- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo an ngữ văn 9 cả năm đầy đủ SÁCH CÁNH DIỀU NĂM 2024-2025 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word. PPT Gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo an ngữ văn 9 cả năm đầy đủ về ở dưới.
Tuần …:
Tiết: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Nhận biết được nội dung cơ bản, cấu trúc một bài học trong SGK và cách tiếp cận từng hoạt động trong bài học.
- Biết cách sử dụng các Bảng tra cứu, Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe.
- Phát triển các năng lực Hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Tự học…
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- KHBD, Tài liệu tham khảo…
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập…
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập…
- Đọc và soạn bài…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và khơi gợi hứng thú đối với bộ môn .
b. Nội dung : Gv sử dụng trò chơi để tạo hứng thú và kiểm tra sự chuẩn bị của HS
c. Sản phẩm : Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ và Kết quả của trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv hướng dẫn HS tham gia trò chơi: “ Ai nhanh hơn”.
+ HS hoạt động cá nhân ( cả lớp cùng tham gia)
+ GV chiếu ( Hoặc đọc câu hỏi) -> HS lắng nghe câu hỏi ->Hs nào có hiệu lệnh trả lời sớm và đúng nhất.
+ Kết thúc trò chơi -> Hs trả lời được nhiều câu và đúng nhất ( biểu dương – khen thưởng).
-Hs lắng nghe Gv hướng dẫn trò chơi và thực hiện.
- GV tổ chức trò chơi.
- GV tổng hợp, đánh giá HS tham gia trò chơi.
Câu 1: Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách?
1. Chiếc lá cuối cùng – O. Henry
Câu 2: Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào?
2. Các kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe
Câu 3: Các kĩ năng đó giúp em như thế nào trong việc học môn này?
3. Giúp việc học trở nên thú vị, sáng tạo, đồng thời giúp phát triển năng lực của học sinh.
Câu 4: Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì?
4. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách.
Câu 5: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc?
5. Dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, bao gồm những nhiệm vụ và yêu cầu của từng phần như thế nào.
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới:
Các em thân mến! Các em đã có cơ hội làm quen và học tập theo phương pháp mới về môn học Ngữ văn. Bởi vậy, chúng ta đều biết để học tốt môn học này thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì được học trong môn học đó. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và khám phá những nội dung cơ bản có trong cuốn sách thú vị này nhé!
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được nội dung cơ bản về sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9.
- Biết được cấu trúc SGK và cấu trúc trong từng bài học.
- Biết cách sử dụng SGK.
b. Nội dung : GV sử dụng các PP và KTDH tích cực. HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập, trao đổi , chia sẻ nội dung tìm hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Dự kiến sản phẩm :
1.Đọc hiểu văn bản truyện, thơ, kịch.
*Đọc hiểu văn bản truyện.
*Đọc hiểu văn bản thơ.
* Đọc hiểu văn bản Kịch
2,3. Học đọc văn bản nghị luận; văn bản thông tin.
4. Rèn luyện tiếng Việt.
5. Phần học viết.
6. Phần nói - nghe
Dự kiến sản phẩm:
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK ĐỂ SOẠN BÀI, CHUẨN BỊ BÀI HỌC, TỰ ĐÁNH GIÁ.
a) Mục tiêu: học sinh biết cách sử dụng SGK phục vu cho việc soạn bài, chuẩn bị bài học, tự đánh giá, hướng dẫn tự học.
b) Nội dung: GV đàm thoại, vấn đáp với HS. HS Làm việc cá nhân, chia sẻ
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, Chia sẻ của HS.
d) Tổ chức thực hiện :
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng.
a. Mục tiêu: Hs biết được cấu trúc SGK, cấu trúc bài học và nhiệm vụ cần thực hiện trong từng phần từ đó xây dựng được kế hoạch, mục tiêu phù hợp với bộ môn, năng lực cá nhân.
b.Nội dung : HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu KWL. Hs trình bày, chia sẻ kế hoạch, mục tiêu của bản thân
c. Sản phẩm : Phiếu, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu cho HS.
- HS nhận phiếu và hoàn thành trong thời gian 5p.
- GV gọi 1 vài HS chia sẻ.
- Gv tổng kết nội dung và chia sẻ .
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Tìm hiểu về thể thơ song thất lục bát: số câu, chữ; gieo vần; nhịp..( Xem lại đặc điểm thơ Đường luật lớp 8).
