào trả lời được nhiều câu hơn sẽ thắng cuộc.


- Học sinh nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi
2. Nêu cảm nhận của em sau khi chơi
- GV yêu cầu học sinh thiết kế mảnh ghép trò chơi theo chủ để “ Lời nhắn nhủ yêu thương”
Gợi ý:
- Phần nào trong trò chơi em thấy ấn tượng nhất?
- Trò chơi muốn chuyển đến em thông điệp gì?
- Cảm nhận của em khi tham gia trò chơi?


- Học sinh trình bày nội dung được yêu cầu.
- Các bạn còn lại nhận xét nội dung nhóm vừa trình bày.
3. Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát những việc làm thể hiện rèn luyện gắn kết yêu thương với gia đình
- Hiểu được cảm xúc khi trao “ lời nhắn nhủ yêu thương”
- Hiểu được cảm xúc của người nhận được “lời nhắn nhủ yêu thương”
- Học sinh cam kết thực hiện những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ và những việc làm gắn kết yêu thương gia đình








TUẦN 27: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được cảm xúc chia sẻ lời yêu thương trong gia đình

- Xác định được một số việc làm để chia sẻ yêu thương trong gia đình

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm, năng lực hợp tác

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phóng to về gia đình, về người phụ nữ tiêu biểu và về những việc làm gắn kết yêu thương

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

- GV: Máy tính, tivi

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm

III . CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “ Gặp mẹ trong mơ”
- GV yêu cầu học sinh nhìn lên màn hình, nghe lời bài hát để cảm nhận cảm xúc của mình


- HS lắng nghe hướng dẫn và làm theo hướng dẫn của giáo viên​
- GV đưa ra câu hỏi
+ Em cảm nhận gì về tình huống trong bài hát
+ Em thấy hình ảnh của những ai trong bài hát, hãy nói nên tình cẩm của các thành viên gia đình trong bài hát
+ Em cảm nhận gì về bài hát, nghe xong bài hát em có cảm nghĩ gì


- HS trả lời theo yêu của giáo viên​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 7. Giao lưu với đại diện cha mẹ học sinh về việc điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
1. Nghe đại diện cha mẹ học sinh chia sẻ về việc điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ trong một tình huống ở gia đình
- HS được yêu cầu thực làm việc cá nhân
Gợi ý:
GV tổ chức buổi giao lưu
GV đưa ra mục đích buổi giao lưu.
GV đưa ra mong muốn đối với phụ huynh.
Phụ huynh chia sẻ tình huống.
GV tổng kết nội dung chia sẻ.
GV hỏi học sinh:
+ Nêu cảm nhận của em về tình huống phụ huynh vừa chia sẻ
+ Nếu là em, em sẽ làm gì trong tình huống vừa được phụ huynh chia sẻ


- Học sinh lắng nghe và thực hiện theo yêu cẩu của giáo viên
Gv yêu cầu một số học sinh lên trình bảyHọc sinh trình bày, các bạn khác góp ý
2. Đặt câu hỏi với đại diện cha mẹ học sinh về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ trong một số tình huống
Gợi ý:
- GV gợi ý học sinh hỏi phụ huynh một số câu hỏi liên quan đến điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ trong một số tình huống
- PH trả lời
- GV tổng kết cho học sinh


Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- GV tổng kết hoạt động: Để rèn luyện bản thân biết yêu thương, chia sẻ, biết tôn trọng giá trị của gia đinh học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương. Việc điều chỉnh những cảm xúc cá nhân để luôn cảm thấy yêu thương, trân trọng người trong gia đình giúp cho học sinh luôn có được sự yêu thương, chia sẻ từ những người xung quanh
Hoạt động 8. Thực hành sự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với thành viên trong gia đình
1 . Cùng sắm vai các tình huống sau
Giáo viên đưa ra hai tình huống, yêu cầu học sinh nghe và thảo luận.
Gợi ý:
+ GV phân nhóm 4 đến 6 học sinh
+ Học sinh được yêu cầu đọc tình huống
+ Học sinh thảo luận đóng vai trong các tình huống
+ Đại diện nhóm học sinh sẽ trình bày
+ Các nhóm chuẩn bị nhận xét cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong mỗi tình huống trên


- HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 8, tuần 27, chủ đề 7 trong trong SGK HĐTN4.

- HS tự hoàn thành yêu cầu của giáo viên
- GV mời đại diện nhóm trình bàyCác nhóm còn lại nghe và bổ sung
2. Chia sẻ về việc em đã điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi sắm vai trong các tình huống sau
Gợi ý

- Gv đọc tình huống
- Yêu cầu HS mô tả lại tình huống
- Chia sẻ cảm xúc của em khi sắm vai trong các tình huống trên

- Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Trình bày theo nhóm những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân khi sắm vai trong các tình huống
- GV tổng kết hoạt động:
+ Giá trị gia đình là một trong những giá trị truyền thống, tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình là góp phần phát triển giá trị truyền thống
- Nhiều tình huống trong cuộc sống gia đình thường ngày sẽ cho em các cảm xúc vui buồn khác nhau, việc đặt mình vào vị trí người đối diện, cảm nhận mong muốn của họ sẽ thấy được những điều mong muốn và hãy cư xử như thế để gắn kết yêu thương





- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Yêu thương gia đình là một trong những phẩm chất đạo đưc tốt đẹp của con người Việt Nam. Học sinh tiểu học cần phải biết nhận diện những gắn kết yêu thương trong gia đình, biết xác định một số cách tạo sự gắn kết yêu thương giữa những người thân trong gia đình.
Biết kìm điều chỉnh cảm xúc để có những việc làm vá lời nói thể hiện sự yêu thương với người thân trong gia đình

- Chúng ta cùng nhau thực hiện tốt nền nếp ở trường và ở nhà, Xứng đáng trở thành những người con ngoan, những học trò giỏi






SINH HOẠT LỚP​

Tuần 27. BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được những việc làm gắn kết yêu thương trong gia đình

- Cảm nhận được cảm xúc khi gắn kết yêu thương trong gia đình

- Biết điều chỉnh càm xúc để có thái độ và hành vi phù hợp

Góp phần hình thành và phát triển:

- Năng lực hợp tác, năng lực khai thác thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần cũ và phương hướng hoạt động tuần mới
a. Sơ kết tuần 27
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 27
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét.
b. Phương hướng tuần 28
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Trò chơi “Hái hoa dân chủ chủ đề “ Gắn kết gia đình – Quý trọng phụ nữ”
1. Lựa chọn một bông hoa và thực hiện yêu cầu viết trên đó
Giáo viên yêu cầu học sinh
- Lực chọn bông hoa trên cây được chuẩn bị trước, mở bông hoa và nói lên yêu cầu viết trong đó
- Học sinh thực hiện yêu cầu vưa đọc trong bông hoa em hái được
- Giáo viên nhận xét


- Học sinh nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi
2. Chia sẻ với bạn điều em đã làm để thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình và quý trọng phụ nữ
Giáo viên yêu cầu học sinh
+ Kể về một tình huống đã xảy ra liên quan tới việc em thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình và quý trọng phụ nữ;
+ Chia sẻ với bạn điều em đã làm để thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình và quý trọng phụ nữ



- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên
Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bảy trước lớp- Học sinh trình bày nội dung được yêu cầu.
- Các bạn còn lại chia sẻ cảm nghĩ nếu được yêu cầu
3. Đánh giá hoạt động : Em tự đánh giá mức độ thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý
Giáo viên gợi ý :

  • Đánh giá các hoạt động sau theo 3 mức với biểu tượng ngôi sao
  • Mức 1, 3 ngôi sao: hoàn thành tốt
  • Mức 2, 2 ngôi sao: hoàn thành
  • Mức 3, 1 ngôi sao: chưa hoàn thành
Các nội dung đánh giá:
  • Nêu cách tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
  • Lập kế hoạch và thực hiện những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình
  • Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ với người thân trong gia đình trong một số tình huống đơn giản
  • Thực hành thể hiện sự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ với người thân trong gia đình



Học sinh thực hiện theo yêu cầu cùa giáo viên
3: Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát những việc làm thể hiện rèn luyện gắn kết yêu thương với gia đình
- Biết thể hiện cảm xúc yêu thương khi thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình và quý trọng phụ nữ
- Học sinh cam kết thực hiện những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ và những việc làm gắn kết yêu thương gia đình