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam ( cách đọc, tìm hiểu hộp chỉ dẫn…)
- Tìm hiểu thông tin về bối cảnh ra đời của bài thơ. Trả lời câu hỏi cuối văn bản.
**********************************
PHIẾU HỌC TẬP 1.
Đọc hiểu văn bản truyện, thơ, kịch.
PHIẾU HỌC TẬP 2.
PHIẾU HỌC TẬP 3.
PHIẾU HỌC TẬP 4.
Phần học viết.
PHIẾU HỌC TẬP 5.
PHIẾU HỌC TẬP 6.
Cấu trúc bài học:
LINKS
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
Tuần …:
Tiết: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Nhận biết được nội dung cơ bản, cấu trúc một bài học trong SGK và cách tiếp cận từng hoạt động trong bài học.
- Biết cách sử dụng các Bảng tra cứu, Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe.
- Phát triển các năng lực Hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Tự học…
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- KHBD, Tài liệu tham khảo…
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập…
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập…
- Đọc và soạn bài…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và khơi gợi hứng thú đối với bộ môn .
b. Nội dung : Gv sử dụng trò chơi để tạo hứng thú và kiểm tra sự chuẩn bị của HS
c. Sản phẩm : Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ và Kết quả của trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv hướng dẫn HS tham gia trò chơi: “ Ai nhanh hơn”.
+ HS hoạt động cá nhân ( cả lớp cùng tham gia)
+ GV chiếu ( Hoặc đọc câu hỏi) -> HS lắng nghe câu hỏi ->Hs nào có hiệu lệnh trả lời sớm và đúng nhất.
+ Kết thúc trò chơi -> Hs trả lời được nhiều câu và đúng nhất ( biểu dương – khen thưởng).
-Hs lắng nghe Gv hướng dẫn trò chơi và thực hiện.
- GV tổ chức trò chơi.
- GV tổng hợp, đánh giá HS tham gia trò chơi.
Câu 1: Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách?
1. Chiếc lá cuối cùng – O. Henry
Câu 2: Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào?
2. Các kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe
Câu 3: Các kĩ năng đó giúp em như thế nào trong việc học môn này?
3. Giúp việc học trở nên thú vị, sáng tạo, đồng thời giúp phát triển năng lực của học sinh.
Câu 4: Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì?
4. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách.
Câu 5: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc?
5. Dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, bao gồm những nhiệm vụ và yêu cầu của từng phần như thế nào.
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới:
Các em thân mến! Các em đã có cơ hội làm quen và học tập theo phương pháp mới về môn học Ngữ văn. Bởi vậy, chúng ta đều biết để học tốt môn học này thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì được học trong môn học đó. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và khám phá những nội dung cơ bản có trong cuốn sách thú vị này nhé!
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được nội dung cơ bản về sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9.
- Biết được cấu trúc SGK và cấu trúc trong từng bài học.
- Biết cách sử dụng SGK.
b. Nội dung : GV sử dụng các PP và KTDH tích cực. HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập, trao đổi , chia sẻ nội dung tìm hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
I.Tìm hiểu về hình thức và bố cục. - GV y/c HS hoạt động cặp đôi. Gv hướng dẫn HS quan sát 2 cuốn SGk từ bìa đến các bài học bên trong. Gv giao nhiệm vụ -> y/c HS trao đổi và thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nhận xét về bìa 2 cuốn sách? + Bố cục của SGK? ( gồm những nội dung nào?). - HS quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi. - GV gọi đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. + Bìa sách tập 1 minh họa hình ảnh cụ Bơ-men đang vẽ chiếc lá thường xuân trên tường. Đây là hình ảnh nổi bật trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O.Hen- ri ( Bài 4). + Bìa sách tập 2 vẽ hình ảnh bà và người cháu bên bếp lửa. Đây là hình ảnh nổi bật trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ( Bài 7). Như vậy bìa sách vừa có hình ảnh minh họa cho tác phẩm thơ vừa có hình ảnh minh họa cho tác phẩm văn xuôi, vừa có văn học Việt Nam vừa có văn học nước ngoài, có cả nam và nữ ( đảm bảo bình đẳng giới). II. Tìm hiểu về nội dung. - GV chia lớp thành 8 nhóm, y/c Hs trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi sau: + Nhóm 1,2,3: PHT số 1 ( N1- cột 2; N2- cột 3; N3- cột 4). + Nhóm 4,5: PHT số 2 ( N4- cột 2; N5- cột 3) + Nhóm 6: PHT số 3Phần rèn luyện tiếng Việt gồm những nội dung và dạng bài tập cơ bản nào? + Nhóm 7: PHT số 4. Phần Viết gồm những kiểu văn bản nào? Nêu yêu cầu cần đạt của từng kiểu văn bản? + Nhóm 8: PHT số 5. Phần Nói và nghe: Các kiểu bài và kĩ năng cần đạt? - Hs tạo nhóm, nhận nhiệm vụ -> trao đổi, thảo luận. - Gv gọi lần lươt các nhóm trình bày sản phẩm -> nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - Gv nhận xét, bổ sung. | I. Tìm hiểu về hình thức, bố cục của SGK Ngữ văn 9. 1. Hình thức. - Đẹp, đồng nhất cả 4 khối. - Màu sắc: tập 1 nền màu đỏ; tập 2 nền màu xanh. Có hình ảnh minh học. 2. Bố cục. - Bìa sách. - Lời nói đầu. - Bài mở đầu. - Có 10 bài học chính. - Có 1 bài tổng kết về văn học và tiếng Việt. - Có 2 bài ôn tập và tự đánh giá cuối kì. II. Nội dung. |
1.Đọc hiểu văn bản truyện, thơ, kịch.
Thể loại (1) | Truyện (2) | Thơ (3) | Kịch (4) |
Thể loại lớp 8 đã học | - Truyện ngắn và tiểu thuyết - Truyện lịch sử - Truyện cười | - Thơ 6 chữ, 7 chữ - Thơ Đường luật |
|
Thể loại sẽ học ớp lớp 9 | - Truyện ngắn và tiểu thuyết - Truyện thơ Nôm - Truyện truyền kì - Truyện trinh thám | - Thơ tám chữ - Thơ tự do - Thơ song thất lục bát. - Thơ Đường luật | - Bi kịch |
Tiểu loại mới ở lớp 9 | - Truyện thơ Nôm - Truyện truyền kì - Truyện trinh thám | - Thơ song thất lục bát - Thơ tám chữ | - Bi kịch |
Mục đích | Đọc hiểu và phân tích được thể loại văn bản | Đọc hiểu thể loại. Nắm được đặc điểm tiểu loại | Đọc hiểu thể loại. Nắm được đặc điểm tiểu loại |
Thể loại/ Kiểu văn bản | Tên văn bản |
Truyện thơ Nôm | Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu). |
Truyện ngắn | Làng (Kim Lân), Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri); Những con cá cờ (Trần Đức Tiến).Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi), Chị tôi (Nguyễn Thị Thu Huệ). |
Truyện truyền kì | Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Dế chọi (Bồ Tùng Linh), |
Truyện trinh thám | Vụ cải trang bất thành (trích Sơ-lốc Hôm – Đoi-lơ),Gói thuốc lá (Thế Lữ). |
Thể loại/ Kiểu văn bản | Tên văn bản |
Thơ song thất lục bát | Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn), Cảnh vui của nhà nghèo (Tản Đà). |
Thơ Đường luật | Sông núi nước Nam( Nam quốc sơn hà), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) |
Thơ tám chữ | Quê hương (Tế Hanh), Chiều xuân (Anh Thơ), |
Thơ tự do | Bếp lửa (Bằng Việt), Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn), Nói với con (Y Phương). |
Thể loại/ Kiểu văn bản | Tên văn bản |
Bi kịch | Sống, hay không sống? (trích Ham-lét – Sếch-xpia), Đình công và nổi dậy (trích Kim tiền – Vi Huyền Đắc), |
NỘI DUNG | Văn bản nghị luận | Văn bản thông tin |
Phân loại | - Nghị luận xã hội: vai trò của sách, tự học. - Nghị luận văn học: vẻ đẹp của tác phẩm văn học | - Giới thiệu một danh lam thắng cảnh. - Giới thiệu một di tích lịch sử. |
Những điểm cần lưu ý | Biết trình bày, đánh giá, nhận xét vấn đề theo quan điểm khách quan và chủ quan, theo tính chất đúng- sai. | - Thông tin cung cấp. - Hình thức thể hiện. - Mục đích. |
NỘI DUNG | Đơn vị kiến thức | Các loại bài tập |
Rèn luyện tiếng Việt | - Từ ngữ. - Ngữ pháp. - Hoạt động giao tiếp. - Sự phát triển ngôn ngữ. | - Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt. - Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng đơn vị tiếng Việt. - Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt. |
Kiểu văn bản | Yêu cầu cần đạt |
Tự sự | Viết được truyện kể sáng tạo có mô phỏng một truyện kể đã được học. Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. |
Biểu cảm | Viết được bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tám chữ. |
Thuyết minh | Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử ( có dử dụng sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa) |
Nghị luận | Viết được văn bản phân tích một tác phẩm văn học: phân tích về chủ đề, nghệ thuật… |