1686907059025.png

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 7 tập 1.zip
    13.4 MB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 7 tập 2.zip
    7.9 MB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 7 tập 3.zip
    13 MB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo án atgt lớp 4 giáo án bật qua vật cản lớp 4 5 tuổi giáo án bật xa 35-40cm lớp 4 tuổi giáo án chăm sóc rau hoa lớp 4 giáo án chuyền bóng qua chân lớp 4 tuổi giáo án giải quyết vấn đề lớp 4 giáo án hđngll lớp 4 violet giáo án kể chuyện lớp 4 con vịt xấu xí giáo án khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì giáo án khoa học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp cái đu giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp xe nôi giáo án kĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 trồng cây rau hoa giáo án làm quen với toán lớp 4-5 tuổi giáo án lớp 4 giáo án lớp 4 bài danh từ giáo án lớp 4 bài de mèn bênh vực kẻ yếu tập 1 giáo án lớp 4 bài dòng sông mặc áo giáo án lớp 4 bài luyện tập trang 128 giáo án lớp 4 bài ngắm trăng giáo án lớp 4 bài ông trạng thả diều giáo án lớp 4 bài thành phố huế giáo án lớp 4 bài văn hay chữ tốt giáo án lớp 4 cả năm giáo án lớp 4 cả năm 2017 violet giáo án lớp 4 cả năm theo công văn 2345 giáo an lớp 4 cả năm theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 cả năm violet giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng violet giáo án lớp 4 có năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 có tích hợp giáo án lớp 4 công văn 2345 giáo án lớp 4 cv 2345 giáo án lớp 4 cv 3969 giáo án lớp 4 dạy online giáo án lớp 4 dế mèn bênh vực kẻ yếu giáo án lớp 4 family and friends giáo án lớp 4 giảm tải giáo án lớp 4 hiện hành giáo án lớp 4 học kì 1 giáo án lớp 4 học kì 2 giáo án lớp 4 khoa học giáo án lớp 4 kì 2 giáo án lớp 4 mới nhất giáo án lớp 4 môn âm nhạc giáo án lớp 4 môn khoa học giáo án lớp 4 môn khoa học theo công văn 2345 giáo án lớp 4 môn kĩ thuật giáo án lớp 4 môn lịch sử giáo án lớp 4 môn thể dục giáo an lớp 4 môn tiếng việt giáo an lớp 4 môn toán giáo án lớp 4 môn địa lí giáo án lớp 4 năm 2020 giáo án lớp 4 năm 2021 giáo án lớp 4 người tìm đường lên các vì sao giáo án lớp 4 nhân với số có một chữ số giáo án lớp 4 phát triển năng lực giáo án lớp 4 phát triển năng lực học sinh giáo án lớp 4 phép cộng giáo án lớp 4 phép trừ giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 soạn theo công văn 3969 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 5512 giáo án lớp 4 soạn theo cv 2345 giáo án lớp 4 soạn theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 soạn theo năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 cả năm giáo an lớp 4 theo công văn 2345 họa tiêu giáo án lớp 4 theo công văn 2345 mới nhất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn khoa học giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn thể dục giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn tiếng anh giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn toán giáo án lớp 4 theo công văn 2345 soạn ngang giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 1 giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 9 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 theo công văn 2345 vnen giáo án lớp 4 theo công văn 3969 giáo án lớp 4 theo cv 2345 giáo án lớp 4 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 theo tuần giáo án lớp 4 tiếng anh giáo án lớp 4 tiếng việt giáo án lớp 4 tuần 1 giáo án lớp 4 tuần 1 violet giáo án lớp 4 tuần 12 giáo án lớp 4 tuần 2 giáo án lớp 4 tuần 2 violet giáo án lớp 4 tuần 3 giáo án lớp 4 tuần 5 giáo án lớp 4 tuần 6 giáo án lớp 4 tuần 6 cktkn giáo án lớp 4 tuần 6 violet giáo án lớp 4 tuần 8 giáo án lớp 4 tuần 8 cktkn giáo án lớp 4 unit 10 giáo án lớp 4 unit 16 giáo án lớp 4 violet giáo án lớp 4 vnen giáo an lớp 4 vnen theo công văn 2345 giáo án lớp 4 vnen theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 vnen trọn bộ giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp ghép 3 4 5 tuổi giáo án lớp ghép 3+4 cả năm giáo án lớp ghép 3+4 cả năm violet giáo án lớp ghép 3+4 tuổi giáo án lớp ghép 4+5 giáo án mĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án một số loại rau lớp 4 tuổi giáo án người ăn xin lớp 4 giáo an ôn tập hè lớp 4 lên 5 giáo án powerpoint lớp 4 giáo án powerpoint lớp 4 môn toán giáo án ptnl lớp 4 giáo án quan sát đồ vật lớp 4 giáo án quyền trẻ em lớp 4 giáo án rèn kĩ năng sống lớp 4 giáo án sầu riêng lớp 4 giáo án tập đọc lớp 4 bài bè xuôi sông la giáo án tập đọc lớp 4 có chí thì nên giáo án thể dục lớp 4 có hình giáo án thể dục lớp 4 có hình minh họa giáo án thể dục lớp 4 theo công văn 2345 giáo án thêu móc xích lớp 4 giáo án thơ em yêu nhà em lớp 4 5 tuổi giáo án thơ ong và bướm lớp 4 tuổi giáo án tiếng anh lớp 10 unit 4 writing giáo án tiếng anh lớp 3 review 4 giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần violet giáo án tiếng anh lớp 4 family and friends special edition giáo án tiếng anh lớp 4 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 1 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 12 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 18 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 3 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 7 giáo án tiếng anh lớp 9 unit 4 write giáo án tin học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án toán lớp 4 bài dãy số tự nhiên giáo án toán lớp 4 bài giây thế kỉ giáo án toán lớp 4 bài góc nhọn góc tù góc bẹt giáo án toán lớp 4 bài yến tạ tấn giáo án toán lớp 4 diện tích hình bình hành giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng song song giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng vuông góc giáo án toán lớp 4 học kì 2 violet giáo án toán lớp 4 học kỳ 2 giáo án toán lớp 4 kì 1 giáo án toán lớp 4 kì 2 giáo án toán lớp 4 luyện tập chung trang 149 giáo án toán lớp 4 quy đồng mẫu số giáo án toán lớp 4 violet giáo án toán lớp 4 đề-xi-mét vuông giáo án unit 4 language focus lớp 11 giáo án vệ sinh răng miệng lớp 4 giáo án word lớp 4 giáo án xóa mù chữ lớp 4 giáo án đạo đức lớp 4 có tích hợp giáo án địa lí lớp 4 biển đảo và quần đảo giáo án điện tử lớp 4 download rút kinh nghiệm giáo án lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,924
    Thành viên mới nhất
    callmedminhh

    Thành viên Online

    Top