Nhật dụng | Viết được văn bản quảng cáo, tờ rơi…kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. |
NỘI DUNG | Kiểu bài | Yêu cầu cần đạt | |
Phần học nói- nghe | Nói | -Kể một câu chuyện tưởng tượng. -Trình bày ý kiến về vấn đề có tính thời sự. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. | -Kể chuyện tưởng tượng ( cốt truyện, bối cảnh, nhân vật…). - Thuyết minh ( kết hợp được các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ với các hình thức thức bảng biểu, tờ rơi, hình ảnh…) |
Nghe | Chỉ ra tính thuyết thuyết phục của 1 vấn đề hoặc những ưu điểm, hạn chế. | ||
Nói – nghe tương tác | Biết thảo luận, đánh giá, nhận xét về 1 vấn đề… |
III. Tìm hiểu cấu trúc SGK 9. GV chia lớp thành 4 nhóm: Hs hoạt động cá nhân -> nhóm.( GV cung cấp phiếu học tập). GV hướng dẫn hoạt động này dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức” ( Mỗi thành viên trong nhóm xẽ trình bày 1 mục nhỏ lần lượt theo trình tự cấu trúc bài học – với tổng thời gian cho nhóm trình bày 5p) -> Nhóm nào trình bày nhanh, thời gian ngắn, nội dung rõ ràng, chính xác -> Biểu dương, khen thưởng. -HS tạo nhóm, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, trao đổi, thảo luận trong nhóm. - GV gọi các nhóm trình bày. - Các nhóm lần lượt trình bày. - GV nhận xét hoạt động các nhóm. | III. Cấu trúc SGK 9. |
Dự kiến sản phẩm:
Các phần của bài học. | Mô tả | Nhiệm vụ |
Yêu cầu cần đạt | Các năng lực, phẩm chất cần đạt trong bài. | Đọc trước và sau khi thực hiện bài học. |
Kiến thức Ngữ văn | Cung cấp kiến thức về thể loại/ kiểu văn bản; Kiến thức về tiếng Việt hoặc kiến thức liên quan đến bài học. | - Đọc trước, nghiên cứu tìm hiểu ở nhà. - Đối chiếu, vận dụng vào bài học. |
Đọc hiểu văn bản | - Chuẩn bị: nhiệm vụ, lưu ý. - Văn bản: nội dung văn bản, gợi ý, hướng dẫn… - Câu hỏi… | - Đọc trước ở nhà. - Đọc văn bản theo gợi ý và hướng dẫn. - Trả lời các câu hỏi |
Thực hành tiếng Việt | Bài tập thực hành tiếng Việt | Làm bài tập tiếng Việt vận dụng, thực hành và khắc sâu kiến thức đồng thời vận dụng các kĩ năng viết – nói. |
Thực hành đọc hiểu | -Chuẩn bị: nhiệm vụ, lưu ý. - Văn bản: nội dung văn bản, gợi ý, hướng dẫn… - Câu hỏi… | Áp dụng việc đọc hiểu các văn bản chính để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. |
Viết | - Định hướng: lưu ý, hướng dẫn… - Thực hành: Hướng dẫn viết theo quy trình. | - Nghiên cứu và chuẩn bị theo phần định hướng. - Viết theo quy trình. Kiểm tra, chỉnh sửa. Rèn kĩ năng viết. |
Nói và nghe | - Định hướng: lưu ý, hướng dẫn… - Thực hành: Hướng dẫn nói và nghe theo quy trình. | - Nghiên cứu và chuẩn bị theo phần định hướng. - Nói và nghe theo quy trình. |
Tự đánh giá | Văn bản, câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. | Tự đánh giá theo hệ thống câu hỏi. |
Hướng dẫn tự học | Một số gợi ý cho bài học sau. | - Tìm hiểu, sưu tầm. - Tích lũy kiến thức. |
a) Mục tiêu: học sinh biết cách sử dụng SGK phục vu cho việc soạn bài, chuẩn bị bài học, tự đánh giá, hướng dẫn tự học.
b) Nội dung: GV đàm thoại, vấn đáp với HS. HS Làm việc cá nhân, chia sẻ
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, Chia sẻ của HS.
d) Tổ chức thực hiện :
GV sử dụng đàm thoại, vấn đáp với HS để cùng trao đổi, hướng dẫn HS sử dụng SGK trở thành công cụ hỗ trợ việc học tập. - GV nêu câu hỏi. - HS lắng nghe-> trao đổi và chia sẻ. - Gv nhận xét và bổ sung. ? Trước khi học bài mới, em cần phải có công đoạn gì?
| IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK ĐỂ SOẠN BÀI, CHUẨN BỊ BÀI HỌC, TỰ ĐÁNH GIÁ. 1, Hướng dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị bài học
Với Đọc hiểu văn bản: - Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật; - Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích. Với Thực hành Tiếng Việt: - Thực hành bài tập ( làm bài tập trong SGK) - Tìm thêm ví dụ. Với kĩ năng Viết: - Chuẩn bị dựa vào gợi ý phần định hướng. - Đọc và tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản mẫu. Với kĩ năng Nói và nghe: Dựa vào phần chuẩn bị để chuẩn bị cho nội dung bài học. |
Em cần tự đánh giá như thế nào sau mỗi bài học? | 2, Hướng dẫn học sinh tự đánh giá - Đọc văn bản. - Trả lời câu hỏi. - Chia sẻ hoặc trao đổi phần tự đánh giá với các bạn. |
Hướng dẫn tự học có vai trò như thế nào? | 3, Hướng dẫn tự học. - Củng cố và mở rộng kiến thức liên quan đến bài học. - Rèn luyện và phát huy được năng lực tự học. - Dựa vào gợi ý để nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm kiến thức, tài liệu chuẩn bị cho bài học kế tiếp. |
a. Mục tiêu: Hs biết được cấu trúc SGK, cấu trúc bài học và nhiệm vụ cần thực hiện trong từng phần từ đó xây dựng được kế hoạch, mục tiêu phù hợp với bộ môn, năng lực cá nhân.
b.Nội dung : HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu KWL. Hs trình bày, chia sẻ kế hoạch, mục tiêu của bản thân
c. Sản phẩm : Phiếu, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu cho HS.
- HS nhận phiếu và hoàn thành trong thời gian 5p.
- GV gọi 1 vài HS chia sẻ.
- Gv tổng kết nội dung và chia sẻ .
PHIẾU KHẢO SÁT | ||
Điểm mới và khó trong chương trình SGK Ngữ văn 9 | Mục tiêu đề ra với môn học và định hướng tới thi vào 10. | Kế hoạch – Giải pháp. |
-Tìm hiểu về thể thơ song thất lục bát: số câu, chữ; gieo vần; nhịp..( Xem lại đặc điểm thơ Đường luật lớp 8).
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam ( cách đọc, tìm hiểu hộp chỉ dẫn…)
- Tìm hiểu thông tin về bối cảnh ra đời của bài thơ. Trả lời câu hỏi cuối văn bản.
**********************************
PHIẾU HỌC TẬP 1.
Đọc hiểu văn bản truyện, thơ, kịch.
Thể loại (1) | Truyện (2) | Thơ (3) | Kịch (4) |
Thể loại lớp 8 đã học | |||
Thể loại sẽ học ớp lớp 9 | |||
Tiểu loại mới ở lớp 9 | |||
Mục đích |
PHIẾU HỌC TẬP 2.
NỘI DUNG | Văn bản nghị luận | Văn bản thông tin |
Phân loại | ||
Những điểm cần lưu ý |
PHIẾU HỌC TẬP 3.
NỘI DUNG | Đơn vị kiến thức | Các loại bài tập |
Rèn luyện tiếng Việt |
PHIẾU HỌC TẬP 4.
Phần học viết.
NỘI DUNG | Kiểu văn bản | Yêu cầu cần đạt |
Học viết |
PHIẾU HỌC TẬP 5.
NỘI DUNG | Kiểu bài | Yêu cầu cần đạt | |
Phần học nói- nghe | Nói | ||
Nghe | |||
Nói – nghe tương tác |
PHIẾU HỌC TẬP 6.
Cấu trúc bài học:
Các phần của bài học. | Mô tả | Nhiệm vụ |
Yêu cầu cần đạt | ||
Kiến thức Ngữ văn | ||
Đọc hiểu văn bản | ||
Thực hành tiếng Việt | ||
Thực hành đọc hiểu | ||
Viết | ||
Nói và nghe | ||
Tự đánh giá | ||
Hướng dẫn tự học |
LINKS
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!